Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì hố đen có mật độ khối lượng rất lớn --> Khối lượng rất lớn, có khi gấp mấy lần khối lượng mặt trời --> Lực hấp dẫn do nó tạo ra rất mạnh --> Hút các vật xung quanh nó.
Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày và giúp con người hiểu biết thêm về vũ trụ. Vật lý trong nhà trường giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.
- Nội dung phương pháp học tập:
1. Xây dựng lòng yêu thích môn học
Có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.
Bằng cách nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…
Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.
2. Rèn luyện trí nhớ tốt
Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.
Rèn luyện như thế nào?
Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.
3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…
Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
4. Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh.
Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao.
- Học bài mới
1. Phần lý thuyết:
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng.
Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu.
- Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.
- Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.
- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.
- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
2. Phần bài tập:
- Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.
- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.
- Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.
- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.
- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.
Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
- Trình tự làm một bài toán vật lý là:
- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).
- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).
- Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).
- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.
3. Ôn tập:
- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).
- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.
Lưu ý thêm:
* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.
Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.
* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.
Vật lí là môn học có tính tương tác và ứng dụng rất cao trong đời sống xã hội. Khi học đến một vấn đề nào đó các bạn hãy cố gắng liên hệ những điều tương tự, các sản phẩm tương quan trong cuộc sống và móc nối các hiện tượng lại với nhau. Điều đó sẽ giúp bạn học giỏi môn lýmột cách hiệu quả hơn.
Ví dụ về lực đẩy, các bạn có thể hình dung đến chiếc bơm xe đạp, nén khí…điều này không những giúp các bạn nhập tâm hơn trong quá trình học mà còn biến những phần lý thuyết tưởng chừng khô khan thành mềm mại dễ học.
Ngoài ra muốn học giỏi môn lý về nhà bạn cần làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán – vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý. Tham kháo: Cách học giỏi môn toán hiệu quả
Bài tập thì có nhiều nhưng cần phải biết phân loại thành những dạng khác nhau nhằm tìm ra được cách thức giải và điều quan trọng là không bị lẫn. Qua đó các bạn sẽ hình thành được các kỹ năng giải nhanh, giải đúng, giải trúng trọng tâm yêu cầu của đề.
Phương pháp học giỏi môn lý (Ảnh minh họa)
Một số kinh nghiệm học tốt môn lý bạn cần biết.
1/. Muốn học tốt môn vật lý trước hết bạn cần phải có lòng yêu thích môn học – có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn lý.
Cách học giỏi môn lý: bạn nên thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải – và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.
2/. Học cách nắm bắt nhanh bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.
Muốn làm được điều này trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay.
Ngoài ra để học giỏi môn lý trước khi đến lớp bạn cần đọc và soạn bài thật kỹ. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
3/ Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức sẽ giúp bạn học tốt môn lý nhanh hơn. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
Để rèn luyện cách học giỏi môn lý chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc: Cơ bản (nắm vững kiến thức sách giáo khoa) -> Chắc (sử dụng kiến thức làm các bài tập cơ bản một cách thuần thục) -> Nâng cao (tìm tòi làm bài tập trong các sách nâng cao)-> khả năng tự tổng hợp (tổng hợp kiến thức cho riêng mình->biến kiến thức sách vở mình học thành nguồn của mình, bạn làm được điều này chỉ khi bạn có thể giảng giải lại cho bạn bè một cách lưu loát không cần dùng sách vở)-> Tư duy (khả năng làm các bài tập khó, không có dạng nhất định).
4/ Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao – không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy.
5/ Trình tự làm một bài toán vật lý bạn nên tham khảo:
– Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
– Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
– Đổi đơn vị nếu cần (học sinh thường không để ý hay quên làm bước này).
– Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).
– Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
– Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa vội thế số).
– Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
– Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không
Vì không khí chứa nhiều hơi nước, khi gặp thành cốc bị lạnh thì hơi nước sẽ ngưng tụ lại và bám vào thành cốc.
Nếu để một thời gian, nước trong cốc tăng nhiệt để bằng nhiệt độ môi trường thì nước ở thành cốc lại bốc hơi và do vậy những giọt nước sẽ biến mất.
Gọi m1 và m2 lần lượt là khối lượng bạc và đồng
Ta có :
m1 + m2 = 200 (1)
Thể tích của bình là:
Vb = \(\frac{m_b}{D_b}=\frac{200}{10,1}=\frac{2000}{101}\left(cm^3\right)\)
Mặt khác
Vb = V1 + V2 = \(\frac{m_1}{D_1}+\frac{m_2}{D_2}=\frac{m_1}{10,4}+\frac{m_2}{8,9}=\frac{2000}{101}\)(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ
m1 + m2 =200
\(\frac{m_1}{10,4}+\frac{m_2}{8,9}=\frac{2000}{101}\)
Giải hệ ta được
m1 =164,75(g)
m2 = 35,25 (g)
%m1 = \(\frac{m_1}{m}=\frac{164,75}{200}=82,375\%\)
Bạn xem câu trả lời của mình nhé:
Trả lời:
a) Sàn đá mới lau thường ƯỚT và SẠCH BỤI, nghĩa là bị mất các yếu tố tăng lực ma sát, khiến cho lực giữ ta với mặt sàn bị giảm => dễ trượt ngã. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi
b) Bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, nên lượng phấn bám vào bảng là không nhiều, nên khi viết thường không rõ chữ. Lực ma sát trong trường hợp này là có hại.
c) Do lực ma sát lăn giữa sàn và hòn bi, làm cản trở chuyển động của hòn bi, nên bi dừng lại. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi
d) Ô tô đi vào bùn lầy, lực ma sát giữa bánh xe và bùn nhỏ hơn nên bánh xe quay tít và không tiến lên được. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.
e) Do lực ma sát nghỉ giữa hàng hóa và băng chuyền nên giữ hàng hóa đứng yên trên băng chuyền. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.
Chúc bạn học tốt!
a) Đá hoa mới lau rất trơn, vì vậy khi đi trên đá hoa mới lau thì ma sát nghỉ giữa bàn chân với đá hoa nhỏ, nên dễ bị trượt ngã. Lực ma sát ở đây là có lợi
b) Bảng trơn thì trấn dễ trượt trên bảng, nên lượng phấn bám vào bảng không nhiều, nên khi viết không rõ chữ. Lực ma sát ở đây là có lợi
c) Do lực ma sát giữa bàn với hòn bi, làm cản trở chuyển động của hòn bi, nên hòn bi dừng lại. Lực ma sát ở đây là có hại
d) Ô tô đi vào bùn lầy, lực ma sát giữa bánh xe với bùn nhỏ nên bánh xe quay tít và xe không tiến lên được. Lực ma sát ở đây là có lợi
e) Do lực ma sát nghỉ giữa hàng hóa với băng chuyền nên hàng hóa có thể đứng yên trên băng chuyền khi băng chuyền đang chạy. Lực ma sát ở đây là có lợi
Vì khi nấu canh sôi sẽ có hiện tượng bay hơi lên cao, đó là hiện tượng bay hơi, rồi sau đó nó sẽ ngưng tụ ở trên vung nồi rồi tạo thành giọt nước
rất bình thường
khó