K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2018

Câu 1 (2 điểm). 
Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác? Nêu các biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác? Tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác có ý nghĩa gì? Học sinh cần tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác như thế nào?
Câu 2 (3 điểm):
Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể? Nêu ý nghĩa và những quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hóa? Công dân - học sinh cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa? 
Câu 3 (3 điểm): 
Thế nào là pháp luật, kỉ luật? Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? Em phải làm gì để thực hiện tốt pháp luật, kỉ luật?
Câu 4 (3 điểm):
Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân? Nghĩa vụ của công dân - học sinh phải tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào?
Câu 5 (2 điểm): 
Cho câu ca dao sau: 
“Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng.”
Câu ca dao trên nói đến phẩm chất đạo đức nào? Trình bày hiểu biết của em về phẩm chất đạo đức ấy? 
Câu 6 (4 điểm): 
Năm nay An 12 tuổi, đang học lớp 6. Nhà An ở gần cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc do ông Tâm làm chủ. Đã nhiều lần An chứng kiến cơ sở này xả chất thải độc hại xuống dòng sông cạnh đó gây ô nhiễm nặng nề. Dù bất bình với việc làm đó nhưng An còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa.
a. Theo em An có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Tâm hay không? Nếu có An có thể thực hiện bằng cách nào? 
b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? 
Câu 7 (3 điểm). Tình huống:
Khi đào móng làm nhà, ông Thành đào được một chiếc bình cổ rất đẹp. Ông đã mang chiếc bình đó cất giữ một cách rất cẩn thận, đợi khi nào có dịp sẽ mang ra trưng bày triển lãm.
Ông Thành làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 
Nếu là người chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? 

17 tháng 2 2019

Ko có bạn ơi thi đi rồi biết 

17 tháng 2 2019

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠOVĨNH TƯỜNG

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: LỊCH SỬ 8

(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1(2,5 điểm)

Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "Đại cách mạng"?

Câu 2(3 điểm)

Em hãy nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thê kỉ XVIII-XIX? Ý nghĩa của những phát minh khoa học trên?

Câu 3:(4 điểm)

a. Hãy lập bảng so sánh cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc với Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:

Nội dung so sánh

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

  

Lãnh đạo

  

Chính quyền nhà nước

  

Lực lượng

  

Tính chất

  

Hướng tiến lên

  

b. Lênin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 4(1 điểm)

Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Câu 5:(5,5 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"

Câu 6:(4 điểm)

Bằng vốn kiến thức lịch sử của mình, em hãy cho biết:

a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

b. Nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

c. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Câu 1: (2,5đ)

CM TS Pháp được coi là cuộc đại cách mạng vì:

- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên …

- Cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa Lu-i XVI lên máy chém, thiết lập nền cộng hòa với bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng.

- Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Ví dụ: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân …

- Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển …

- Có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thé giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Châu Âu. Nó được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến Châu Âu

Câu 2: (3,0đ)

* Thành tựu về khoa học tự nhiên:

- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng ...

- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật ...

- Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền...

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên, chống lại những học thuyết phản động, chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác xít

- Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh

- Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.

Câu 3:

a) (3,0đ)

Nội dung so sánh

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, thực hiện dân chủ …

Lật đổ chính phủ tư sản, thực hiện chế độ dân chủ …

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản

Giai cấp vô sản

Chính quyền nhà nước

Chuyên chính tư sản

Chuyên chính vô sản

Lực lượng

Tư sản, tiểu tư sản, nông dân …

Công nhân, nông dân, binh lính

Tính chất

Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để

Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Hướng tiến lên

Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa xã hội

b) (1,0đ)

Vai trò của Lênin ...

  • Lênin là người sáng lập ra Đảng Bôn Sê Vích Nga
  • Lênin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát ...)

Câu 4: (1,0đ)

Nét mới của phong trào độc lập dân tộc của Châu Á:

Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng

Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước Châu Á cũng được thành lập như Đảng cộng sản Trung Quốc, ĐCS Inđônêxia, ĐCS của các nước Đông Nam Á ...

Câu 5: (5,5đ)

Chứng minh câu nói ...

Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây ..."

Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó:

* Tại mặt trận Đà Nẵng:

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền .... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch

* Mặt trận Gia Định:

Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861).

Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo ...

* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:

Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị ...

* Mặt trận Bắc Kì:

- Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.

- Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc ...

- Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh...

- Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận ...

- Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến

- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc

- Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ...

- Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy ...

  • Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta.

Câu 6:

a) (1,0đ) Nguyên nhân:

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mính

Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh

b. Nhận xét sự khác biệt ... (2,0đ)

  • Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX
  • Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.
  • Nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
  • Khởi nghĩa Yên Thế không phải do văn thân sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp, mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu (xuất thân từ nông dân) ...

c. Ý nghĩa: (1,0đ)

Là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã, nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại. Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

15 tháng 12 2016

Mk là:

1.thế nào là nói giảm nói tránh?cho vd.

2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ.nêu ý nghĩa.

4. Chọn một trong hai :

_thuyết mình về một thứ đồ dùng.

_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

14 tháng 12 2016

mk thi r.đề là:

đọc văn bản "lão hạc" của Nam cao có ý kiến cho rằng:"lão hạc là một lão nông dân nghèo koor mà trong sạch,giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con".E hãy cm nxét trên

20 tháng 11 2017

Phạm Quốc Cường nói đúng rồi đấy, trường bọn mình mỗi bài trong sánh giáo khoa cô trích 1 phần cô giao, bạn chỉ cần chú ý bài áp suất chất lỏng, bình thông nhau, đặc biệt bài 8.6 trong sách bài tập

20 tháng 11 2017

Đề mỗi nơi mỗi khác mà bạn, có chỗ còn ko thi cơ

Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

24 tháng 10 2019

Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

14 tháng 12 2016

Năm nào cũng đc ak > Nhưng theo mình nghĩ tốt nhất là năm nay...

15 tháng 12 2016

1 thế nào là nói giảm nói tránh. Cho vd.

2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ và nêu định nghĩa.

4.em hay làm bài văn trọng hai đề sau:

_ thuyết minh một thứ đồ dùng.

_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

24 tháng 8 2021

https://dethihocki.com/de-thi-hoc-ki-2-lop-8-mon-van-e412.html

đây nha

26 tháng 12 2018

Văn lớp mấy vậy bạn !

#Nhi#

26 tháng 12 2018

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. 

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. 

Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”

(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

A. Cô bé bán diêm

B. Hai cây phong

C. Đánh nhau với cối xay gió

D. Chiếc lá cuối cùng

2. Tác giả của văn bản ấy là ai?

A. Ai – ma - tốp

B. O. Hen – ri

C. Xéc – van – tét

D. An – đéc – xen

3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Hồi ký

C. Tiểu thuyết

D. Phóng sự

4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Miêu tả

5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu với Giôn – xi

B. Tình yêu mãnh liệt của Giôn – xi với cuộc sống

C. Tâm trạng chán chường của Giôn xi

D. Sự thức tỉnh và niềm tin vào cuộc sống của Giôn – xi

6. Câu văn: "Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó." thuộc loại câu gì ?

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu ghép chính phụ

D. Câu ghép đẳng lập

7. Từ "ơi" trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!" thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Phó từ

8. Dấu ngoặc kép trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !" dùng để làm gì ?

A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt

D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật

9. Các từ: "tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng" thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Chỉ bản chất con người

B. Chỉ tâm hồn con người

C. Chỉ tâm trạng con người

D. Chỉ đạo đức của con người

10. Nghĩa của từ "tàn nhẫn" là gì?

A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác

B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác

C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác

D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác

11. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật

C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

D. Là những từ miêu tả tính cách của con người

12. Câu văn: "Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình." sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nói quá

B. Nói giảm, nói tránh

C. Chơi chữ

D. Ẩn dụ

II. Tự luận (7 điểm, 1 câu)

Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.