K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2016

ĐỀ THI

I. TRẮC  NGHIỆM (2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi

B. Thế năng hấp dẫn

C. Động năng

D. Không có năng lượng

Câu 2: Nước biển mặn vì sao?

A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 3. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ rẻ tiền

C. Sứ dẫn nhiệt tốt

D. Sứ cách nhiệt tốt

Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ  yếu

A. Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và lỏng

D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 5.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?(2đ)

Câu 6.  Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?(2đ)

Câu 7. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ? (1đ)

Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

a)     Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)

b)    Nước  nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)

Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K. 

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh đúng đạt 0,5 điểm  

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. D

Câu 4. C

 II. TỰ LUẬN

Câu 5:

-Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

- Đơn vị nhiệt năng: J (Jun)

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 6:

-  Có  3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

- Hình thức truyền nhiệt chủ yếu :

   + Chất rắn : dẫn nhiệt

   + Chất lỏng và khí : đối lưu

   + Chân không : bức xạ nhiệt.

Câu 7:

Do nước nóng các phân tử chuyển động càng nhanh 

Câu 8:

Tóm tắt:

m1= 0,6kg

c1 = 380 J/ kg.K

t= 1000C

t = 300C

m2 = 200g=0,2kg

c2 = 4200 J/kg.K

Q2 ?

∆t ?

Giải:

a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

Q1 = m1.c1.( t1 - t)

     = 0,6.380.(100 - 30 )

     =   15960  (J)

Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

    Q2 = Q1 = 15960 (J)

b) Độ tăng nhiệt độ của nước:

Q2 = m2.c2. t

Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC)

                                      Đáp số: Q­2 =  15960 J

                                                  ∆t = 19oC

25 tháng 4 2016

Thêm các đề khác nè: 10 Đề thi học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 8 rất hay

17 tháng 11 2021

Lên google nhiều lắm bn.

17 tháng 11 2021

toàn ko giống đề cương cho đâu

https://lib24.vn/

Vào link trên nhá bạn, có nhiều lắm luôn

20 tháng 2 2023

bạn chỉ là học sinh khá thôi , vì kì một + kì 2 nhân 2 rồi tất cả chia 3 là ra mà

 

15 tháng 12 2017

Có nha

7 tháng 5 2017

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý

Phần trắc nghiệm

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS KHÁNH THẠNH TÂN

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Thời gian: 25 phút (Không kể phát đề)

I. Chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái A, B, C, D ở đầu mỗi câu (3đ)

Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:

A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.

C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. .

Câu 2. Trong các vật sau vật nào có động năng?

A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe.

Câu 3. Trong các vật sau vật nào không có động năng:

A. Hòn bi lăn trên mặt đất.

B. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

C. quả bóng đang bay trên cao.

D. Con chim đậu trên cành cây.

Câu 4. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng?

A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân.

C.Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động hổn độn không ngừng..

B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Câu 6. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

A. chuyển động không ngừng.

B. chuyển động nhanh lên.

C. chuyển động chậm lại.

D. chuyển động theo một hướng nhất định

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán?

A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt.

C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống.

Câu 8. Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đấy là đúng:

A. Khối lượng của vật tăng . B. Thể tích của vật giảm.

C. Nhiệt năng của vật tăng. D. Trọng lượng của vật tăng.

Câu 9. Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến hai vật, nhiệt năng được truyền từ vật có:

A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.

B.Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.

C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.

D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

Câu 10. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất nào?

A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng.

C. Ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở chất rắn.

Câu 11. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

A. Sự đun nước trong ấm.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng.

D.Sự truyền nhiệt đầu thanh kim loại đến đầu kia.

Câu 12. Người ta thả ba thỏi đồng, chì, thép có khối lượng bằng nhau vào một chậu đựng nước nóng. Khi cân bằng nhiệt, hãy so sánh nhiệt độ của ba vật trên là:

A. Nhiệt độ của chì cao nhất, thép thấp nhất.

B. Nhiệt độ của thép cao nhất, chì thấp nhất.

C. Nhiệt độ của đồng cao nhất, thép thấp nhất.

D. Nhiệt độ của ba thỏi đồng, chì, thép bằng nhau.

II. Điền từ thích hợp vào chổ trống: (2đ)

Câu 13. Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào (1).............................và (2)..............................của vật.

Câu 14. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất (3)...................................vào nhau do chuyển động không ngừng của các.(4)...................................

Câu 15. Nhiệt độ của vật. (5)......................................... ……..thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật (6)...............................càng nhanh .

Câu 16. Nhiệt lượng là (7) ………………………………. mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình (8)………………………………

Câu 17. (1,5 đ)

Nêu nguyên lý truyền nhiệt khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau?

Câu 18. (1,5 đ)

Giải thích tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước dù không khuấy cũng chỉ một thời gian ngắn thì toàn bộ nước trong cốc đều có màu mực? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?

Câu 19. (2,0 đ)

Một miếng đồng có khối lượng 0,6 kg, được nung nóng đến 1000C rồi thả vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 300C. Coi đồng và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước 4200 J/kg.K. Tính:

a/ Nhiệt lượng của nước thu vào?

b/ Nước nóng thêm bao nhiêu độ?

7 tháng 5 2017

thanks you very much

vui

21 tháng 9 2016

Câu hỏi thì chắc chắn lí thuyết chiếm 70% rồi. Về bài tập thì bạn xem lại các bài tập C trong SGK đó. Câu hỏi khó thì bạn phải tự suy nghĩ rồi vì đó dành cho HSG mà.