K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Cách làm của Dũng là chưa đúng

-Vì:

-Không ăn sáng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ, có thể bị đau đầu, choáng váng, ngất xỉu,...Thâm chí dẫn đến đau ruột thừa, viêm loét,...

-Vì số tiền mà mẹ bạn cho khá nhiều nên bạn có thể ăn 10k và để dành 10k còn lại để mua sách. Như vậy vừa đảm bảo được sức khoẻ, vừa mua thêm được sách để nâng cao thêm kiến thức

..............

6 tháng 3 2022

Em thấy cách học của Dũng không đúng vì : nếu như Dũng không ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe . Sức khỏe là thứ vô cùng quan trọng . Để so sánh với việc học và việc ăn sáng thì việc ăn sáng được đặt lên trên việc học . Nếu muốn mua sách dạy học toán thì bạn Dũng nên về xin tiền mẹ , mẹ của bạn cũng ủng hộ bạn , chắc chắn sẽ đưa bạn tiền

=> Vậy , ăn sáng quan trọng hơn tất cả các việc khác. Nhiều  bạn đã không không sáng mà để dành tiền mua những thứ khác , việc này đã khiến sức khỏe của các bạn  sẽ yếu .

6 tháng 3 2023

a) Việc làm của A là sai. Vì nếu A không thi đại học mà có chí hướng làm ăn thì đó cũng là nguyện vọng chính đáng nhưng A lại không kiếm công ăn việc làm chỉ biết cậy gia đình có điều kiện mà tụ tập ăn chơi, tiêu xài những đồng tiên do bố mẹ vất vả làm ra một cách vô bổ. Không lao động mà mải ăn chơi A còn có thể sa vào những cám dỗ từ bạn bè xấu dẫn đến tệ nạn xã hội.

b) Nếu là A, em sẽ: Tu chí làm ăn, có thể kinh doanh hoặc đi làm thuê kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Không ăn chơi sa đọa, dù không học đại học nhưng vẫn luôn phải học hỏi, tìm tòi thêm cái mới để năng cao giá trị cho bản thân. Học cách sống tự lập, không ỷ vào gia thế mà lười biếng.

6 tháng 5 2021

a)Hành vi của Tùng là một hành vi thiếu văn hoá , đã lấy tiền của người khác để tiêu xài mà không xin phép ai.
b)Tùng phải chịu trắc nhiệm là nhẹ nhất là bồi thường còn nặng nhất là phạt hành chính

c) Tự làm nhá

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo ? Vì sao ? a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập Toán hoặc bài tập Tiếng Anh ra làm ; b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay ; c) Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói...
Đọc tiếp

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo ? Vì sao ?

a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập Toán hoặc bài tập Tiếng Anh ra làm ;

b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay ;

c) Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói ;

d) Vi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập ;

đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất;

e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Lũy luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình ;

g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm ;

h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.

1
9 tháng 10 2019

- Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:

+ (b) Thắng say mê học tập, không thoả mãn với những điều đã biết.

+ (e), (đ) Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới.

+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới.

Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động, sáng tạo.

- Hành vi (a), (c), (d), (g), không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tuỳ tiện.

6 tháng 3 2023

a) Anh A nói vậy là sai vì lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Gia đình A có thể giàu có nhưng "miệng ăn núi lở" bố mẹ anh A cũng không thể nuôi anh đến hết cuộc đời, nếu ai cũng có suy nghĩ như A thử hỏi xã hội làm sao để phát triển. Anh A cần phải kiếm công ăn việc làm tạo ra những đồng tiền từ sức lao động của mình thì mới biết trân trọng, A cần lao động để nuôi sống bản thân đồng thời đó cũng là bổn phận phải làm của anh đối với đất nước.

b) Nếu là B em sẽ: Khuyên nhủ A đi tìm việc làm để kiếm thu nhập để giúp gia đình vì tạo ra đồng tiên là rất vất vả. A là một người may mắn khi bản thân còn lành lặn để được lao động trong khi ngoài kia có biết bao người vì khiếm khuyết cơ thể mà mất đi quyền hành và nghĩa vụ lao động của mình. A cần phải lao động để làm tròn nghĩa vụ của người công dân cũng như thực hiện bổn phận của người con đối với cha mẹ.

20 tháng 12 2018

a) Em không tán thành với việc làm của Dũng, vì cuối năm nên các bạn phải ôn thi nhiều như vậy mới được điểm cao. Dũng có ý kiến mỗi người làm 1 môn, như vậy mỗi bạn chỉ ôn được 1 môn duy nhất, còn những môn khác các bạn kia ko ôn được, có thể sẽ bị điểm kém. Mục đích của các thầy cô khi giao bài tập cho các bạn làm là để các bạn ôn được kiến thức của cả năm, mà các bạn lại ko hiểu, lại muốn làm hết bài tập cho xong. Nếu làm như vậy, chất lượng làm bài cũng như điểm của các bạn sẽ ko được cao.

b) Trong trường hợp này, em sẽ nói với các bạn và với Dũng ko nên làm vậy và nêu tác hại của việc chỉ ôn một môn, em sẽ nói với các bạn rằng các thầy cô giao đề cho để ôn tập chứ ko phải để làm cho xong nên mỗi bạn cần tự làm hết bài tập đc giao của mình để ôn tập cho bài kiểm tra cuối năm.

Theo như mọi người vẫn thường nói học Giáo dục công dân là học để làm người. Nhưng theo bản thân mình thấy mỗi tiết học GDCD, dù nói hơi quá nhưng rất chi là "giả tạo". Học lí thuyết thì như này, đúng mực sách giáo khoa, nhưng hành động thực tế thì lại khác. Bài đầu tiên của GDCD lớp 9 là bài " Chí công vô tư". Có một ví dụ như sau:" Bản thân là một lớp trưởng, vậy em sẽ làm...
Đọc tiếp

Theo như mọi người vẫn thường nói học Giáo dục công dân là học để làm người. Nhưng theo bản thân mình thấy mỗi tiết học GDCD, dù nói hơi quá nhưng rất chi là "giả tạo". Học lí thuyết thì như này, đúng mực sách giáo khoa, nhưng hành động thực tế thì lại khác. Bài đầu tiên của GDCD lớp 9 là bài " Chí công vô tư". Có một ví dụ như sau:" Bản thân là một lớp trưởng, vậy em sẽ làm gì khi mọi người phạm lỗi?". Nếu đây là câu hỏi trong bài kiểm tra hay là bài phát biểu ở lớp thì câu trả lời sẽ  là " Em sẽ nhắc nhở, rồi phạt, mách cô gáo,....." Nhưng nếu lớp trưởng cứ như vậy chẳng phải đân dần sẽ bị tẩy chay ra khỏi tập thể hay sao? RỒi còn nhiều VD khác nữa.

 Theo mình nghĩ môn giáo dục công dân không nên xây dựng trên hình thức lí thuyết mà nó phải thực hành nhiều hơn. Chứ không phải ngồi trước sách thì nói bản thân đủ chuyện tốt còn thực tế thì.....

Mong mọi người có thể nêu lên ý kiến của mình ạ!!!
 

7

 Nguyễn Diệu Linh chuẩn đấy pn

19 tháng 9 2016

Mình thấy học cái đó rất bổ ích, nhưng bạn nói cũng đúng thật. Mình thấy môn GDCD cần bổ sung nhiều hơn, nội dung rõ ràng và thực tế hơn. Mình nghĩ môn GDCD nên mở rộng về kiểu đề: Mỗi người cần phải viết suy nghĩ của mình về hành động ... gì đóvui Đây là suy nghĩ riêng của mình. 

3 tháng 1 2019

Em không tán thành với ý kiến đó. Vì : Chúng ta cần tự sáng tạo, tự nghĩ ra câu trả lời, nếu như theo lời của bạn Dũng thì mỗi người chỉ làm 1 câu và các câu còn lại thì không cần động não, không cần suy nghĩ. Nếu như tự làm, các bạn có thể nhớ lâu hơn, và hiểu bài hơn. Và nếu như làm thế thì chẳng khác nào các bạn đang lười biếng cho dù đây là việc ôn thi Học Kì 1.

26 tháng 11 2018

Em tán thành ý kiến đó vì khi đó, mỗi người sẽ đều có tài liệu, vừa ko phải làm nhiều môn một lúc sẽ tiết kiệm thời gian vừa hiệu quả cao

Đọc tình huống sau đây: Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được...
Đọc tiếp

Đọc tình huống sau đây:

Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ.

Em hãy:

1.  Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.

2.   Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.

1
10 tháng 12 2023

 

Đáp án:
1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.

2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.

- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.

- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.

- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.

- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.