Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.
*Ý nghĩa của việc dời đô:
- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:
Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;
- Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.
+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Chính quyền địa phương:
+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.
+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.
-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.
Vua là người đứng đầu, cai trị cả nước, có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước. Vua là người nắm cả vương quyền và thần quyền.
Vua Quỷ
Đây là biệt danh đầy tai tiếng của Vua Lê Uy Mục (1505-1509). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua mới có tên huý là Tuấn, còn gọi là Huyên, là con thứ hai của Hiến Tông, anh thứ của Túc Tông, ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi, bị Giản Tu Công Oanh đuổi đánh, rồi bị hại, chôn ở An Lăng. Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đấy".
Vua Lợn
Lê Tương Dực (1495 - 1516) có tên húy là Oánh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516.
Lê Uy Mục (1488-1509), là vị vua thứ 8 của triều Hậu Lê trong. Ông được xem là một vị vua tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương.
Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả. Triều chính suy yếu, cung đình đều bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần, nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn. Thậm chí từng giết chết cả tổ mẫu.
Năm 1509, Giản Tu công Lê Oang, con trai của chú Uy Mục phất cờ nổi dậy ở Thanh Hóa, dẫn binh tràn vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục. Cuối cùng, Uy Mục uống thuốc độc tự sát, xác bị giã nát, nhét vào súng bắn thành tro bụi.
Vua Lợn
Lê Tương Dực (1495-1516) tên húy là Lê Oanh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê, ông trị vì từ năm 1509-1516. Tổng cộng 7 năm.
Sau khi Lê Uy Mục giết hại tông thất, Lê Oanh bị bắt giam, nhưng sau đó Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành Tây Đô (Thanh Hóa) dấy binh khởi nghĩa chống lại Uy Mục.
Ngày 28 tháng 11 năm 1509, Lê Uy Mục bị một vệ sĩ cũ bắt được trên đường trốn chạy, nộp cho Giản Tu công Lê Oanh. Sau khi Uy Mục tự tử Lê Oanh vì căm việc Uy Mục sát hại gia quyến mình rất thảm khốc, mới sai người để xác cựu Hoàng vào miệng súng lớn, rồi cho bắn nổ tan xác.
Sau khi tiêu diệt Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua vào ngày 4 tháng 12 năm 1509. Trong giai đoạn đầu, vua chăm lo trị nước. Tuy nhiên về sau càng sa đọa. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:
“Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm.
Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.