Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nụ cười của mẹ
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy ***** dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.
… Mùa đông…gió rít từng hồi lạnh buốt…Ai cũng mặc áo bông mà vẫn cứ xuýt xoa. Nhật ký nè ! Mình mới có một “trải nghiệm” hết sức thú vị. Mình nhận thấy mùa đông không khó gần như mọi người vẫn tưởng mà ngược lại…mùa đông mang đến tình yêu thương giữa con người với… con người. Sáng nay, dậy muộn, mùa đông mà, mình toàn “ngủ nướng” thôi ! Mình bước vội khỏi nhà, mẹ chạy theo đưa mình chiếc áo khoác cùng một nụ cười thật tươi. Và khi ấy, vẫn bầu trời xám xịt, vẫn cơn gió lạnh lẽo mà sao mình cảm thấy ấm áp vô cùng bởi nụ cười của mẹ…
Mẹ ơi ! Mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con biết nhường nào không ? Trong bài văn tả mẹ, con đã viết : nụ cười của mẹ tựa như bông hoa mùa xuân đang chúm chím hé nở, nhưng ngay lúc này đây con lại cảm thấy nụ cười ấy không chỉ là bông hoa mà nó còn như ánh mặt trời sưởi ấm tâm hồn con. Hồi nhỏ, con nghe bố kể rằng : lúc con chào đời, mẹ đã nở một nụ cười thật mãn nguyện và khi ấy mẹ đã khóc. Lúc đó, con còn quá ngây thơ và hỏi bố : “Tại sao mẹ vui mà lại khóc hả bố ?” Bố đã trả lời con rằng : Mẹ khóc vì mẹ tự hào vì đã đem đến “một đoá hồng” rực rỡ cho cuộc đời, còn mẹ cười vì mẹ tin “thiên thần vừa chào đời” sẽ không làm bố thất vọng. Nghe bố nói con chỉ hiểu đơn giản : Nụ cười của mẹ đã đánh dấu một kỷ niệm quan trọng của đời con và sẽ mãi dõi theo con trên bước đường đời. Khi con chập chững những bước đi đầu tiên, một nụ cười đầy hy vọng đã nở trên đôi môi của mẹ, giúp con tự tin hơn trên con đường cuộc sống. Hồi ấy, nếu có người hỏi còn rằng : “Người mà con yêu nhất là ai ?” thì con chỉ biết nói : “Con yêu mẹ nhất trên đời”, bố đã chẳng ghen tị khi nghe con nói đó sao ?
Lớn hơn một chút, con đã ngắm nhìn mẹ và nhận thấy : … Khi mẹ cười, đôi mắt mẹ lonh lanh, dường như ánh sáng hào quang đang rọi vào trong con, khiến con cứ muốm ngắm mãi thôi. Con đã hỏi mẹ : “Mẹ có yêu con không ?” . Mẹ trả lời : “Yêu nhiều lắm, vì con là “nàng công chúa nhỏ” của mẹ mà ! Ngốc ạ !”
Con đến trường, cô giáo dạy con những nét chữ đầu tiên và con đã ngồi suốt cả buổi tối chỉ để viết thật đẹp chữ “MẸ”, vì con biết khi nhìn thấy nó mẹ sẽ cười, điều đó khiến con cảm thấy hạnh phúc. Ở trường con bị ngã nhưng con không khóc vì sợ bị bạn bè gọi là “Mít ướt”. Về nhà, nhìn thấy mẹ, chẳng hiểu sao nước mắt con cứ thế tuôn trào, hình như con làm nũng mẹ vì ở bên mẹ con luôn tìm được sự chở che và thấy mình nhỏ bé làm sao.
Lúc con được điểm cao, thật lạ, mẹ chỉ cười chứ không khen con, trong lòng con luôn có câu hỏi “Vì sao ?” Giờ đây, con đã đủ lớn để hiểu : Mẹ cười để chia sẻ niềm vui cùng con và khích lệ con tiến bộ, mẹ không khen con vì mẹ sợ con gái của mẹ “kiêu”. Và có lẽ, đôi lúc con cũng có chút kiêu căng thật, mẹ vẫn bảo chẳng có ai hoàn hảo mà. Nhưng con biết, con có quyền ngẩng cao đầu và tự hào vì con có một người mẹ thật tuyệt vời.
Khi con lên lớp năm, đi thi, giải mà con đạt được không cao, điều đó khiến con cảm thấy buồn, buồn vì công sức mình bỏ ra không được đền bù xứng đáng. Lúc ấy mẹ vẫn cười với con nhưng con biết mẹ đang buồn khi thấy con khóc nức nở. Nụ cười của mẹ khi ấy như bàn tay diệu kì nâng đỡ tâm hồn con và giúp con vượt qua khó khăn. Rồi đến khi con đạt giải cao, con lại nhìn thấy nụ cười của mẹ - một nụ cười đầy mãn nguyện. Niềm vui của con được nhân lên nhiều lần. Bên mẹ, con luôn tìm được tình yêu thương, tìm được sự bình yên sâu thẳm trong tâm hồn. Con chẳng biết nói gì ngoài ba tiếng : CON – YÊU - MẸ . Nếu mẹ là cây lớn toả bóng mát thì con chỉ muốn là bông hoa nhỏ dưới gốc cây để mãi được mẹ yêu thương.
Nhiều khi con nghĩ : Con chẳng muốn lớn, bởi khi con lớn lên, mẹ đâu còn ôm con, mẹ đâu còn kể chuyện cổ tích cho con nghe nữa. Nhưng bây giờ, con có thể hiểu : con phải lớn, phải lớn thật nhanh để đền đáp công ơn của mẹ, để nụ cười của mẹ mãi tười tắn trên môi… Mẹ có biết, mỗi khi mẹ về quê, chỉ hai, ba ngày thôi nhưng con vẫn cảm thấy thật trống trải. Một điều thật giản dị mà con nhận thấy : Con không thể thiếu mẹ, không thể thiếu nụ cười của mẹ…
Mẹ ơi ! Con đã biết con cần phải làm gì để nụ cười luôn nở trên đôi môi của mẹ. Mẹ hãy tin con – tin vào “thiên thần” mà cách đây mười hai năm – sáu tháng mẹ đã nở một nụ cười mãn nguyện để chào đón. Mẹ ơi ! “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”…
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
BẠn tham khảo nha! Chúc bạn hc tốt!
mình cảm ơn bạn nhưng cô mình bảo vs đề bài này thì mở bài chỉ sơ lược về nội dung bài thơ sau đó phần thân bài nói về tình bạn của mình. Mình cần nội dung như vậy, cảm ơn bn đã giúp !!!
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.
Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Câu thơ tiếp:
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
.....
Bài làm
“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….
Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”
Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”
Tình cảm gia đình là một trong những điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người. Tình mẹ tình cha tình anh chị em ruột thịt là những thứ tình cảm ta dễ dàng bắt gặp nhất. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ khi cả đất nước là một chiến trường lớn thì cha mẹ theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường ra chiến trận, lùi lại phía hậu phương là bà và cháu nương tựa nhau. Tình cảm bà cháu là một thứ tình cảm cao cả như vậy. Ta đã gặp một người bà cùng đứa cháu nhỏ trong những trận đói quay đói cút của Bằng Việt, giờ nữ sĩ Xuân Quỳnh lại góp thêm vào chân dung về tình bà cháu một góc nhìn mới lặng lẽ mà cũng hết sức tình cảm qua bài thơ Tiếng gà trưa.
Mở đầu bài thơ tác giả dẫn dắt người đọc vào một khung cảnh làng quê hết sức thanh bình vào một buổi trưa :
“ Trên đường hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Đó là một buổi trưa hè im lặng không gian cao và trong dường như bị hút vào cái không khí oi nóng của một ngày hè. Trên đường hành quân người chiến sĩ dừng chân bên một xóm làng để nghỉ ngơi sau quãng đường dài hành quân vội vã. Trong không gian im lặng đó bỗng cất lên một tiếng gà gáy trưa. Tiếng gà như phá vỡ sự tĩnh mịch làm cái bầu không khí đặc quánh như bị pha loãng đánh tan, tiếng gà làm cho tinh thần người chiến sĩ như bớt mệt mỏi, tiếng gà nghe quen lắm, tiếng gà đánh thức làm sống dậy cả một miền kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Miền kí ức nơi làng quê thanh bình có bà có cháu ấm áp quây quần nơi đó có bà tảo tần sớm hôm với đàn gà và ổ trứng vàng.
Âm thanh tiếng gà được tác giả Xuân Quỳnh sử dụng một cách tài tình tiếng gà là sự chuyển đổi cảm giác từ âm thanh thính giác chuyển qua cảm giác của tâm lý về trạng thái cảm xúc.Kỉ niệm tuổi thơ thật giản dị về đàn gà:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Kỉ niệm đó gắn liền với hình ảnh những chị gà mái với bộ lông óng mượt. Chị gà mái mơ với những đốm hoa trắng trên lưng như điểm xuyết làm duyên làm dáng, chị gà mái vàng với một bộ lông rực rỡ một màu ánh lên màu nắng sóng sánh như mật ong. Trong những câu thơ này tác giả đã hóa thân và đứng dưới điểm nhìn của một chú bé tinh nghịch hình ảnh được khúc xạ qua lăng kính trẻ thơ trở nên thật sống động tươi mới và giàu sức sống. Với cái nhìn trừu tượng kết hợp với biện pháp so sánh tác giả đã vẽ nên hình ảnh đàn gà của tuổi thơ thật đẹp. Tiếng gà không chỉ xóa tan bầu không khí oi bức mà nó còn dẫn dắt dòng suy nghĩ về người bà tảo tần
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”
Cháu về lấy gương soi
Lòng thơ dại lo lắng.
Đàn gà là sự chăm chút của bà bà chăm từng quả trứng hồng để sau bán đi mua áo cho cháu, tiếng bà mắng yêu đứa cháu hay nhìn trộm gà đẻ thật đáng yêu làm sao. Tiếng bà mắng yêu hay là sự quan tâm săn sóc của bà dành cho đứa cháu mà rất mực yêu quý. Trẻ thơ thật ngây ngô và đáng yêu. Nghe bà mắng mà cháu lại tưởng thật, sợ bị lang mặt nên hay lấy gương soi. Sự miêu tả tâm lý trẻ thật hồn nhiên trong trẻo quả thật là tài năng của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Phải yêu trẻ lắm thấu hiểu trẻ thì mới viết được ra những vần thơ như vậy. Tác giả đang viết về người chiến sĩ lúc còn bé hay là đang viết về chính những miền cảm xúc của bản thân mình.
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành những quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Trong khổ thơ này hình ảnh người phụ nữ tảo tần hôm sớm hiện lên rõ nét. Tượng đài vĩ đại về người phụ nữ Việt Nam được vẽ lên. Bà chắt chiu từng quả trứng hồng để cho gà ấp, rồi bà lại lo sương muối sẽ chết đàn gà rồi đây, cháu sẽ không có quần áo mới mặc tết để có thể bằng bạn bằng bè. Ôi tình bà giản dị mà thiêng liêng cao quý quá. Điệp từ hàng năm hàng năm cho thấy sự nhẫn nại gắng gượng qua bao nhiêu gian khó để vì con vì cháu của cuộc đời bà.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Món quà giản dị tuổi thơ là niềm vui của cháu cũng là hạnh phúc lớn lao của bà. Thấy cháu vui là bà quên hết muộn phiền cơ cực. Đức hi sinh của bà thật lớn lao
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm về cháu nằm mơ
Giấc mơ hồng sắc trứng
Niềm vui nhỏ bé của cháu suốt quãng thời gian thơ ấu là hình ảnh bà đàn gà và ổ trứng hồng, tuy nhỏ bé thôi nhưng nó đã nuôi dưỡng cháu để đến một ngày
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối mang sức tải nặng chủ đề. Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.
- 1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
- 2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
- Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
- Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
- Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
- Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…
- 3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.
a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài :
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Chúc bạn học tốt!
Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật: - Công cha như núi ngất trời... - Chiều chiều ra đứng ngố sau... - Ngó lên nuộc lạt mái nhà... - Anh em nào phải người xa... Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế ? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng : đây là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác. Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4. Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông. Núi cao hiển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời : núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông : biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta. Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc : nâng đỡ, phủ : vuốt ve, súc : cho bú, trưởng : nuôi lớn, dục : dạy dỗ, cố : trông nom, phục : theo dõi, phúc : che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức. Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như : Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. Hoặc : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra... Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất. Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết. Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể : Yên nhau như thể tay chân, Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy. Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người... Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...
– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.
– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Cung chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy..
Bài văn cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.
Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.
Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.
Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...
Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
Bài văn cảm nghĩ về vui buồn tuổi thơ
Mới đó mà nhanh thật, 19 năm sống trên thế gian này, không biết 19 năm trước mình ở đâu nhỉ? Tại sao mình lại có mặt trên đời này chứ? Có cách nào thoát khỏi những phạm trù rắc rối này không? Muốn thoát khỏi vũ trụ ư, như mong muốn hồi thơ bé ư? Bản thân đã chìm nổi trong luân hồi sinh tử từ vô thủy vô chung kiếp rồi, sinh tử, tử sinh, không biết đến khi nào dứt......
Đôi khi cứ đấu tranh giữa những cái thực tại đời và đạo. Có những cái khi ta biết rồi, khó mà làm lơ theo hướng khác. Có người bạn nói thôi đừng suy nghĩ nhiều, cứ thoải mái mà sống, chết thì đến lúc đó tính sau. Nhưng vậy là làm ngơ chuyện sinh tử sự đại ư? Thôi thì tùy duyên vậy.
Nhớ hồi đó, tuổi thơ mình thì cũng không có gì đặc sắc cả nhưng nó thật sự rất ý nghĩa với mình. Đó là những ngày tháng nghịch ngợm, vô tư. Có lúc đi bắt những con bướm, con mối rồi ước ao được bay như nó, có lúc chơi nhảy dây cùng chúng bạn, có khi chơi chuyền....
Ôi! tuổi thơ! Hôm nay, mình sẽ nghĩ về một số kí ức đẹp về tuổi thơ để rồi khép nó lại...... và sống với hiện tại, lưu nó lại và sẽ mở ra những lúc cần thiết thôi.....
Ôi, tuổi thơ tôi! Tôi còn nhớ như in năm tôi 4 tuổi, có mấy ông chụp hình dạo đến chụp hình, vậy là tôi được cô Lê tô son, trên trán 1 chấm, 2 bên má 2 chấm, giống người Ấn Độ. Tôi mượn thêm đôi dép của bé Bi nhỏ bạn để mang và khoái chí chụp ảnh, mặc dù hơi run.. hì hì.....Đó là kí ức duy nhất năm tôi 4 tuổi mà tôi có thể nhớ, và thời gian cứ qua đi.....
Nhớ tết năm tôi 6 tuổi, chị tôi dắt tôi đi chơi tết và mua cho tôi con vịt có bánh xe, tôi kéo nó và đi trên vườn cao su với một niềm vui náo nức. Tôi còn nhớ những khi mẹ tôi đi, mẹ tôi gọi là đi công tác, đi làm để nuôi 2 chị em tôi, chị tôi phải giữ tôi, tôi nhớ mẹ và khóc, vậy là chị lấy cái áo khoác của mẹ cho tôi ôm ngửi mùi mồ hôi mẹ và ngủ, tôi ngủ tiếp đi và thời gian cứ qua đi....
Nhớ hồi đó tôi rất ít nói, chỉ cười, nên có người tưởng bị câm. Thật ra, tôi biết là tôi nói được, nhưng tôi không thích nói thôi, ghét! Nhớ ngày đó đi học lớp 1, tôi chẳng học mẫu giáo, nên cô giáo không nhận, nhưng sau đó học lại được giấy khen, vậy là vào ngày tôi đi nhận phần thưởng, chị tôi trang điểm cho tôi, tô lông mày thật đậm, tô son, tôi không biết gì đến trường thì tự nhiên bọn bạn xông tới nhìn như thấy sinh vật lạ, nhất là thằng lớp trưởng, nó cứ nhìn chằm chằm và cười tôi, vậy là tôi chỉ biết núp vào cái cột nguyên buổi hôm đó. Rồi thời gian qua đi.....
Rồi đi học, quãng thời gian đó thật đẹp! Tôi cùng chúng bạn đi học và trải qua một tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm vui buồn, có những khi cùng chị bạn giữ trẻ trêu chọc bọn trẻ mà muốn cười bể bụng, rồi nhớ ngày hồi cấp 2 sao lại nghịch ngợm quá, rủ chúng bạn tắm suối, cứ canh hôm nào trống tiết là rủ nhau đi tắm suối, đùa giỡn dưới dòng nước mặc dù nước chẳng trong tí nào, thật vui. Rồi có hôm mải chơi, quên về nhà vậy là vừa đi về vừa sợ mẹ đánh và nghĩ ra cách nhảy xe càng. Nhớ lúc đó gan thật, xe công nông người ta chở cà phê đầy vậy mà từng đứa một nhảy lên khi xe đang chạy, con gái gì đâu mà gan quá trời, mà lúc đó tôi lại là đứa bày trò nhảy xe càng, ôi thôi nghịch quá! Có hôm, nhảy xuống xe chạy nhanh quá vậy là có đứa đứt dép ... he he.... Rồi nhiều trò nghịch ngợm khác mà tôi bày ra, và những trò nghịch ngợm mà đám bạn tôi chơi, ôi đầy ắp kỉ niệm ....
Rồi đến năm cấp 3, chúng tôi nhóm 8 đứa tung tăng với chiếc áo dài, đi trong vườn cao su mát rượi thân quen, chúng tôi cũng đã có những kỉ niệm vui, cũng như buồn mà tôi luôn nhớ. Rồi có lúc rủ nhau đi hái mít ăn, hái xoài, rồi những lúc đi làm, ôi thật là những kỉ niệm đẹp... Rồi khi chúng tôi lên BMT, cùng nhau học và nghe những bản nhạc, đến bay giờ đây, khi nghe lại, tôi vẫn còn nguyên cảm xúc...Nhiều lúc, tôi vui, nhưng tôi có những nỗi buồn riêng, nếu bất chợt bị ai đụng đến thì bỗng dưng tôi bật khóc thôi, nhũng rồi mọi chuyện cũng qua đi....
Rồi, cũng đến thời gian mỗi đứa một nơi, cũng đã đến lúc chúng tôi tự tìm hướng đi cho riêng mình. Mọi thứ đã lùi về quá khứ. Không biết có khi nào các bạn bỗng dưng ngồi ngẫm nghĩ và nhớ về những kỉ niệm đó không? Còn riêng N, mặc dù bản thân không nói ra, đôi khi có người nhận xét là sống vô tâm, nhưng sự thật, có những khi nghĩ về, tự nhiên lòng có những cảm xúc khó tả. Và tôi sẽ không bao giờ quên các bạn cũng như những ai đã từng để lại một chút ấn tượng cho tôi. Khi viết lại những dòng này, sống mũi cũng cay cay......
Ai ai cũng đều có những kí ức về tuổi thơ, có lẽ trong cuộc đời tấp nập này, bạn sống nhanh cho kịp với thời đại nhưng đôi khi hãy để cho mình một khoảng thời gian để nhớ về những kỉ niệm đẹp! Một khi thời gian qua đi, là không bao giờ trở lại, rồi cũng đến lúc chúng ta dồn hết tâm lực cho cuộc sống bon chen này, cho gia đình, người thân, rồi cũng đến khi chúng ta trở về với cát bụi, rồi dần dần, chúng ta sẽ vĩnh viễn không còn gặp nhau trên đời với cái thân xác này nữa, rồi cuối cùng trên thế gian này sẽ không còn ai nhắc đến chúng ta nữa..........Thời gian, ngay phút này đây rồi cũng trôi về quá khứ, rồi tương lai mình nhìn lại với những hình ảnh mập mờ trong kí ức mà thôi. Tôi học Phật, Phật dạy sống tỉnh thức, sống tốt với những phút giây hiện tại để khi nó trở thành quá khứ thì ta không phải hối tiếc, và khi ta sống tốt thì sẽ có tương lai tốt đẹp thôi, các bạn cũng vậy nha.....
Hôm nay, ngồi buồn, nhớ lại những kỉ niệm xưa, muốn lưu lại. Để rồi sống với những thứ hiện tại và được nuôi dưỡng với những kí ức đẹp trong quá khứ khi cần thiết. Đôi khi cần sống chậm lại, để cảm nhận cuộc sống này với tất cả tình cảm các bạn nhé, để rồi thời gian qua đi, ta có thể mỉm cười khi trở về với cát bụi..........
tham khảo bài mk nha !
Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.
Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.
Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.
Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.