Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ tôi cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với tôi. Tôi thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Tôi khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng tôi, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là tôi. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của tôi hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của tôi. Đúng thế, với tôi còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của mình! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.
Bó tay @ gờ mai chấm com
................
........................
Nóng chảy: Nóng chảy là một quá trình vật lý đặc trưng với quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nóng chảy xảy ra khi nội năng của chất rắn tăng lên, thường là do nhiệt hoặc áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn đến nhiệt độ nóng chảy.
Đông đặc: Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn - Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể.
HT
Mình không biết có đúng không :
a) Chín : Quả đã đủ ngày để đến lúc thu hoạch , khi ăn sẽ rất ngọt
b) Chín : Suy nghĩ kĩ , suy nghĩ như người lớn
c) Chín : đỏ
a. Từ "chín" được dùng theo nghĩa gốc: ý chỉ cam từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.
b. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: trước khi nói điều gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng, thông suốt.
c. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: ý chỉ sự xấu hổ, ngượng ngùng.
Bài học:
- Ko nên kiêu căng, hống hách rồi có ngày cũng rước họa vào thân
- Ng khác khổ cực ko nên chê bai mà phải bt giúp đỡ
- Lịch sự, thân thiện vs mọi ng
#cố lên#
Bài học: Mỗi chúng ta không nên tự kiêu, tự đại mà cần phải biết giúp đỡ người khác trong cuộc sống để không phải hối hận về việc mình đã làm.
Đầu tháng 12, trường chúng em tổ chức một chuyến đi giao lưu với một trường THCS ở vùng cao. Đó là ngôi trường của các bạn học sinh ở vùng núi, còn nhiều khó khăn. Nhờ chuyến đi đó, mà em được gặp, được làm quen với những tấm gương sáng biết vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.
Sáng hôm đó, em và các bạn tập hợp từ sớm ở trước cổng trường. Sau gần hai giờ di chuyển gập ghềnh, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Khi đặt chân xuống ngôi trường đó, em đã vô cùng bất ngờ. Bởi ngôi trường này khác những gì em vẫn thường nghĩ. Ở đây thực sự rất lạnh, nó lạnh hơn rất nhiều so với nội thành Hà Nội. Từng cơn gió buốt rít qua bên tai khiến em co rúm hết cả người lại. Xung quanh trường là rất nhiều cây cối, bao bọc cả khu lại, khiến nơi đây cô đơn đến lạ lùng. Để đi đến khu chợ, sinh hoạt thì phải di chuyển ít nhất là ba mươi phút chạy xe máy. Chính vì thế, trong tuần các học sinh và thầy cô sẽ ở lại trong trường, đến cuối tuần mới trở về cùng gia đình. Một nơi cô đơn và lạnh giá như thế này, chính là nơi hơn một trăm thầy trò đang cùng nhau học tập, kiên trì. Điều đó khiến em vô cùng khâm phục. Tiến vào trường học, chúng em được vào một căn phòng lớn, ấm áp, ở đó, một nhóm các bạn học sinh đã chờ sẵn. Các bạn ấy đại diện cho trường cùng chúng em giao lưu, chia sẻ. Em ngồi cạnh một bạn nữ người dân tộc trông rất cao và khỏe mạnh. Đúng lúc em đang ngập ngừng chưa biết chào hỏi như thế nào thì bạn ấy đã bắt chuyện trước. Em thực sự rất bất ngờ trước khả năng nói tiếng phổ thông của bạn ấy, nó không khác gì chúng em cả. Sau một hồi, em mới biết được, bạn ấy nói tiếng Anh cũng siêu giỏi. Thật là quá tuyệt vời, một lúc cậu ấy phải học cả hai ngôn ngữ khác so với ngôn ngữ bản xứ. Vậy mà loại nào bạn ấy cũng giỏi. Điều đó khiến em cảm thấy rất ngại ngùng về bản thân. Nhưng chẳng để em suy nghĩ nhiều, Mi Lan - bạn nữ vừa quen ấy đã dẫn em đi tham quan trường. Bạn ấy dẫn em đến các phòng học, khu nội trú, sân thể thao. Em nhận thấy rằng, tuy có phần nhỏ và đơn sơ hơn các ngôi trường ở thành phố, nhưng ở đây trường học được dọn dẹp rất ngăn nắp và sạch sẽ. Đặc biệt, em rất yêu thích vườn rau trái do các bạn học sinh và thầy cô nơi đây chăm sóc. Vườn rau xanh mướt, lung linh dưới ánh nắng dịu nhẹ của mùa đông. Đứng im đón làn gió mang hơi thở của núi rừng, lặng nghe tiếng chim kêu trên vòm lá. Em thực sự cảm thấy đây chính thiên đường trên mặt đất. Và em đã hiểu được tại sao các bậc hiền phu ngày xưa sẵn sàng rời bỏ chốn kinh đô xa hoa để về ẩn cư nơi thế ngoại đào viên như thế này. Và những bạn học sinh ở đây, chính là những sĩ tử đang ngày ngày rèn luyện, đối đầu với những khó khăn thử thách để chờ một ngày vượt vũ môn - cá chép hóa rồng. Em có niềm tin rất mãnh liệt ở điều đó, bởi sự thông minh và hiếu học bất chấp mọi gian khổ của các bạn học sinh nơi đây.
Mãi đến lúc trở về nhà, em vẫn không thể quên được những gì mình được nghe, được nhìn thấy trong chuyến đi vừa rồi. Nhờ các bạn ấy, mà em có thêm quyết tâm học tập, rèn luyện chăm chỉ hơn. Quyết không phụ sự tin tưởng, yêu thương của thầy cô, bố mẹ.
2 Tác dụng của đòn bẩy là gì?
Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.
Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Hãy nêu ví dụ các vật dụng trong đời sống có sử dụng đòn bẩy
Ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực: Bập bênh, mái chèo, bua nhổ đinh, kìm, xe cút kít, kéo cắt kim loại....
Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
4. Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ.
Một nhiệt kế có hai thành phần quan trọng: phần cảm nhận nhiệt độ (Ví dụ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế) và phần hiển thị kết quả (Ví dụ: thang chia vạch trên nhiệt kế).
Các loại nhiệt kế trong công nghiệp thường dùng thiết bị điện tử để biểu thị kết quả như máy vi tính.
Nhiệt kế điện tử thường dùng lắp ở một số bảng đồng hồ treo tường kiểu Lịch Vạn niên, trong các máy đo nhanh của y học,... thì dùng cảm biến bán dẫn, biến đổi tín hiệu tương tự sang số (ADC) và hiện số liệu
bạn ghi hẳn đề bài ra vì mình k còn sách lớp 6
20.8) khi tăng nhiệt độ của 1 lượng khí đựng trong bình kín làm bằng inva ( một chất rắn hầu như ko dãn nở vì nhiệt ), thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. khối lượng riêng
B. khối lượng
C. thể tích
D. cả ba phương án A,B,C đều sai
giải
khi tăng nhiệt độ của 1 lượng khí đựng trong bình kín làm bằng inva ( một chất rắn hầu như ko dãn nở vì nhiệt ), thì cả 3 đại lượng :khối lượng riêng , khối lượng, thể tích đều ko đổi
\(\rightarrow D\)
20.11) thí nghiệm vẽ ở hình 20.6 dùng để xác định xem thể tích của ko khí tăng thêm bao nhiêu so vs thể tích ban đều khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1oC. Giá trị này là \(\alpha=\frac{\Delta V}{V_0}\), trong đó \(\Delta V\) là độ tăng thể tích của không khí \(V_0\) là thể tích ban đầu của nó.Biết thể tích không khí ở nhiệt độ ban đầu là 100cm3 .ĐCNN của ống thủy tinh là: 0,5cm3. Hãy dựa vào thí nghiệm trong hình để xác định \(\alpha\) (mk ko tìm thấy hình trên mạng)
giải
từ hình ta thấy:
khi \(t-t_0=9,5-0=9,5^oC\) thì \(V-V_0=3,5cm^3\)
độ tăng thể tích của không khí khi nhiệt độ của nó tăng thêm \(1^oC\)
\(\Delta V=\frac{V-V_0}{t-t_0}=\frac{3,5}{9,5}=\frac{7}{19}\)
độ tăng thể tích của không khí so với thể tích ban đầu khi nhiệt độ của nó tăng thêm \(1^oC\):
\(\Rightarrow\alpha=\frac{\Delta V}{V_0}=\frac{7}{19.100}=3,68.10^{-3}\)
\(\rightarrow\alpha=3,68.10^{-3}\)