K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2018

Bài tấu có bàn về "phép học" và tác giả đã đưa ra một số phép học đó là:

- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng

- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề

- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.

Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động

4 tháng 5 2019

Bài tấu bàn về "phép học" đó là những phép học:

    - Từ đơn giản đến phức tạp: học bồi lấy gốc

    - Từ thấp đến cao: tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử

    - Từ lý thuyết đến thực hành: học kết hợp với thực hành

    → Khi thực hiện theo phép học này người học mới có thể "lập công trạng", lấy những điều học được mang lại cho đất nước sự "vững yên", "thịnh trị" cho đất nước.

    → Từ việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp. Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.

Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?

Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :

- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).

- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.

Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?

Những phép học mà bài tấu nêu ra là :

- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.

- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).

- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.

3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

29 tháng 3 2018

Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

  • Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
  • Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
21 tháng 3 2018

Tuần tự tiến lên, từ thấp tới cao 

Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản cốt yếu nhất 

Học phải biết kết hợp với hành 

Học không chỉ để biết mà còn để làm 

Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất là quan trọng nhất trong các điều 

4 tháng 4 2022

Tham khảo
 

V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.

Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.

 

Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.

Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.

Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.

Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.

7 tháng 5 2016

bucminh

7 tháng 5 2016

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
 
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
 
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
 
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
 
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
 
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

TK#

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

28 tháng 4 2021

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

 

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

 

18 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.