K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích toả ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xoè nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-tin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghĩa những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-tin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!”.

ĐỖ ANH KHOA

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

c) Tìm trong đoạn văn những chi tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra.

1
2 tháng 10 2023

a) Câu mở đoạn có tác dụng giới thiệu hành động của nhân vật.

b) Các câu tiếp theo phát triển những hành động, trạng thái của nhân vật trong câu mở đoạn.

c) Những chỉ tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra: Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc

* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.Về thăm bàThanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:- Bà ơi!Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài...
Đọc tiếp

* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)

Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Theo Thạch Lam

Câu 1: M1. Câu nào cho thấy bà của Thanh đã già? (0,5điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: M1. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt thương hại.

Câu 3: M2.Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác buồn, không được bà che chở

Câu 4: M2. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?(0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh yêu bà, thương bà.

Câu 5: M3.Theo em Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?(1 điểm)

Câu 6: M4. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?(1 điểm)

Câu 7: M1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Che chở
B. Yêu thương
C. Thong thả
D. Mát mẻ

Câu 8: M2. Từ “Thanh” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ
D. A và C đều đúng.

Câu 9: M3. Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (1 điểm)

“Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương”

Câu 10: M4.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính trung thực. (1 điểm)

 

1
30 tháng 12 2021

Sao dài vậy bn đề kiểm tra bn cop đâu đấy

4 tháng 1 2022

mình nhìn trong bài tập về nhà của mình mình chép lên thôi 

31 tháng 12 2021

- 5 danh từ: cánh diều, cánh bướm, sáo đơn, sáo kép, sáo bè

- 5 động từ: hò hét, nhìn, hiểu, chờ đợi, bay đi

- 5 tính từ: mềm mại, vui sướng, huyền ảo, đẹp, khổng lồ

12 tháng 8 2021

THAM KHẢO!

a) Mở bài giới thiệu cây khế.

b) Đó là mở bài gián tiếp.

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ giấc mơ về một trái đất không có bóng cây xanh. Cách giới thiệu đó gây ấn tượng mạnh và có sức cuốn hút người đọc.

12 tháng 8 2021

a) Mở bài trên đây giới thiệu cây khế

b) Đó là mở bài gián tiếp

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ giấc mơ về một trái đất không có bóng cây xanh. Cách giới thiệu đó gây ấn tượng mạnh và có sức cuốn hút người đọc.

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢMMột công ty đăng bản tuyển dụng nhân viên. Ngày hôm sau có 3 ứng viên đến phỏngỨng cử viên thứ nhất bước vào. Giám đốc bảo: "Đằng kia có cái cửa kính kìa! Anh hãyđến đấm vỡ nó bằng tay không cho tôi xem nào!"Giám đốc vừa dứt lời, anh chàng đã xông xáo xắn tay áo thi hành ngay mệnh lệnh. Maymà đó chỉ là cửa...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢM
Một công ty đăng bản tuyển dụng nhân viên. Ngày hôm sau có 3 ứng viên đến phỏng
Ứng cử viên thứ nhất bước vào. Giám đốc bảo: "Đằng kia có cái cửa kính kìa! Anh hãy
đến đấm vỡ nó bằng tay không cho tôi xem nào!"
Giám đốc vừa dứt lời, anh chàng đã xông xáo xắn tay áo thi hành ngay mệnh lệnh. May
mà đó chỉ là cửa bằng giấy, nếu không tay anh nhất định sẽ bị mảnh thuỷ tinh cứa chảy máu.
Giám đốc cho gọi người thứ hai vào, đưa cho anh ta một thùng nước bẩn rất hôi thối:
"Anh thấy căn phòng ở cuối hành lang không? Hãy đem thùng nước này đến dội lên mình anh
công nhân đang nằm nghỉ ở đó."
Anh chàng lập tức bê thùng nước bẩn đi thực hiện nhiệm vụ. Cửa đóng, anh đạp mạnh,
cánh cửa bật tung ra. Quả như lời giám đốc nói, có một người đang ung dung nằm nghỉ ở đấy.
Anh chàng chẳng nói chẳng rằng bê cả thùng nước đổ xối xả lên thân người ấy. Nhiệm vụ
hoàn thành, anh ta vội chạy thật nhanh, hớn hở quay về báo cáo kết quả với giám đốc. Lúc này
giám đốc mới cho anh ta biết "nạn nhân" kia chỉ là người sáp thôi.
Đến lượt người thứ ba. Cũng giống hai lần trước, giám đốc lại cao giọng đưa ra thử
thách:
"Hiện giờ có một gã to béo đang ở trong phòng khách, anh hãy đến đây và đấm cho hắn hai
quả trời giáng."Ứng viên thứ ba ngạc nhiên lắm: "Xin lỗi! Làm sao tôi có thể tấn công người khác khi không có
lý do gì cả? Nhưng dù có lý do đi nữa, tôi cũng không thể sử dụng cú đấm một cách bạo lực
như vậy. Thật tiếc nếu không được ông tuyển dụng, nhưng xin ông thứ lỗi, tôi không thể thực
hiện mệnh lệnh của ông."
Ứng viên thứ ba vừa dứt lời, giám đốc đã dõng dạc tuyên bố: anh đã trúng tuyển. Anh là
người dũng cảm và có lý trí, quyết không thực hiện những mệnh lệnh vừa nhảm nhí vừa bạo
lực của ông chủ

9. Trong bài có mấy câu kể được viết theo mẫu Ai-là gì? Hãy viết lại những câu kể
ấy

0
Hãy đọc thầm bài tập đọc sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:Câu 1. Minh là một cậu bé như thế nào?5 điểmA. Mịnh bị một tai nạn, tay của cậu không nhanh nhẹn như bạn bè. Nhưng cậu có nhiều cố gắng.B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.D. Chậm chạp và lười biếng.Câu 2. Vì sao Dũng xin được học cùng Minh?5 điểmA. Vì cô giáo phân công Dũng...
Đọc tiếp

Hãy đọc thầm bài tập đọc sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Hình ảnh không có chú thích

Câu 1. Minh là một cậu bé như thế nào?

5 điểm

A. Mịnh bị một tai nạn, tay của cậu không nhanh nhẹn như bạn bè. Nhưng cậu có nhiều cố gắng.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

D. Chậm chạp và lười biếng.

Câu 2. Vì sao Dũng xin được học cùng Minh?

5 điểm

A. Vì cô giáo phân công Dũng giúp đỡ Minh.

B. Vì Dũng nghĩ sẽ được cùng Minh chơi cờ vua.

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.

D. Vì thấy không có ai chọn Minh.

Câu 3. Dũng đã nói với cô và các bạn lý do muốn học cùng Minh là gì?

5 điểm

A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

B. Minh và Dũng rất thân nhau.

C. Dũng thấy Minh tội nghiệp.

D. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 4. Em thấy Dũng là một người như thế nào?

10 điểm

A. Biết quan tâm đến bạn bè.

B. Biết yêu thương bạn bè.

C. Biết đoàn kết với bạn bè.

D. Biết đồng cảm và giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn.

Câu 5. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !” là:

5 điểm

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

C. Đánh dấu câu nói được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biết

Câu 6: Trong từ "ẩu đoảng", tiếng "ẩu" gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?

5 điểm

A. Âm đầu và vần.

B. Âm đầu và thanh.

C. Vần và thanh.

D. Âm đầu và âm cuối

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?

10 điểm

A. đo đỏ, nhanh nhẹn, lấp lánh

B. đo đỏ, lấp lánh, dẻo dai

C. đo đỏ, lấp lánh, sáng sớm

D. sáng sớm, thẳng tắp, đo đỏ.

Câu 8. Động từ trong câu: "Chiều nay, Dũng xin bố bộ cờ vua." . Đó là:

10 điểm

A. chiều nay

B. Dũng

C. xin

D. bộ cờ vua

Câu 9. Câu thành ngữ, tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người?

10 điểm

A. Thương người như thể thương thân.

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Trâu buộc ghét trâu ăn.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 10: Những từ nào là danh từ riêng?

5 điểm

A. Dũng, vua, cô giáo, sông Hồng.

B. Dũng, trường Liên Hà, cô giáo

C. Liên Hà, Dũng, vua Đinh Tiên Hoàng

D. Liên Hà, Dũng, Đinh Tiên Hoàng

 

1
6 tháng 11 2021

Câu 1. Minh là một cậu bé như thế nào?

5 điểm

A. Mịnh bị một tai nạn, tay của cậu không nhanh nhẹn như bạn bè. Nhưng cậu có nhiều cố gắng.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

D. Chậm chạp và lười biếng.

Câu 2. Vì sao Dũng xin được học cùng Minh?

5 điểm

A. Vì cô giáo phân công Dũng giúp đỡ Minh.

B. Vì Dũng nghĩ sẽ được cùng Minh chơi cờ vua.

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.

D. Vì thấy không có ai chọn Minh.

Câu 3. Dũng đã nói với cô và các bạn lý do muốn học cùng Minh là gì?

5 điểm

A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

B. Minh và Dũng rất thân nhau.

C. Dũng thấy Minh tội nghiệp.

D. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 4. Em thấy Dũng là một người như thế nào?

10 điểm

A. Biết quan tâm đến bạn bè.

B. Biết yêu thương bạn bè.

C. Biết đoàn kết với bạn bè.

D. Biết đồng cảm và giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn.

Câu 5. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !” là:

5 điểm

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

C. Đánh dấu câu nói được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biết

Câu 6: Trong từ "ẩu đoảng", tiếng "ẩu" gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?

5 điểm

A. Âm đầu và vần.

B. Âm đầu và thanh.

C. Vần và thanh.

D. Âm đầu và âm cuối

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?

10 điểm

A. đo đỏ, nhanh nhẹn, lấp lánh

B. đo đỏ, lấp lánh, dẻo dai

C. đo đỏ, lấp lánh, sáng sớm

D. sáng sớm, thẳng tắp, đo đỏ.

Câu 8. Động từ trong câu: "Chiều nay, Dũng xin bố bộ cờ vua." . Đó là:

10 điểm

A. chiều nay

B. Dũng

C. xin

D. bộ cờ vua

Câu 9. Câu thành ngữ, tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người?

10 điểm

A. Thương người như thể thương thân.

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Trâu buộc ghét trâu ăn.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 10: Những từ nào là danh từ riêng?

5 điểm

A. Dũng, vua, cô giáo, sông Hồng.

B. Dũng, trường Liên Hà, cô giáo

C. Liên Hà, Dũng, vua Đinh Tiên Hoàng

D. Liên Hà, Dũng, Đinh Tiên Hoàng

26 tháng 9 2023

a. Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Bầu trời mùa thu; Đồng cỏ nở hoa; Bức tường có nhiều phép lạ.

Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Ở vương quốc tương lai; Nếu em có một khu vườn;Anh Ba.

b. Những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên:

- Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Vẽ màu; Thanh âm của núi; Làm thỏ con bằng giấy; Bét-tô-ven và bản-xô-nát Ánh trăng; Người tìm đường lên các vì sao.

- Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Bay cùng ước mơ; Con trai người làm vườn; Bốn mùa mơ ước; Cánh chim nhỏ; Nếu chúng mình có phép lạ

a) sự vật được nhân hoá: con suối

b) những từ ngữ được dùng để nhân hoá con suối: ngọt ngào, reo, trầm, yêu, bước chân, bày tỏ, về, nằm, kể, 

đúng ko ta? :)

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

26 tháng 12 2021

Tập đọc : Cánh diều tuổi thơ Câu 2 Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”