Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm :
Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, không sợ chết lúc ẩn lúc hiện dưới làn mưa đạn của kẻ thù quyết nhặt thật nhiều đạn tiếp tế cho nghĩa quân tiêu diệt quân thù. Hình ảnh của Ga-vrốt là một hình ảnh tuyệt đẹp trên chiến trường nên tác giả gọi em là một thiên thần.
Tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần vì em dũng cảm và như có phép lạ: đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Cảm nghĩ về Ga - vrốt :
Ga-vrốt chỉ là một em bé nghèo sống lang thang trên đường phố, nhưng khi thấy nghĩa quân chiến đấu với bọn lính của chính quyền, em đã đứng về phía nghĩa quân, tự nguyện tham gia chiến đấu bằng cách đi lượm đạn về tiếp thêm cho nghĩa quân. Hành động của em thể hiện một tinh thần dũng cảm tuyệt vời. Đây là một nhân vật rất đáng yêu trong tác phẩm Những người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy-gô của nước Pháp.
Nghe Ăng-giôn-ra nói nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để tiếp tế đạn cho nghĩa quân.
Nghe Ăng-giôn-ra nói nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để tiếp tế đạn cho nghĩa quân.
a) Bạn Mai // rất tốt bụng
b) Bố em // rất cao
c) Hoa hồng // rất đẹp
Vị ngữ bn tự gạch 2 nha . Máy của mik ko gạch đc
Tôi bước trên con đường quen thuộc. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống đường khiến tôi nhớ đến Mai biết bao nhiêu.
Người bạn đó không học cùng trường, cũng không học cùng lớp, mà tôi quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học về, tôi lại thấy một cô bé ăn mặc rách rưới đi bán bỏng ngô. Một hôm trời mưa to nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng quần áo ướt sũng, tôi liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn. Hôm ấy, vừa đi tôi vừa hỏi:
– Bạn tên là gì? Tại sao ngày nào bạn cũng đi bán bỏng vậy?
Cô bé trả lời:
– Mình tên là Mai. Vì nhà mình nghèo quá nên mình phải đi bán bỏng để mua quần áo và đồ dùng học tập.
Thực ra nhà tôi cũng chẳng hơn gì nhà Mai. Bỗng, tôi chợt nhớ ra chiếc áo mà ông nội đã tặng mình năm ngoái. Không tần ngần gì nữa, tôi liền đem ngay ý kiến đó trao đổi với Mai, nhưng Mai lại nói:
– Cảm ơn bạn, nhưng mình muốn tự lao động để kiếm tiền mua các thứ.
Cũng kể từ ngày hôm đo, tôi không còn thấy Mai đi bán bỏng nữa. Rồi bất chợt một hôm, tôi gặp lại Mai trong một kì thi học sinh giỏi. Tôi và Mai mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, rồi hai đứa chạy ù vào trong phòng chuẩn bị thi. Tôi ngồi ngay dưới bàn của Mai. Sau một hồi, sáu tiếng trống vang lên báo hiệu bắt đầu giờ thi. Phần đầu bài thi thì tôi làm được rồi nhưng đến một bài toán khó thì tôi suy nghĩ mãi không ra. Tôi nhìn lên trên thấy Mai viết lia lịa trên tờ giấy thi. Trán tôi lấm tầm mò hôi. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng tới trước mặt tôi. Tôi thấy Mai nháy mắt một cái như báo hiệu. Tôi hiểu ý Mai, định nhặt lên xem nhưng tôi lại nhớ có lần Mai đã nói:
– Cảm ơn bạn, nhưng mình muốn tự lao động để mua mọi thứ.
Vậy là tôi không giở ra xem nữa mà cố gắng đọc thật kĩ đề bài để tìm ra đáp án, và cuối cùng,tôi cũng tìm ra đáp án. Tôi liền viết một mạch. Vừa lúc hết giờ cũng là lúc tôi hoàn thành xong tất cả bài thi. Ra về, Mai tiến lại gần tôi, nói:
– Lúc nãy mình thấy bạn lúng túng nên mình muốn giúp bạn, bây giờ mình thấy thật sự ân hận.Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi và lao động bằng đôi chân và trí óc của mình.
Tôi và Mai sánh bước bên nhau.Trời như trong và xanh hơn.
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn – Bài số 2
Tình bạn la một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.
Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.
Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.
Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn – Bài số 3
Hồi còn học lớp Hai, tôi và Thảo Vy là đôi bạn rất thân. Một hôm, tôi và Vy rủ nhau ra công viên dạo mát. Nơi đó, chúng tôi đã có một kĩ niệm khó quên.
Khi ông mặt trời thức dậy, ánh nắng chan hoà rải trên khắp cành cây, kẽ lá. Tôi và Thảo Vy đã có mặt ở công viên. Chúng tôi đi dạo vườn hoa, hít thở không khí trong lành. Bỗng tôi nhìn thấy một khóm hải đường đang nở hoa. Màu đỏ rực của hoa chen lẫn màu lá xanh mơn mởn của lá. Cánh hoa mềm mại như nhung, nhuỵ hoa túm ở giữa trông thật quí phái. Tôi dừng lại reo lên:
– ồ! Hoa đẹp quá!
Thảo Vy cũng dừng lại ngắm hoa nhưng lại lắc đầu nói:
– Hoa hải đường này làm sao đẹp bằng hoa hồng.
Thảo Vy đưa tay nâng niu một đoá hồng đã khoe sắc ở cạnh đấy. Tôi tỏ vẻ không đồng ý với ý kiến của Vy. Tôi đưa ra lí lẽ:
– Hoa hồng đẹp nhưng không sang trọng bằng hoa hải đường. Nhờ có những khóm hải đường mà công viên mới thêm rực rỡ, đáng yêu”.
Vy hỏi lại tôi
– Thế bạn không nghe người ta nói: “Hoa hồng là chúa của các loài hoa” hay sao?
Cuộc tranh cãi không phân thắng bại, ai cũng đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Ai cũng cho mình nói đúng. Bỗng bác bảo vệ đi ngang qua nghe được chuyện, bác dừng lại bảo:
– Này, hai cháu đừng tranh cãi nữa. Hoa nào trồng ở đây cũng đẹp, cũng xinh. Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ chúng.
Tôi và Thảo Vy đã hiểu ra. Chúng tôi cảm ơn bác bảo vệ rồi nắm tay nhau chạy đến bãi cỏ ven hồ. Bầu trời trong sáng cùng làn gió mùa xuân mát mẻ làm chúng tôi cảm thấy thân thiện nhau hơn từ dạo ấy.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Mái trường THCS đang chờ đón chúng tôi. Có lẽ tôi sẽ có nhiều bạn mói. Dù có nhiều cuộc vui hơn nữa nhưng những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu luôn mãi trong tôi.
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn – Bài số 4
Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…
Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!
Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!
Đến lớp, tôi tiến về An liền.
– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!
An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:
– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!
An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.
– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!
– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.
Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An " sẽ không chở Chi đi học nữa " … Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.
Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một khinh nghiệm sống trong đời tôi: "Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục". Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi…
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn – Bài số 5
Bây giờ tôi đã là một học sinh cấp hai. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùngcủa bậc Tiểu học.
Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Bậc Tiểu học là bậc học chứa nhiều kỉ niệm khó quên và có lẽ buổi tổng kết này sẽ là kỉ niệm không thể nào phai trong tâm trí các bạn lớp 5B chúng tôi.
Chiến tranh đã qua đi nhưng những tác phẩm thời gian vẫn còn sống mãi với thời gian. Một trong những tác phẩm ấy đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật - một nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ. Điều này được thể hiện rõ qua 2 khổ thơ sau:
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.
Nếu như hai khổ đầu bài thơ mang lại cho ta những cảm giác về những khó khăn thử thách thấy người lính dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Chuyện vặt ấy mà, có hề gì! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính. Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.
Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.
Và sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.
Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, gọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hằng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!
Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.
Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người ai cũng nhút nhát không dám làm, không dám thể hiện mình? Có thể thấy, dũng cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Dũng cảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này. Đó là điều tạo nên những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Dũng cảm còn là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó. Nếu trong cuộc sống con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn. Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Lại có những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống… Là một học sinh, mầm non tương lai của đất nước, ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm để có thể đương đầu với khó khăn, sóng gió trong tương lai sau này. Cuộc sống không trải hoa hồng đón những người hèn nhát, việc bạn phấn đấu hôm nay sẽ là quả ngọt cho ngày mai.
sai thì khỏi k nha
Những ngày mưa lũ ở quê em, nước sông dâng cao gây ngập các ao hồ nuôi cá, tôm. Cá vì vậy mà tràn ra ngoài rất nhiều, đặc biệt là ở các kênh mương. Điều này khiến cho những hộ gia đình có ao hồ bơi thiệt hại rất lớn. Mặt khác, một số người dùng kích điện để đánh bắt cá tôm đem bán nhằm kiếm thêm thu nhập.
Hôm đó, như thường lệ, chú Huy cũng ra đồng, đến các kênh mương đánh cá. Khi chú đưa hai đầu của chiếc sào có dòng điện chạy qua xuống nước thì các loài cá tôm và những động vật xung quanh vùng điện giật gây tê liệt rồi chết đi. Sau đó, chú dùng vợt vớt cá lên bỏ vào giỏ của mình.
Bên kia mương, chú Mai kéo điện từ nhà ra tới bờ mương để bắt cá. Tôi rất lo sợ, vì qua bài học cô giáo giảng, em biết được rằng việc đánh bắt cá bằng dụng cụ kích điện là vô cùng nguy hiểm. Tôi cố lấy hết dũng cảm đến và nói với hai chú:
- Dạ thưa chú, cháu nghĩ các chú không nên đánh bắt cá bằng các dụng cụ như thế này ạ.
Chú Giang ngước lên, nhìn tôi bằng vẻ cảnh cáo rồi bảo:
- Để yên cho chú làm, cháu đừng cản như thế, không hay đâu.
Tôi gắng giải thích:
- Chú ạ, chú biết không, nước và đất thuộc hai loại môi trường có khả năng dẫn điện. Nên lỡ mà nguồn điện có hở khi đang trong quá trình đánh bắt, nguồn điện phóng ra rất dễ gây suy tim..
Chưa kịp để tôi nói xong, chú Giang ngắt lời:
- Mày đừng nói gở, thằng nhóc con này.
Chú Kiểm bên cạnh nghe thế , bèn nói:
- Để cho cháu nó nói hết xem nào
Tôi tiếp lời:
- Khi dùng kích điện đánh bắt, không chỉ cá tôm bị giết mà còn những loài sinh vật có lợi cho môi trường cũng bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái và môi trường lắm các chú ạ. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành điều luật nghiêm cấm việc dùng kích điện đấy ạ.
Rồi tôi thêm kể một vài trường hợp trên báo đài đưa tin tử vong vì đánh bắt cá.
Các chú dần hiểu ra, rồi dừng lại hành động của mình, lên bờ mương vỗ vai tôi mà nói:
- Thằng bé này được đấy, ngoan ngoãn lại còn biết bảo vệ môi trường, bảo vệ những người xung quanh mình. Chú rất cảm kích vì những lời cháu nói. Từ nay các chú sẽ ngưng dùng việc này lại.
Rồi cả hai chú và tôi nữa cùng vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con trong thôn, trong xóm hiểu và ý thức hơn để tránh tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện.
Tôi rất vui vì việc làm của mình được mọi người ủng hộ, đồng tình. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều hiểu và chúng tay góp sức để bảo vệ chính mình, bảo vệ nguồn thủy sản cho môi trường, cho chính chúng ta.
Nói về Ga- vrốt nha bạn^^
Nói về Ga-vrốt dũng cảm,không sợ nguy hiểm,ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn cho quân ta em nhé