K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bài dế mèn phiêu lưu kí

Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.

Câu 2: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Tính cách nhân vật ấy như thế nào? Bài học đường đời đầu tiên khiến nhân vật "tôi" ân hận mãi không quên là gì?

Câu 3: Từ bài học của nhân vật "tôi", em rút ra được bài học gì cho chính bản thân mình?

0
    Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:   “...Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi...
Đọc tiếp

 

   Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 

  “...Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm  hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.


                   (Tô Hoài)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Câu 2: Đoạn văn trên thuộc thể loại nào mà em đã được học ở đầu kì I lớp 6?

Câu 3: Chỉ ra ngôi kể của đoạn văn và tác dụng?

Câu 4: Tìm 2 từ đơn, 2 từ ghép và 2 từ láy có trong đoạn văn trên.

 

 

0
thưa các thầy cô ở học24htuy ko phải 20-11 nhưng đây là 1 chút lòng thành của em Thầy và chuyến đò xưa  Lặng xuôi năm tháng êm trôiCon đò kể chuyện một thời rất xưaRằng người chèo chống đón đưaMặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiềuBay lên tựa những cánh diềuKhách ngày xưa đó ít nhiều lãng quênRời xa bến nước quên tênGiờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cườiGiọt sương rơi mặn...
Đọc tiếp

thayco.jpgthưa các thầy cô ở học24h

tuy ko phải 20-11 nhưng đây là 1 chút lòng thành của em



 


Thầy và chuyến đò xưa
 

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

Nguyễn Quốc Đạt

Con với thầy

Con với thầy

Người dưng nước lã

Con với thầy

Khác nhau thế hệ

Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình

Mười mấy ngàn ngày không gặp lại

Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại

Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình

Vẫn theo tôi những lời động viên

Mỗi khi tôi lầm lỡ

Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở

Mỗi khi tôi tìm được vinh quang...

Qua buồn vui, qua những thăng trầm

Câu trả lời sáng lên lấp lánh

Với tôi thầy ký thác

Thầy gửi tôi khát vọng người cha

Đường vẫn dài và xa

Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!

Từng bước một tôi bước

Với kỷ niệm thầy tôi...

Phạm Minh Dũng

Lời ru của thầy

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn

Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say

Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm

Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày

Trong em hạt chữ xếp dày

Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường

Xin lời ru được dẫn đường em đi

(Con đường thầy ngỡ đôi khi

Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi

Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em

Thì dù phấn trắng bảng đen

Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

Đoàn Vị Thượng

Xin lỗi các em

Tôi đâu phải người làm nông

Cày xong đánh giấc say nồng một hơi

Chuông reo tan buổi dạy rồi

Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.

Trách mình đứng trước các em

Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!

Rụng dần theo bụi phấn bay

Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh

Dẫu là lời giảng của mình

Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang

Dẫu là tiết học vừa tan

Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!

Hiểu dùm tôi các em ơi

Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ

Cảnh đời chộn rộn bán mua

Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.

Vờ quên cuộc sống bên ngoài

Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen

Dở hay, yêu ghét, trắng đen

Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu

Ai còn dằn vặt đêm sâu

Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên

Thật lòng tạ lỗi các em

Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!

Trần Ngọc Hưởng

Bụi phấn xa rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai

Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn

Một mình thơ thẩn đi tìm lại

Một thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,

Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me

Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ

Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm

Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!

Cuộc đời cũng tựa như trang sách

Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???

Buồn cho năm tháng hững hờ xa

Tìm đâu hình bóng còn vương lại?

Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bài

Từng trang giáo án vẫn còn nguyên

Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo

Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

Thái Mộng Trinh

Nhớ cô giáo trường làng cũ

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xem

Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ i nguệch ngoạc bút chì

Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quê

Mơ sao được một ngày về thăm Cô !

Nguyễn Văn Thiên

Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy

Còn rung rinh sắc thắm tươi

20-11 ngày năm ấy

Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng

Tóc xanh cài một nụ hồng

Ngỡ mùa xuân sang quá

Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...

Xuân sang, thầy đã bốn mươi

Mái tóc chuyển màu bụi phấn

Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...

Tà áo dài trắng nơi nao,

Thầy cô - những mùa quả ngọt

Em bỗng thành hoa lúc nào.

Phạm Thị Thanh Nhàn

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Trần Đăng Khoa

Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương

Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng

Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng

Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ

Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa

Và cả gió cũng biết mê thơ nữa

Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm

Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít

Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít

Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành

Thời gian như dừng trôi không bước nữa

Không gian cũng nằm yên không dám cựa

Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang

Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm

Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng

Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

Nguyễn Liên Châu

Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...

Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

Mái chèo đó là những viên phấn trắng

Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

 
9
12 tháng 12 2016

hay lắm bnhihi

8 tháng 12 2016

Ngắn thoy ! Tốn S !! Gửi dăm 3 bài

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0
Cho đoạn văn sau:“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên và đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên và đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng trông rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy đang làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng…”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2:  Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? Em hãy nêu khái niệm của thể loại đó?

Câu 3:  Câu văn: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy đang làm việc” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 4: Bằng một đoạn văn ngắn từ 4-5 dòng em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần vị ngữ ( gạch chân và chú thích)

0
31 tháng 8 2021

C nha bạn

31 tháng 8 2021

C. Miêu tả sinh động hình ảnh chú dế mèn hay ăn, háu đói và đặc biệt sức mạnh dũng mãnh của chú được thể hiện ở cặp răng.

-HT-

Câu 1 : Đọc các ví dụ sauVD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không ngheVD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấyVD3 : Da cô ấy rất ăn nắnga) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốcCâu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúnga) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc

Câu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúng

a) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp như một bức tranh quê

b) Đôi mắt bà tròn se và long lanh trông thật hiền dịu

Câu 3: Đọc đoạn trích sau

Chốc chốc , ngước mặt khỏi trang giấy , tôi thấy thầy Ha- men đưng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy … Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay , thầy vẫn ngồi ở chỗ đó , vóc khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên .

a) Gạch những danh từ có trong đoạn trích

b) Nhặt ra những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

Câu 4: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng ) với chủ đề người thân yêu nhất của em . Trong đó có sử dụng cụm danh từ , gạch dưới cụm danh từ đó.

1
24 tháng 11 2016

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.

Nó đang ăn cơm với gia đình.

Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt

Ngọt lắm những lúc em nắm đôi tay Và hứa sẽ mãi yêu chỉ anh đây Từ khi em qua nơi này Anh thấy vui biết mấy Rồi nắng sớm mới ấm vẫn chưa vơi Con tim vang tiếng ca vui cười Vì em mang niềm vui tới nơi anh Như người may mắn nhất trên đời Nào đâu..... Chẳng đc bấy lâu Lại phải xa cách nhau Cố nén nỗi đau khi cơn mưa ngâu vụn vỡ Đêm về lại mơ Sớm ra lại bơ vơ còn xa em là...
Đọc tiếp

Ngọt lắm những lúc em nắm đôi tay 
Và hứa sẽ mãi yêu chỉ anh đây 
Từ khi em qua nơi này 
Anh thấy vui biết mấy 
Rồi nắng sớm mới ấm vẫn chưa vơi 
Con tim vang tiếng ca vui cười 
Vì em mang niềm vui tới nơi anh 
Như người may mắn nhất trên đời 

Nào đâu..... 
Chẳng đc bấy lâu 
Lại phải xa cách nhau 
Cố nén nỗi đau khi cơn mưa ngâu vụn vỡ 
Đêm về lại mơ 
Sớm ra lại bơ vơ còn xa em là nhớ 


Chỉ là đôi môi 
Chỉ là.. 
Vài câu yêu thương thôi mà 
Em đã khiến anh yêu em mãi không thể phai phôi 
Anh mong em đừng thay đổi 
Vì anh đã quá yêu em mất rồi 
Vì yêu em ,xa em quanh anh chỉ còn bóng tối 
Chờ đợi ngày mai 
Chờ... 
Một ngày gần trong tương lai 
Chờ... 
Ngày 2 ta đc sánh đôi vai được bên nhau mãi mãi 
dẫu .. 
Anh có làm gì sai 
Cũng sẽ không một ai có thể chia 2 ta chung bước mãi 
trên một con đường dài..... 

Đếm,đếm,đếm,đếm,đếm,....... 
Anh đếm ngày xa em 
...... 
Rap :

1,2,3,4,5,6,7 ...ngày trôi, 
Biết em giờ có nhớ về anh hay nhớ về ai 
Bao ngày thật là dài khi anh không có em ở bên cạnh 
Anh cảm thấy rất giá lạnh 
Mà làm sao cho em hiểu thấu khi mình không ở bên nhau 
... 
Monday ..tuesday...wednesday...thursday...friday ...saturday...sun day.. 
Oh week 
Anh... chẳng thể nghĩ về ai chỉ nghĩ về em 
Nỗi buồn thì anh không thể đếm 
Nỗi nhớ em thì lại càng tăng thêm 
Ngọt ngào đôi môi không thể nếm 
Phải làm sao khi không em mỗi đêm...

Bài hát này tên là j?

8
18 tháng 5 2016

Đếm ngày xa em

Tick mình nkahaha

18 tháng 5 2016

đếm ngày xa emhehe

                                   12 sao nghĩ về nhau như thế nào?Bạch Dương (Dương Cưu) (21/03 – 19/04)Kim Ngưu trong mắt Bạch Dương: “Nên đổi tên thành ‘Oa Ngưu (= Ốc Sên)’ đi?!” (Kim Ngưu:“Còn anh thì đổi thành Bạch Ngưu đi.”) PS: Phong Ngưu (= Trâu điên hay bò điên)Song Tử trong mắt Bạch Dương: “Sáng suốt hoạt bát, phù hợp với TASTES của tôi!”Cự Giải trong mắt Bạch...
Đọc tiếp

                                   12 sao nghĩ về nhau như thế nào?

Bạch Dương (Dương Cưu) (21/03 – 19/04)

Kim Ngưu trong mắt Bạch Dương: “Nên đổi tên thành ‘Oa Ngưu (= Ốc Sên)’ đi?!” (Kim Ngưu:“Còn anh thì đổi thành Bạch Ngưu đi.”) PS: Phong Ngưu (= Trâu điên hay bò điên)

Song Tử trong mắt Bạch Dương: “Sáng suốt hoạt bát, phù hợp với TASTES của tôi!”

Cự Giải trong mắt Bạch Dương: “Siêu cấp ẻo lã, thấy gớm!”

Sư Tử trong mắt Bạch Dương: “So về khoản sĩ diện tôi có thể sẽ thua nha.”

Xử Nữ trong mắt Bạch Dương: “Nếu tất cả đều bắt bẻ xoi mói giống như cậu ta há không phải đến ngày tận thế sao!” (Xử Nữ: “Cẩn thận là đức tính mà mỗi người cần phải có.”)

Thiên Bình trong mắt Bạch Dương: “Rất ‘giả dối’ phải không?”

Thiên Yết trong mắt Bạch Dương: “Có gì thì cứ việc nói ra! Tôi lại không thạo cái trò nhìn mặt mà đoán nha!!”

Nhân Mã trong mắt Bạch Dương: “Không tồi! GOOD!”

Ma Kết trong mắt Bạch Dương: “… A… Chịu không nổi…” (Ma Kết: “Chịu không nổi thì thôi.”)

Bảo Bình trong mắt Bạch Dương: “Cổ quái thần bí, sinh vật không có não!”

Song Ngư trong mắt Bạch Dương: “Mắc ói!” 

 

Kim Ngưu (20/04 – 20/05)

Bạch Dương trong mắt Kim Ngưu: “Siêu cấp thô lỗ lại không có tính nhẫn nại, ở bên tôi không hợp!” (Bạch Dương: “Thèm chắc.”)

Song Tử trong mắt Kim Ngưu: “Thay đổi quá nhiều, tôi không hứng thú.” (Song Tử: “Không đổi? Cậu muốn tôi buồn bực mà chết chắc?!”)

Cự Giải trong mắt Kim Ngưu: “Rất có cảm giác an toan nha!”

Sư Tử trong mắt Kim Ngưu: “Nói thật, tôi vô cùng sùng bái anh ấy.” (Sư Tử: “Không ngạc nhiên lắm!”)

Xử Nữ trong mắt Kim Ngưu: “Tôi có thể nói là PARD (= một nửa) siêu cấp của tôi!”

Thiên Bình trong mắt Kim Ngưu: “Rất xinh đẹp!”

Thiên Yết trong mắt Kim Ngưu: “Muốn tiếp cận anh ấy, nhưng lại sợ…”

Nhân Mã trong mắt Kim Ngưu: “Tôi rất hâm mộ tính cách của anh ấy.”

Ma Kết trong mắt Kim Ngưu: “Siêng năng! Tiến bộ! Tôi thích!” (Ma Kết: “Cậu biết nhìn hàng đó.”)

Bảo Bình trong mắt Kim Ngưu: “Rất ‘IN’ (= rất mốt, thời trang, thời thương), có phải coi thường tôi quá quê mùa?” (Bảo Bình: “Có một chút đó.” Kim Ngưu: @#$#)

Song Ngư trong mắt Kim Ngưu: “Tôi không hứng thú với anh ta.” (Song Ngư: “Tôi cũng không có hứng thú với anh.”)

 

Song Tử (21/05 – 21/06)

Bạch Dương trong mắt Song Tử: “Với tư cách là bạn cùng hội cùng thuyền của tôi, tôi vẫn vui vẻ.”

Kim Ngưu trong mắt Song Tử: “Không thích cùng cậu ta qua lại cho lắm.” (Kim Ngưu: “Tôi cũng không thích qua lại với anh.”)

Cự Giải trong mắt Song Tử: “Ở cùng với anh ta thật vất vả.” (Cự Giải: “Tôi cho rằng tôi còn vất vả hơn.”)

Sư Tử trong mắt Song Tử: “Đến chết vẫn ham sĩ diện, ở trước mặt bạn mà diễn chẳng là vấn đề gì!”

Xử Nữ trong mắt Song Tử: “Cứ xoi mói bắt bẻ như vậy, mua không được đồ tốt đâu.” (Xử Nữ: “Cái người tuỳ tiện càng không thể mua được đồ tốt.”)

Thiên Bình trong mắt Song Tử: “Cùng đấu võ mồm với cậu ta siêu vui nha!”

Thiên Yết trong mắt Song Tử: “Thần bí như vậy, tôi rất có hứng thú!”

Nhân Mã trong mắt Song Tử: “Cùng tôi tranh dễ thương, xem ai mới là kẻ dễ thương nhất!” (Nhân Mã: “Đương nhiên là tôi rồi.”)

Ma Kết trong mắt Song Tử: “Đại ngu ngốc, kẻ nhàm chán.” (Ma Kết:  _-)

Bảo Bình trong mắt Song Tử: “Rất hợp với ý tôi nha!” (Bảo Bình: “Tôi là thực phẩm sao?”)

Song Ngư trong mắt Song Tử: “Thời khắc cần thiết vẫn là nên bắt trói lại.” (Tuy rằng hơi phiền phức.)

 

Cự Giải (22/06 – 22/07)

Bạch Dương trong mắt Cự Giải: “Thô lỗ!” (Bạch Dương: “Đây là phong cách của tôi.”)

Kim Ngưu trong mắt Cự Giải: “Tôi thì thích bản chất không đổi của cậu ấy.” (Kim Ngưu:“Thật không ngờ vẫn còn có người biết thưởng thức!”)

Song Tử trong mắt Cự Giải: “Thật khó hiểu.” (Song Tử: 23%#^$)

Sư Tử trong mắt Cự Giải: “Anh ta khá thú vị.”

Xử Nữ trong mắt Cự Giải: “Chưa có để ý qua.”

Thiên Bình trong mắt Cự Giải: “Có lẽ chúng tôi có thể trở thành bạn.” (Thiên Bình: “Tôi rất vui , QQ của cậu là bao nhiên?”(QQ: tương tự như yahoo.)

Thiên Yết trong mắt Cự Giải: “Một từ một: Cool!”

Nhân Mã trong mắt Cự Giải: “Phong lưu!” (Nhân Mã: “Ha ha!”)

Bảo Bình trong mắt Cự Giải: “Không thích anh ta, không có chút cảm giác an toàn, cứ hai ba ngày là mất tích.”

Song Ngư trong mắt Cự Giải: “A! Bạch mã vương tử trong lòng tôi!” (Song Ngư: Cảm động!)

 

Sư Tử (23/07 – 22/08)

Bạch Dương trong mắt Sư Tử: “Cái tên thô lỗ như vậy, đi cùng cậu ta làm tôi mất mặt.”(Bạch Dương: “Vậy thì anh đừng có đi theo.”)

Kim Ngưu trong mắt Sư Tử: “Cái tên quê mùa như vậy, đi cùng cậu ấy làm tôi mất mặt.”

Song Tử trong mắt Sư Tử: “Người này tôi vẫn là rất hài lòng!” (Song Tử: “Trước tiên xác định một chút, là tôi đối với anh có hài lòng hay không cái đã?”)

Cự Giải trong mắt Sư Tử: “Có lúc cố chấp, có khi bảo thủ.”

Xử Nữ trong mắt Sư Tử: “Như trên.”

Thiên Bình trong mắt Sư Tử: “Cái mẽ đẹp đẽ, cũng làm tăng mặt mũi tôi lên!” (Thiên Bình:“Cám ơn nha.”)

Thiên Yết trong mắt Sư Tử: “Tôi thật không dám chọc cậu ta…” (Thiên Yết: “Coi như cậu cũng biết khôn.”)

Nhân Mã trong mắt Sư Tử: “Chẳng bao giờ giữ thể diện cho tôi.” (Nhân Mã: “Có sao?”)

Ma Kết trong mắt Sư Tử: “Có thêm một kẻ sai khiến.” (Ma Kết: “Tôi đâu có tình nguyện bị anh sai khiến đâu!”)

Bảo Bình trong mắt Sư Tử: “Hỏi nhiều như vậy tại sao cậu ấy lại không mệt nhỉ?” (Bảo Bình:“Không mệt!”)

Song Ngư trong mắt Sư Tử: “Lãng mạn đối với tôi mà nói quá giả tạo!” (Song Ngư: “Bản thân không có được bày đặt ở đây nói tới nói lui.”)

(… Cái nhìn của anh quá ‘thấp’ rồi)   

 

Xử Nữ (23/08 – 22/09)

Bạch Dương trong mắt Xử Nữ: “Anh ta nếu như có thể bảo vệ tôi thì cũng không đến nỗi nào!”

Kim Ngưu trong mắt Xử Nữ: “Bản thân tôi đã không muốn chi tiền, thật không ngờ cậu ta cũng giống như tôi.”

Song Tử trong mắt Xử Nữ: “Là một người chơi rất vui nha!” (Song Tử: “Xem ra nhân duyên của tôi rất tốt ah!”)

Cự Giải trong mắt Xử Nữ: “Cùng so mồm mép với tôi, cậu ta chưa chắc thắng được.” (Cự Giải: “Khiêm tốn là một loại phẩm chất tốt đẹp, chúc mừng anh đã có được phẩm chất tốt đẹp này.”)

Sư Tử trong mắt Xử Nữ: “Tôi rất sùng bái anh ấy.”

Thiên Bình trong mắt Xử Nữ: “Tôi rất thích anh ấy.”

Thiên Yết trong mắt Xử Nữ: “Tôi rất khoái anh ấy.”

Nhân Mã trong mắt Xử Nữ: “Tôi rất ghét cậu ta.” (Nhân Mã: “Gì chứ! Tôi cũng đâu có đắc tội gì với anh! Ngu ngốc!”)

Ma Kết trong mắt Xử Nữ: “Tốt! Một gia tộc làm việc quần quật!”

Bảo Bình trong mắt Xử Nữ: “Đây mà cũng coi là đàn ông sao!???” (Bảo Bình: “Anh thích nói là nhân yêu (= bán nam bán nữ hay bất nam bất nữ, tóm lại nhìn vào không thể biết được đó là nam hay nữ) cũng chả sao.”)

Song Ngư trong mắt Xử Nữ: “Khóc đi! Đối với tôi vô hiệu!” (Song Ngư: “Oa…”)

 

Thiên Bình (Thiên Xứng) (23/09 – 22/10)

Bạch Dương trong mắt Thiên Bình: “Tuy tôi rất ghét cậu ta, nhưng không thể biểu hiện ra ngoài.” (Bạch Dương: “Cho nên tôi mới nói anh giả dối đó.”)

Kim Ngưu trong mắt Thiên Bình: “Cứ luôn giành tiền lẻ với tôi…”

Song Tử trong mắt Thiên Bình: “Không tồi, miệng mồm rất tốt.” (Song Tử: “Cậu cũng không kém đâu!”)

Cự Giải trong mắt Thiên Bình: “Tạm được, ít ra cũng là người hiếu thảo.” (Cự Giải: “Anh thật là hiểu lòng người.”)

Sư Tử trong mắt Thiên Bình: “Tôi cảm thấy tôi ở bên cạnh anh ta rất xứng nha.”

Xử Nữ trong mắt Thiên Bình: “Với tư cách là một kẻ làm biếng như tôi mà nói, phối với Xử Nữ siêng năng chăm chỉ quả thật là trời đất tạo nên.” (Bản thân cái gì cũng đều không cần làm)

Thiên Yết trong mắt Thiên Bình: “Anh cứ việc bảo giữ sự thần bí đi, tôi sẽ không đến tìm anh đâu.” (Thiên Yết: “Hứ, ai thèm.”)

Nhân Mã trong mắt Thiên Bình: “Thật dễ thương nha!”

Ma Kết trong mắt Thiên Bình: “Thật sự không biết đầu của cậu ấy được làm bằng cái gì nữa?”

Bảo Bình trong mắt Thiên Bình: “Cho dù cậu ta có hỏi thêm bao nhiêu đi chăng nữa tôi cũng đều có thể ứng phó.” (Bảo Bình: “Tại sao?”)

Song Ngư trong mắt Thiên Bình: “Nói rõ nha! Tôi không có thích cậu ta.” (Song Ngư: “Nói rõ luôn! Tôi cũng không thích anh ta.”)

 

Thiên Yết (Hổ Cáp, Bò Cạp, Thần Nông) (23/10 – 21/11)

Bạch Dương trong mắt Thiên Yết: “Vô cùng dễ thương.” (Quan trọng nhất là không có tâm cơ.)

Kim Ngưu trong mắt Thiên Yết: “Nói theo thuyết tiêu hoá… Cậu ta cũng đã được ủ quá lâu rồi!” (Khúc này Mã cũng không rõ lắm, chắc nói về sự ít cập nhật thông tin, không theo kịp thời đại của Kim Ngưu chăng???)

Song Tử trong mắt Thiên Yết: “Là đối thủ rất có tính khiêu chiến.” (Song Tử: “Cám ơn )

Cự Giải trong mắt Thiên Yết: “Cậu ta nếu như đừng có bám dính vào ba mẹ như thế tôi nghĩ sẽ đỡ hơn một chút.” (Cự Giải: “Điều này là không thể nào.”)

Sư Tử trong mắt Thiên Yết: “Tự cao tự đại, là kẻ mà Thiên Yết tôi nhìn không vừa mắt nhất, hắn nghĩ rằng hắn là ai chứ.”

Xử Nữ trong mắt Thiên Yết: “Đừng tưởng rằng cậu che giấu lòng dạ hẹp hòi thì tôi nhìn không ra.”

Thiên Bình trong mắt Thiên Yết: “Chẳng qua chỉ là kẻ giả danh cao thủ, ha, hầu mi chơi tới cùng.”

Nhân Mã trong mắt Thiên Yết: “Đối phó với cậu ta quả thật không cần phí chút công sức.”

Ma Kết trong mắt Thiên Yết: “Tâm cơ của anh ta cũng không thua kém gì tôi đâu!  (Ma Kết: “Biết được thì tốt.”)

Bảo Bình trong mắt Thiên Yết: “Cá nhân tôi cho rằng cậu ta rất thời thượng, bất quá tôi ở cùng với cậu ta không hợp.” (Thuỷ Bình: “Thật vậy sao? Tại sao?”)

Song Ngư trong mắt Thiên Yết: “Không có chút khí khái đàn ông.” (Song Ngư: “55555”)(55555 = Oa, Hu, Ô… nói chung là tiếng khóc)

(Mà sao anh cứ mãi lo đối phó với người ta hoài vậy??)

 

Nhân Mã (Xạ Thủ) (22/11 – 21/12)

Bạch Dương trong mắt Nhân Mã: “Cậu ấy chơi rất vui!”

Kim Ngưu trong mắt Nhân Mã: “Aizz, ở cùng với cậu ta, phí sức!”

Song Tử trong mắt Nhân Mã: “Cậu ta cũng chơi rất vui!” (Song Tử: “Xin nói rõ, tôi không phải là đồ chơi!”)

Cự Giải trong mắt Nhân Mã: “Mong rằng tôi sẽ không bị điên.” (Cự Giải: “Tôi sẽ cầu nguyện cho cậu.”)

Sư Tử trong mắt Nhân Mã: “Cái tên này làm sao lại có nhiều khuyết điểm đến như vậy? Tôi không chỉ ra không được mà!” (Sư Tử: “Biến!”)

Xử Nữ trong mắt Nhân Mã: “Tốn hết 2 tiếng để tắm rửa ―― Lãng phí thời gian!” (Xử Nữ:“Tôi là người đại diện cho sự yêu thích sạch sẽ.”)

 Thiên Bình trong mắt Nhân Mã: “Quá giả dối, ở cùng với loại người này, chán ngắt!”

Thiên Yết trong mắt Nhân Mã: “Khoái sự nói nghĩa khí của anh ấy, giống tôi hê hê.” (Như nhau, như nhau)

Ma Kết trong mắt Nhân Mã: “Chết… ngất… luôn…” (Ma Kết: “Tại sao?”)

Bảo Bình trong mắt Nhân Mã: “Bữa nào bảo cậu ta giúp tôi phát minh ra một vài , món đồ chơi mới được.” (Thuỷ Bình: “Tôi rất vui lòng.”)

Song Ngư trong mắt Nhân Mã: “Đụng một cái liền khóc, hại tôi nói chuyện trước mặt của cậu ta rất vất vả.” (Song Ngư: “555, đừng ăn hiếp tôi.”)

(Tại sao với ai cậu cũng không thể bỏ được từ ‘chơi’ vậy?)

 

Ma Kết (Nam Dương) (22/12 – 19/01)

Bạch Dương trong mắt Ma Kết: “Tôi thật nghĩ không ra rốt cuộc cuộc sống của cậu ta ra sao?” (Bạch Dương: “Tôi cũng nghĩ không ra cuộc sống của anh như thế nào nữa.”)

Kim Ngưu trong mắt Ma Kết: “Tôi nghĩ rằng đây là một đối tượng không tồi.”

Song Tử trong mắt Ma Kết: “Phiền phức + chán ghét.”

Cự Giải trong mắt Ma Kết: “Để tôi nghĩ thử, ban ngày tôi đi làm, cậu ta ở nhà làm nội trợ, buổi tối…” (Cự Giải: “Tôi lại không phải là XX của anh nha.”)

Sư Tử trong mắt Ma Kết: “Ở cùng với anh ta tôi thêm nở mày nở mặt.”

Xử Nữ trong mắt Ma Kết: “Rất tuyệt nha.”

Thiên Bình trong mắt Ma Kết: “Kẻ lười biếng vĩnh viễn là kẻ thù của tôi.” (Có vẻ hơi khoa trương một chút, bất quá cũng gần như vậy.)

Thiên Yết trong mắt Ma Kết: “Tôi rất khoái anh ấy, chỉ là không biết anh ấy nghĩ về tôi như thế nào thôi.”

Nhân Mã trong mắt Ma Kết: “Phong lưu! Bại gia! Vô năng! Động vật bậc thấp!” (Cậu làm sao có thể nói người ta như vậy chứ?)

Thuỷ Bình trong mắt Ma Kết: “Thứ gì đây?!”

Song Ngư trong mắt Ma Kết: “Lãng phí thời gian của tôi.”

 

Bảo Bình (Thuỷ Bình) (20/01 – 18/02)

Bạch Dương trong mắt Bảo Bình: “Quá thẳng thắn, không đáng để thăm dò nghiên cứu.”(Bạch Dương: “Nghiên cứu tôi làm chi?!”)

Kim Ngưu trong mắt Bảo Bình: “Giống như khúc gỗ vậy, thử hỏi một khúc gỗ thì nghiên cứu làm sao?”

Song Tử trong mắt Bảo Bình: “Sự thay đổi liên tục của anh ta ngược lại có thể làm mất hết khẩu vị của tôi!” (Khúc này Mã cũng không hiểu rõ)

Cự Giải trong mắt Bảo Bình: “Nếu tôi ở cùng với hắn không phải hắn điên thì là tôi điên.”(Cự Giải: “Tôi cũng cho rằng như vậy.”)

Sư Tử trong mắt Bảo Bình: “Chả có gì hết, chỉ là một con sư tử!”

Xử Nữ trong mắt Bảo Bình: “Cậu ta ngoài sạch sẽ ra còn biết làm cái gì nữa?” (Xử Nữ: “Mắt chó nhìn người thấp.”(Đại khái không biết nhìn người, xem nhẹ người khác)

Thiên Bình trong mắt Bảo Bình: “Trong đầu của cậu ta lẽ nào chỉ có lý luận đạo đức?” (Thiên Bình: “Có lẽ vậy.”)

Thiên Yết trong mắt Bảo Bình: “Tôi đối với các ‘ẩn số’ đều rất hứng thú.” (Thiên Yết: “Tôi không phải là con số nha!”)

Nhân Mã trong mắt Bảo Bình: “Người này càng thẳng thắn, không đáng để thăm dò nghiên cứu.” (Nhân Mã: “Tôi vẫn còn chưa đồng ý để cậu thăm dò nghiên cứu nha.”)

Ma Kết trong mắt Bảo Bình: “Lẽ nào cậu ta là người ngoài hành tinh?” (Ma Kết: “Tôi cảm thấy anh tương đối giống hơn đó.”)

Song Ngư trong mắt Bảo Bình: “Tôi cuối cùng cũng đã có thể tra ra được một chút cậu ta rốt cuộc khóc được bao nhiêu lần!” (Song Ngư: “Thôi đi, bản thân tôi còn không nhớ rõ, huống chi là cậu?!”)

 

Song Ngư (19/02 – 20/03)

Bạch Dương trong mắt Song Ngư: “Mong rằng anh ấy không đánh chết tôi…” (Bạch Dương:“Tôi bạo lực như vậy sao?”)

Kim Ngưu trong mắt Song Ngư: “Nếu như tôi hoa tâm (= yêu đương lăng nhăng) anh ta sẽ phát điên mất thôi?!” (Kim Ngưu: “Đi ra chỗ khác, mắc mớ gì tới cậu chứ.”)

Song Tử trong mắt Song Ngư: “Tránh ra! Cái tên không có cảm giác an toàn!” (Song Tử: “Ờ, bái bai!”)

Cự Giải trong mắt Song Ngư: “Anh ấy quả thật là thiên sứ!” (Cự Giải: “Cám ơn!”)

Sư Tử trong mắt Song Ngư: “Vì tránh đắc tội với anh ta, xem ra nói lời tốt đẹp là điều không thể tránh khỏi rồi.” (Sư Tử: “Tốt, cậu cứ nghĩ như vậy thì tốt.”)

Xử Nữ trong mắt Song Ngư: “Cái người này quá tỉ mỉ, tôi thật không muốn vô duyên vô cớ bị cậu ta hoài nghi.” (Xử Nữ: “Cậu không có làm điều gì sai trái tôi tự nhiên sẽ không hoài nghi cậu.”)

Thiên Bình trong mắt Song Ngư: “Tục ngữ nói, tình nhân trong mắt hoá Tây Thi, anh ta không phải là tình nhân của tôi, đương nhiên không đẹp.” (Thiên Bình: “Tôi xỉu.”)

Thiên Yết trong mắt Song Ngư: “Anh ấy sẽ bảo về tôi, tôi rất thích anh ấy.”

Nhân Mã trong mắt Song Ngư: “Mẹ ơi~ Chạy thôi  (Nhân Mã: “Gì vậy! Tôi có khủng bố như vậy không?”)

Ma Kết trong mắt Song Ngư: “???” (Ma Kết: “???”)

Bảo Bình trong mắt Song Ngư: “??????????”       

35
8 tháng 6 2016

Bạch Dương muôn năm

8 tháng 6 2016

haha mình k bạo lực cx k thô lox vậy mà ns thế tức quá bucqua