Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Định hướng
* Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi cần tôn trọng và chấp hành.
* Để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một trò chơi hay hoạt động, cần phải chú ý:
- Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi
- Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn
- Lập dàn ý cho bài nói của mình
- Trình bày ý kiến theo dàn ý, chú ý điệu bộ, cử chỉ…
- Bảo đảm thời gian trình bày, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
2. Thực hành
Bài nói tham khảo
Hội thi đấu vật ở Bắc Giang là một trong những hội thi đấu vật vẫn giữ được nét truyền thống từ xưa đến nay.
Hội vật thường diễn ra tại sớ vật. Sớ vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông tượng trưng cho trời và đất. Thông qua đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.
Quy trình đấu vật diễn ra theo thứ tự sau: trước hết là lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ. Sau đó, hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu thay cho lời chào, lời giới thiệu mở đầu. Tiếp đến là nghi lễ “bái tổ” theo thế ba bước tiến, ba bước lùi. Sau nghi lễ bái tổ là nghi thức xe đài. Xe đài ở Bắc Giang là những thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn câu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông cầu chảy lơ thơ”, “dòng sông thương nước chảy đôi đường”… Cuối cùng là keo vật thờ chính thức diễn ra. Hai đô vật tấn công và chống đỡ bằng những thủ pháp đẹp mắt, khiến người xem ở khán đài không khỏi trầm trồ, tán dương và bàn luận.
Đây không chỉ là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, mà còn là một chiếc cầu nối cho vẻ đẹp truyền thống ngàn đời.
Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
+ Hiểu rõ mục đích của văn bản.
+ Xác định được cấu trúc của văn bản.
+ Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp.
+ Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc.
+ Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản.
Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
- Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động.
- Cấu trúc văn bản đã rõ ràng, logic chưa, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa? Mục đích truyền tải nội dung đã rõ ràng chưa?
- Các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lí hay chưa.
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.
Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.
Tham khảo!
* Điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học:
Tiêu chí | Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học | Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi |
Mục đích | Trình bày quan điểm, tư tưởng đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. | Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng. |
Nội dung | Dùng lý lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học. | Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng. |
Hình thức | Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. | Sử dụng các câu văn trung tính nêu đặc điểm, cấu tạo, thuộc tính, luật lệ của đối tượng được nhắc đến. |
Lời văn | Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. | Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
Mỗi một lễ hội hay một phong tục đều có quy tắc riêng, khi nghe giới thiệu về các quy tắc của luật lệ của những trò chơi, lễ hội em đều thấy rất hào hứng và phấn khởi, em nhận ra được cách chơi và nét đẹp của từng trò chơi, lễ hội, nhân đó bản thân em cũng có thể mở rộng được tầm hiểu biết của chính bản thân mình.
*Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là:
- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình)
Phần 2: liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò hơi hay hoạt động.
Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.
- Về đặc điểm hình thức:
+ Loại văn này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,..) để giới thiệu trình tự thực hiện.
+ Từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan.
+ Sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện.
+ Dùng hình ảnh minh họa, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính.
+ Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc.
*Những đặc điểm ấy có mối quan hệ với mục đích của văn bản:
Đó là mối quan hệ liên kết, gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau. Vì nhờ các đặc điểm giúp em nhận ra mục đích của văn bản và ngược lại, từ mục đích người viết triển khai nội dung bài viết có đầy đủ các đặc điểm cần thiết.