K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

tham khảo

1.

Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.

2

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.

24 tháng 11 2021

 

3.

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

19 tháng 8 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/77792.html

30 tháng 10 2018

Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta

- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

+ Các tỉnh giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

+ Các tỉnh giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi- líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

21 tháng 7 2018

- Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt những thành tựu to lớn, toàn diện.

  + Nước ta đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

  + Từ chỗ thiếu ăn, phải phập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì). Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo.

  + Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. Nhiều khu công nhiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây dựng và đi vào sản xuất.

  + Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước.

- Liên hệ thực tế địa phương: về đới sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất…

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á​Câu 5:​a. trình bày vị trí...
Đọc tiếp

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?

Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á

​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn

Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á

​Câu 5:​a. trình bày vị trí địa lí của khu vực tây nam á. Vị trí đó có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

​b. tây nam á có những nguồn tài nguyên quan trọng nào và chúng được phân bố ở đâu? Tại sao các nước tây nam á trở thành các nước có thu nhập cao

​Câu 6:​ dựa vào hình 11.1 sgk địa lớp 8 và kiến thức đã họv, nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Nam á lại có sự phân bố dân cư ko đều?

​Câu 7:​ hãy phân biệt những điểm khác biệt về địa hình và khí hậu giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông nam á? Khí hậu có ảnh hưởng đến cảnh quan đông á ntn?​

​Mọi người biết câu nào nhắc mình với hoàng toàn là kiến thức địa lí 8 mai m phải thi rồi:'(:'(:'(

4
20 tháng 12 2016

Câu 2:

Sông ngoài Châu á:

-Khá ptrien và có nhìu hệ thống sông lớn như hoàng hà, trường giang, mê công,ấn .hằng

-Các sông Châu á phân bố k đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+Ở Bắc á mạng lưới sông dày và các sông chảy từ nam lên bắc

+ở đông á nam á và đông nam á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn

+ở tây nam á và vùng nội địa sông ngoài kếm phát triên.

C

22 tháng 12 2016

cho xin nick fb đc hk bạn

câu 1. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và hkó khăn gì ? câu 2. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? câu 3. Khu vực Đông Nam Á có những ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu? câu 4. Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi...
Đọc tiếp

câu 1. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và hkó khăn gì ?
câu 2. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
câu 3. Khu vực Đông Nam Á có những ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
câu 4. Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?
câu 5. Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
câu 6. Nêu ý nghĩa giai đoạn Tân Kiến Tạo đối với sự phát triển lãnh thổ của nước ta hiện nay?
câu 7. Cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua?

1

câu 1.

Thuận lợi : dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn
phát triển sản xuất lương thực trồng lúa gạo -> đa dạng về văn hóa -> thu hút khách du lịch
Khó khăn : ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng -> sự chênh lệch về phát triển kinh tế
câu 2.

- do dễ bị tác động từ các nước bên ngoài
- phát triển kinh tế chưa đi đôi với bảo vệ môi trường
câu 3.

các ngành công nghiệp : luyện kim, chế tạo máy, hóa chất thực phẩm
- luyện kim : ở Việt nam, mi-an-ma, phi-lip-pin, in-đô-nê-xi-a
- chế tạo máy móc : việt nam, in-đô-nê-xi-a, ma-lai-xi-a, thái lan
- hoá chất, lọc dầu : ma-lai-xi-a, in-đô-nê-xi-a, thái lan, bru-nây,
- thực phẩm : có ở hầu hết các quốc gia
=> các ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển
câu 4.

thuận lợi :
- tăng cường mậu dịch
- hợp tác để cùng phát triển
khó khăn :
- sự bất đồng ngôn ngữ
- sự khác biệt về thể chế chính trị
- sự chênh lệch vể trình độ
câu 5.

thuận lợi :
- phát triển kinh tế biển, giúp tăng tính phát triển toàn diện cho đất nước
- tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
- vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm
- nhờ đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
- địa hình hiểm trở, núi rừng chiếm 3/4 diện tích, thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
khó khăn :
- luôn phải phòng chống thiên tai : bão , sóng biển, cháy rừng
- bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa,... trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm
câu 6.

Giai đoạn tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn đc kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay. Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo :
- một số vùng núi điển hình là dãy hoàng liên sơn đc nâng lên, địa hình trẻ lại
- hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất...
câu 7.

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội nước ta được triẻn khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tưụ to lớn toàn diện
-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế -xã hội kéo dài. Nền kinh tế ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm . Đới sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.


-từ thiếu ăn phải nhập lương thực nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan , Việt nam, Hoa kỳ) Mỗi năm xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn
-Nền công nghiệp phát triển nhanh,từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường . Nhiều khu công nghiệp mới .Khu chế xuất , khu công nghiệp kĩ thuật cao …được xây dựng và đi vào sản xuất.
-Ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phuc vụ đời sống và sản xuất trên cả nước
-Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước

thanks bạn nhiều nha haha

10 tháng 3 2023

 Câu a :
Phía bắc giáp Trung Quốc 
Phía tây giáp Lào, Campuchia
Phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
 Câu b : 
Ý nghĩa của vùng biển
 *Thuận lợi :
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu
=> Điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

11 tháng 3 2023

a. Biên giới đất liền: Trung Quốc,Thái Lan,Lào,Campuchia

b. 

*Thuận lợi: vùng biển VN có giá trị to lớn về kinh tế,trên biển có nhiều khoáng sản,đặc biệt là dầu khí,hải sản phong phú,có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch,bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi để xây dựng hải sảng,phát triển giao thông vậntải biển,biển nước ta còn là một kho muối khổng lồ

- khó khăn: thiên tai thường xảy ra ( bão, nước biển dâng,sạt lở bờ biển,..) môi trường biển bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân

19 tháng 3 2018

6.

*Đặc điểm tự nhiên VN

1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm
– Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.
– Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

2. Việt Nam là một nước ven biển
– Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
– Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi .
– Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên.
– Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)

4. Thiên nhiên nước ta có sụ phân hoá đa dạng, phức tạp
– Thiên nhiên có sự phân hoá từ :
Đông sang Tây
Thấp đến Cao
Bắc xuống Nam
=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.

*Những thuận lợi và khó khăn của đồi núi

– Thuận lợi:
+ Tập trung nihều khoáng sản: là cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp,
+ Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm (ví dụ),
+ Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng (ví dụ) tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..
+ Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện ( ví dụ)
+ Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để páht triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng. (ví dụ)
– Khó khăn:
+ Thiếu nước vào mùa khô,
+ Địa hình bị cắt xẻ gây khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế…
+ Độ dốc lớn kết hợp với mưa lớn gây sạt lở và xói mòn ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.

19 tháng 3 2018

1. Nêu ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo đối vói sự hình thành lãnh thổ Việt Nam.

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.