K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2017

Trả lời:

a/ =>\(4^4:4=64\)

b/ => \(7^5:7^3=49\)

c/ => \(3^3=27\)

d/ => \(11^2=121\)

e/ => \(5.5^2=125\)

6 tháng 4 2020

Đây là box văn nhé

6 tháng 4 2020

Mk nhỡ ấn nhầm mà!bucminh

4 tháng 11 2017

1, A, x \(⋮\)21,35 và 0 < x < 115

        x \(\in\)B( 21) = { 0 ; 21 ; 42 ; 63 ; 84 ; 105 ; 126 ; ... }

        x \(\in\)B ( 35 ) = { 0 ; 35 ; 70 ; 105 ; 140 }

Mà x \(⋮\)21 , 35 và 0 < x < 115 nên x \(\in\){ 105 }

B, 48, 32 \(⋮\)x và x < 8

   x e Ư( 48 ) = { 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 8 ; 12 ; 16 ; 24 ; 48 }

  x e Ư ( 32 ) = { 1 ; 2 ; 4 ; 8 ; 16 ; 32 }

 Mà x e Ư ( 42 , 32 ) và x < 8 nên x e { 2 ; 4 }

a, \(x-\frac{5}{6}=\frac{-2}{3}\)

\(\Leftrightarrow x=\frac{1}{6}\)

b, \(\frac{-7}{5}+x=\frac{-4}{3}\)

\(\Leftrightarrow x=\frac{1}{15}\)

c, \(x-\frac{2}{5}=-\frac{1}{6}-\frac{3}{-4}\)

\(\Leftrightarrow x-\frac{2}{5}=-\frac{1}{6}+\frac{3}{4}\)

\(\Leftrightarrow x-\frac{2}{5}=\frac{7}{12}\Leftrightarrow x=\frac{59}{60}\)

9 tháng 5 2020

ai làm bài mười hộ mình đi

1. Phó từ là gì? đặt 1 câu có phó từ? hoạt động của phó từ trong câu như thế nào ? 2. So sánh là gì? đặt 1 câu có so sánh ? hoạt động của so sánh trong câu như thế nào ? 3.Nhân hóa là gì? đặt 1 câu có nhân hóa? hoạt động của nhân hóa trong câu như thế nào ? 4. Ẩn dụ là gì? hoạt động của ẩn dụ trong câu như thế nào ? đặt 1 câu có ẩn dụ? 5. Hoán dụ là gì? hoạt động...
Đọc tiếp

1. Phó từ là gì? đặt 1 câu có phó từ? hoạt động của phó từ trong câu như thế nào ?

2. So sánh là gì? đặt 1 câu có so sánh ? hoạt động của so sánh trong câu như thế nào ?

3.Nhân hóa là gì? đặt 1 câu có nhân hóa? hoạt động của nhân hóa trong câu như thế nào ?

4. Ẩn dụ là gì? hoạt động của ẩn dụ trong câu như thế nào ? đặt 1 câu có ẩn dụ?

5. Hoán dụ là gì? hoạt động của hoán dụ trong câu như thế nào ? đặt 1 câu có hoán dụ?

6. câu trần thuật đơn là gì? đặt 1 câu có câu trần thuật đơn ? hoạt động của câu trần thuật đơn trong câu như thế nào ?

7. câu trần thuật đơn có từ là là gì? đặt 1 câu có câu trần thuật đơn có từ là? hoạt động của câu trần thuật đơn có từ là trong câu như thế nào ?

8. câu trần thuật đơn không có từ là là gì? đặt 1 câu có câu trần thuật đơn không có từ là? hoạt động của câu trần thuật đơn không có từ là trong câu như thế nào ?

1
3 tháng 5 2018

Trong SGK Ngữ văn 6 có đó bạn ! vui

23 tháng 7 2017

Nói về quê hương, nhà thơ Đỗ Trng Quân có viết:

"Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng phải nhớ nhiều"

Đối với bản thân tôi cũng thế, Quê hương với bao cảnh vật gần gũi, thân thương!. Nơi ấy có nhiều kỉ niệm ấu thơ luồn đằm sâu trong kí ức. Quê hương tôi có lũy tre xanh ôm ấp xóm làng, có mái đình cổ kính rêu phong, có vườn cây sum suê trĩu quả. Nơi ấy, có bà con lao động cần cù, có tình làng nghĩa xóm, có mái ấm gia đình...

Quê hương tôi - Nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ. Từ nhỏ tôi đã làm bạn với cánh đồng, cây lúa, những cánh diều tuổi thơ mà thời đó chỉ những đứa đồng quê chăn trâu mới có.

Nơi tôi sống không phải là một đô thị phồn vinh nhộn nhịp, không chi chít các nhà máy xí nghiệp,không hiện đại bận bịu như trung tâm thương mại nhưng chính cái mặn mòi sỏi đá, chính cái nắng hanh hao lại như ướp vào lòng người, ướp vào tim mọi người một xứ nghệ tình nghĩa son sắt.Mùa hè ở đây luôn là hình ảnh một cái nắng chói chang, cơn gió. Lào khô rát, những gai góc rì rào của lũy tre…

Ai đi đâu rồi cũng muốn trở về, trở về trong vòng tay ấm áp của mẹ, trở về tựa vào bờ vai vững chắc của cha, trở về bên gia đình và trở về với quê hương. Quê hương là nơi cất giữ những kỉ niệm của tuổi thơ, để rồi khi xa lại lật giở nó để nhớ lại; nơi có cánh đồng bát ngát, nơi có những giọt mồ hôi của cha mẹ đã dìu ta lớn lên, nơi những cánh diều ấy bay cao, bay xa....

23 tháng 7 2017

Quê hương em hiện lên với bao hình ảnh tươi đẹp.Đồng lúa chín vàng ươm như phủ lên một dải lụa vàng trông rất đẹp.Những hàng cây xanh thắm như bao phủ tất cả mọi thứ.Những ngôi nhà mái ngói san sát vào nhau,xen vào đó là những khu vườn.Trong vườn,chim hót líu lo,hội tụ về đây như hát 1 bàn dao hưởng nghe thật êm tai.nhưng vào mùa hè thì sôi động hơn bởi có những tiếng ve sầu kêu râm ran.Chiều chiều,em ra cánh đồng thả diều cùng mấy đứa khác.Có đứa thả cao,cứ đua nhau vươn theo gió,muốn cao hơn nữa,bay xa hơn nữa.Em ngồi 1 chỗ & chú ý lắng nghe tiếng sáo thì mới cảm nhận được tiếng sáo hay như thế nào:Lúc lên cao,lúc hạ xuống,vi vu,trầm bổng.&cũng ngồi nghĩ sau này quê hương em sẽ khác biệt bây giờ rất nhiều do sự chi phối của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau này sẽ không có những cánh đồng vàng ươm mà sẽ được quy hoạch lại thành 1 vùng.&cũng sẽ không có những hàng cây xanh bao phủ mà là các khu công nghiệp sẽ chen lấn.Không còn những ngôi nhà cấp 4 mà là thay =các ngôi nhà biệt thự.&khi đó cũng không có những khu vườn nhỏ bé để trồng các loại cây mình yêu thích.Không có vườn thì chim chóc cũng không tìm đến &đi tìm 1 mảnh đất #.Nhưng dù sao chăng nữa em vẫn mãi luôn yêu quý nó vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình mà

19 tháng 12 2017

2.Hôm 22/12 vừa qua, trường em tổ chức cuộc viếng gia đình của các thương binh, liệt sĩ trong huyện. Khi đến thăm gia đình của Liệt sĩ Nguyễn Văn A, mọi người trong gia đình đều hết sức xúc động. Sự ra đi của anh A, là sự mất mát quá lớn của gia đình. Gia đình anh lúc đó có ba người con, anh là lực lượng lao động chính trong nhà. Khi anh ra đi chị vẫn đang mang thai người con thứ ba. Thông tin anh ra đi, đều khiến mọi người trong gia đình bàng hoàng, chị buồn lắm. Nhưng chị cố níu lại lòng, gượng dậy nuôi ba đứa con khôn lớn thành người. Điều chị nuối tiếc nhất, là thân xác anh mãi nằm lại tại chiến trường miền nam, chưa được về đoàn tụ với gia đình. Khi rời khỏi gia đình chị, ai trong lòng cũng thầm nhủ, rằng sẽ cố gắng góp một phần công sức của mình để có thể giúp gia đình chị.

19 tháng 12 2017

Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy.
Trợ Từ: " chính ": dùng để nhấn mạnh
Thán từ: " ôi" : dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc

Xác định câu miêu tả, câu tồn tại trong những ví dụ sau và đổi lại: a) Đây đó, trên vách đậu còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. b) Hiện nay, vẫn còn nền thờ ở làng phù đổng, tục gọi là Làng Gióng. Mỗi năm đến tháng 4, làng mở hội to lắm c) Trong óc nhà toán học ttrẻ tuổi lóe ra 1 tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó ghi trên giấy. d) Trên...
Đọc tiếp

Xác định câu miêu tả, câu tồn tại trong những ví dụ sau và đổi lại:

a) Đây đó, trên vách đậu còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc.

b) Hiện nay, vẫn còn nền thờ ở làng phù đổng, tục gọi là Làng Gióng. Mỗi năm đến tháng 4, làng mở hội to lắm

c) Trong óc nhà toán học ttrẻ tuổi lóe ra 1 tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó ghi trên giấy.

d) Trên tường treo một bức tranh

đ) Rừng xa gọng tiếng chim gù

Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngà

e) Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít

Trong nhà, ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển.

g) Phong cảnh ở đâu thât đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong hương sắc mùa thu. Thoắt cái, tráng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

0
Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ...
Đọc tiếp

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.

Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh

C. Thánh Gióng D. Cây bút thần

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Bủn rủn B. Binh lính

C. Đầy đủ D. Cuối cùng

Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh

B. Thể hiện sự thân thiện của con người

C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình

1
27 tháng 2 2020

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.

Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh

C. Thánh Gióng D. Cây bút thần

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Bủn rủn B. Binh lính

C. Đầy đủ D. Cuối cùng

Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh

B. Thể hiện sự thân thiện của con người

C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình