Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.
Đề bài: Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
Bài làm
Dàn bài chi tiết
a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có từ bao giờ? Mua hãy may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?
Ví dụ: Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng – màu đồng phục của nhà trường mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.
b) Thân bài:
- Tả bao quát chiếc áo (kiểu áo, loại vải)
- Tả từng bộ phận:
+ Cổ áo hình dáng thế nào? Bình thường hay tròn như lá sen có viền đăng ten không? v.v…
+ Thân áo: Rộng hay vừa? Cúc áo có gì đặc biệt? Hai vạt áo phía trước có in hình gì không? v.v…
+ Tay áo: dài tay, cộc tay hay tay lửng?
- Thường ngày đi...
Dàn bài gợi ý tả chiếc áo
a) Mở bài
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: Là áo gì? Cũ hay mới? Đã mặc bao lâu?
b) Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ,….)
+ Áo màu gì?
+ Chất vải là gì? Tác dụng như thế nào?
+ Dáng ra sao? Tay áo như thế nào? Mặc thấy thế nào?
Tả từng bộ phận (thân áo, khuy áo, nẹp, khuy áo …)
+ Cổ như thế nào? Cứng hay mềm?
+ Áo có túi hay không? Tác dụng của túi thế nào? Túi đẹp hay xấu?
+ Hàng khuy màu gì và được khâu rất thế nào?
c) Kết bài:
Tình cảm của em với chiếc áo.
+ Em có thích hay không thích chiếc áo?
+ Em có cảm giác như thế nào khi mặc áo?
tháng Sáu, nước trôi đầy đồng.Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa CA DAO TỤC NGỮVỀ THỜI TIẾT- LAO ĐỘNG SẢN XUẤTSấm động, gió tan***Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưaTháng ... chống càng tốt, nhiều cột càng bền***Kiến đen tha trứng lên cao,Thế nào cũng có mưa rào rất to.***Mồng bốn cá đi ăn thề,Mồng
Cờ tướng ;xếp hình : trí não
Đấu vật và đá cầu mk chịu
-Tk cho mk nha-
-Mk cảm ơn-
- Cờ tướng,xếp hình là những trò chơi rèn luyện trí thông minh
- Đấu vật,đá cầu là những trò chơi rèn luyện sức khỏe
Tk mình nha!~ Chúc bạn hok tốt!~
Mình là...nè! Hôm qua mình nghe nói bạn được cô khen phải không? Trường bạn có bao nhiêu bạn được điểm cao như bạn? mình thì biết yếu điểm hơn bạn rồi! Thôi hôm sau nói tiếp nhé!
Chắc chắn chơi trò bịt mắt bắt dê rất vui!
Hôm nay đi vô chơi thú vị quá!
Chúc hok tốt nha Nguyễn Phước Thiên Lộc
1 bài tập đọc tuổi ngựa khổ thơ cuối ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
bài làm
Bài thơ ngũ ngôn “Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên, hóm hỉnh và ý vị.
Khổ đầu, con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con tuổi gì?". Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lí sâu xa. Biết tính nết con từ khi còn nằm trong bụng, mẹ nói về hồn vía "Ngựa con" của mình với tất cả tình thương:
" Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi".
Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào "yên một chỗ" Chắc là "Ngựa con" chạy nhảy và "hí" suốt ngày?
Khổ thơ thứ 2, "Ngựa con" nói lên những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ mà chú sẽ "phi" tới. Sẽ tới miền trung du qua ngọn "gió xanh". Sẽ tới vùng đất đỏ qua ngọn "gió hồng". Sẽ vượt qua những triền núi đá "mấp mô” chốn đại ngàn qua ngọn "gió đen". Và con sẽ mang về dâng mẹ hiền "Ngọn gió của trăm miền" ở bốn phương trời với bao hương vị, ở "trên những cánh đồng hoa".
Có "Lóa màu trắng hoa mơ - Trang giấy nguyên chưa viết”.
Có "Mùi hoa huệ ngạt ngào" mà con không thế "ôm hết".
Và còn có:
"Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại".
Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường.
Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của "Ngựa con". Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ:
"Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường".
Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt.
"Tuổi Ngựa" là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp
Bài 1 :
1 m2 = 0,000001 km2
1 cm2 = 0,0001 m2
1 dm2 = 0,01 m2
1 cm2 = 0,01 dm2
Bài 2 :
Cách vẽ bàn cầu cơ: - Lấy tờ giấy A4, viết 24 chữ cái, sau đó 1 bên viết ra Thần - Thánh - Ma- Quỷ,1 bên thì ghi Đúng - Sai- Có - Không,còn góc phía dưới thì ghi là thăng.
1 đồng tiền cắc hay một miếng ván hòm cắt hình tam giác, có khoét lỗ
LƯU Ý* Khi hỏi thì phải nhớ chữ cái dể ghép thành câu trả lời* Không được chơi hơn 10 lần sẽ bị giảm tuổi tho.* Khi hỏi xong phải để đầu óc thanh thản, không được suy nghĩ gì trong đầu, (nếu suy nghĩ thì câu trả lời sẽ không được chính xác)* Nhất thiết phải chơi từ 3 người trở lên (nếu chơi 1 người thì sẽ bị nhập)* Nếu như đồng tiền đi vào chữ Quỷ thì hãy nói là THĂNG (không nên chơi với quỷ)* Không được đẩy đồng tiền, tự đồng tiền sẽ chạy* Không được cầu cơ ở chỗ có Phật* Khi tìm đủ số người chơi thì đặt 1 ngón tay lên đồng tiền và đọc thần chú (không được đẩy đồng tiền)
Câu thần chú là:"Cầu ma quỷ thánh thần trên thiên đàng dưới điện ngục xin hãy nhập vào đồng xu này, 3 nén hương thắp sẵn. Xin mời người lên chơi xin mời người lên xơi, làm cho cơ quay cờ chạy vòng vòng. Xin mời người lên chơi, xin mời người cùng xơi."
~Hok tốt~
bài 1 mk ko hiểu