K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2018

Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua.

Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đừng tuổi”

Mở đầu khổ thơ vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” ,tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”

“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.

Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này !

29 tháng 7 2018

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Phong cảnh mùa thu hiện ra thật rõ nét. Nắng mùa thu đang nồng đượm. Mưa mùa hạ vơi dần nên âm thanh của sấm cũng không còn làm cho con người ta giật mình, hốt hoảng. Mùa thu không những làm cho hàng cây như già dặn hơn, đứng tuổi hơn mà mùa thu càng làm cho hàng cây như vững vàng hơn trước những biến cố của thiên nhiên. Cây lá mùa thu vẫn nhuốm buồn vì lá dần ngả sang màu úa theo qui luật của thiên nhiên nhưng nó vẫn mang một dòng nhựa rạo rực, tràn trề sức sống. Khi thu đến, nó đã chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của mình. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi và sấm đã gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là hình ảnh con người từng trải trước những tác động của ngoại cảnh, những biến cố bất thường của cuộc đời.

Với bút pháp tả thực về thiên nhiên, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu, thấy được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu. Tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình dị mà tươi tắn, sống động, nó tôn thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

25 tháng 8 2016

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

  – Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.

 

– “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình.

 Phân tích:

  Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. 

  –  Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

 

“Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

“Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

–  Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.

+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

    Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người.

  –  Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa

 

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

  Đã vơi dần cơn mưa”

+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.

+ Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

–  Hình ảnh ẩn dụ:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu.

+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời.

-> Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ.

 Đánh giá:

  Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả.

29 tháng 3 2020

luôn có tình yêu thương trong cuộc sống muôn màu của chúng ta

30 tháng 3 2020

LUÔN CÓ SỰ YÊU THƯƠNG Ở THẾ GIỚI MUÔN MÀU NÀY

1.đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi .Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh. Trời ko gió, nhưng ko khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, đất ẩm và dược khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rinh khiến người ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua môt lớp thủy tinh.( Trích...
Đọc tiếp

1.đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi .

Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh. Trời ko gió, nhưng ko khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, đất ẩm và dược khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rinh khiến người ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua môt lớp thủy tinh.

( Trích - Đất rừng phương nam của đoàn giỏi)

câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên

câu 2 : chỉ ra các biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn

câu 3 : các từ sau thuộc từ loại nào : yên tĩnh , sông ngòi, thở , óng ánh, nhìn , thảo mộc

câu 4 : nêu nội dung chính của đoạn văn trên

Các bn giúp mik với mik đang cần gấp

0
Câu 1:: Cho câu thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn” (Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.a, Tre trông thanh cao, giản...
Đọc tiếp

Câu 1:: Cho câu thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn” (Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)

a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:

a, Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b, Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

c, Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

2
5 tháng 8 2020

bạn tham khảo bài làm của mình  tại  link  sau

https://olm.vn/hoi-dap/detail/260163287044.html

Hoặc  vào TKHĐ của mình  bấm vào link

Câu hỏi của Nguyễn Thùy Dương - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

6 tháng 8 2020

Bạn có thể cho mình đáp án chi tiết được không!

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0
18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều

Câu 1:: Cho câu thơ sau:“Rồi Bác đi dém chăn”(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo. a, Tre trông thanh cao, giản...
Đọc tiếp

Câu 1:: Cho câu thơ sau:

“Rồi Bác đi dém chăn”

(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)

a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:

a, Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b, Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

c, Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

1
31 tháng 7 2020

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Hcst : bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới.

b) Bạn tham khảo bài làm của mình tại link sau :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/258922213486.html

Hoặc  vào Thống Kê Hỏi Đáp của mình bấm vào link

Câu hỏi của Phạm thuỳ Duyên - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

Câu 2 :

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

CN : tre          Cấu tạo : DT

VN :trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.        Cấu tạo : CTT

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

CN :Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô               Cấu tạo :  CDT

VN :là một ngày trong trẻo, sáng sủa.      Cấu tạo :  CDT

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

CN : Cây tre                 Cấu  tạo : DT

VN :là người bạn thân của nông dân Việt Nam.                  Cấu tạo : CDT

Câu 3 :

a) Thiếu Chủ Ngữ 

sửa lại:

Truyện  “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b) Đúng

c) Thiếu chủ ngữ

sửa lại :

Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc,văn bản ''Cô Tô '' đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

20 tháng 2 2020

a)Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ:So sánh

... Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...

Tác dụng:Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.
b)Rút ra bài học:. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.Ngòi bút tài hoa

Tâm hồn và tài năng