Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt nhiệt cao, độ ẩm lớn.
- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng.
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm
- Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu của thị trường còn rất lớn.
- Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
b. Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta: cà phê, hồ tiêu, điều,….
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.
1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:
- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển của xã hội.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.
- Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.
- Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.
- Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.
2. Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Đất trồng:
+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.
+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.
+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.
- Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.
- Nguồn nước:
Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.
- Sinh vật:
Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.
Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.
+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.
+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.
- Đường lối chính sách:
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)
+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL
- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.
b. Khó khăn.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.
- Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.
- Thị trường lương thực không ổn định.
3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.
a. Thành tựu sản xuấ lương thực
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.
Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).
- Năng suất lúa tăng mạnh.
+ Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.
+ Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.
- Sản lượng lúa đã tăng mạnh
Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.
Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.
b. Phân bố:
* Cây lương thực
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.
- Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
* Cây thực phẩm
- Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).
- Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
1.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.
- Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. ... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ... kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu ... Đ i h i VIII, chiến lợc phát triển kinh tế xà h i 1991 - 2000, Đ i h i IX ... trong sự nghiệp ...
a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.
Ví dụ:
- Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
a. Những thuận lợi chủ yếu:
- Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phảm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
- Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
- Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
b. Những khó khăn chủ yếu:
- Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.
- Thiên tai (lũ ở vùng cao, lụt ở đồng bằng, hạn hán, bão, côn trùng, dịch bệnh…), tính chất bấp bênh trong nông nghiệp.
a) Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới
- Những thuận lợi chủ yếu:
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).
+ Khả năng: xen canh, tăng vụ lớn.
+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.
- Những khó khăn chủ yếu:
+ Tính thời vụ khắt khe trong nông nghiệp.
+ Thiên tai, tính bấp bênh của nông nghiệp.
b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả...) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới.
Ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến
1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)
- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:
Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…
Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.
Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…
+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.
+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.
+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.
- Chính sách
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
c. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.
3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay ở đồng bằng sông Hồng
+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
hình như đây là CN mà