K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2018



                “Thạch Đà quê hương yêu dấu” là một cuốn sách hay, được viết bởi chính những người con của Thạch Đà xa quê. Đọc “Thạch Đà quê hương yêu dấu”, chúng ta sẽ được trở về với miền quê Thạch Đàgiàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng trong dòng chảy chung của dân tộc, thấy được con người Thạch Đà hiền hòa, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Để rồi, trong mỗi chúng ta ngày càng cảm thấy yêu quý và tự hào hơn về miền quê Thạch Đà yêu dấu.

              Với những tư liệu sinh động, phong phú và cách kể chuyện tự nhiên, với những ngôn từ giản dị, gần gũi, tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành thân thiết trong hành trang của mỗi người, gắn kết tình cảm và nâng bước cho những người con Thạch Đà xa quê tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, vươn lên giành những đỉnh cao mới trong công việc và cuộc sống; chung tay góp sức xây dựng quê hương Thạch Đà giàu mạnh. Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần nhỏ bé của những người con xa quê gửi về quê hương Thạch Đà yêu dấu.

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan...

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân ... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống... không thiếu thứ gì. Đặc biệt trong đền có sập đá, khánh đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ, có võng đàPo đòn cong nghi vệ của bậc nữ tướng. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Bằng tấm lòng "hằng tâm, hằng sản" của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối "chồng diêm tầng 4 mái". Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế... Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp "rồng chầu, phượng đón" vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Toà tiền bái 5 gian được làm bằng gỗ lim nguyên cây khá bề thế. Bờ nóc của toà này đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán "An Biên cổ miếu", hai bên có phượng chầu. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian. Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là "thông điệp văn hoá" gửi lại cho đời sau. Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình. Chính giữa dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ nữ đảm đang phúc hậu. Từ tuổi hoa niên, Lê Chân đã nức tiếng đẹp người đẹp nết, có chí khí hơn người. Viên quan cai trị nhà Hán đòi lấy làm tì thiếp. Ông bà Lê Đạo kiên quyết khước từ, cho con lánh về vùng ven biển huyện An Dương. Tên quan dâm ác đã giết hại cha nàng. Thù nhà nợ nước, Lê Chân quyết chí phục thù, ngầm chiêu mộ lực lượng, lập nên trang trại ở vùng đất mới, vừa chuẩn bị lương thực, vừa rèn luyện lực lượng chờ thời. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh. Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Nữ tướng ra sức tổ chức lực lượng bố trí đồn trại, lại mở lò vật để rèn luyện quân sĩ. Tương truyền ở làng Mai Động, ngoại thành Hà Nội hãy còn dấu vết sới vật do Lê Chân đặt. Năm 43, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân đã chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh. Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, Hai Bà Trưng phải tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn thuộc Hà Nam bây giờ, lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chẹn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè - An Biên cổ miếu ngày nay. Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay. Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng "Kinh điển" trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trài, lên đền rồi xuống phủ.

Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá "Viên khung" của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.

   Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng, một miền đất đẹp, đặc sắc về văn hóa, giàu truyền thống lịch sử. Có thể ví Đồ Sơn hay Cát Bà là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, dải công viên ở trung tâm thành phố và hồ Tam Bạc là lá phổi xanh là thì đền Nghè chính là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố. Đến với Hải Phòng, bạn đừng quên ghé thăm đền Nghè để hiểu hơn về con người nơi đây.

.Đền Nghè là nới thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh, vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Cùng với hai bà trưng, nữ tướng đã lập nhiều chiến công như giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Thanh, được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ - Hải Phòng ngày nay. Đền Nghè ban đầu là một ngôi đền nhỏ làm từ tre, gỗ, qua nhiều lần, nhiều đời tôn tạo, đền Nghè có quy mô như ngày nay. Kiến trúc của đền Nghè mang đặc trưng kiến trúc của nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay đền Nghè năm lặng lẽ trên một con phố rất yên bình là phố Lê Chân gần với trường tiểu học minh khai, trường cấp ba ngô quyền và nhìn ra quảng trường trung tâm thành phố.

Cổng đền Nghè được xây dựng theo kiến trúc truyền thống – lối Tam Quan gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính của đền thưởng được mở vào những dịp lễ quan trọng còn cổng phụ được mở suốt ngày đêm để du khách đến thăm viếng. Cổng đền Nghè khá quy mô gợi nhớ đến hình ảnh cổng của những cung điện đền đài thời trung cổ trước đây. Phía trên của cổng được đắp nổi tượng rồng với hình ảnh song long chầu nhật nguyệt. Bước sau cánh cổng đền, du khách sẽ bước vào không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đền Nghè, đền Chính nằm bên tay phải. Phía cửa đền có một cái lư hương đồng lớn, chính là nơi du khách thắp hương và khấn vọng từ phía ngoài vào. Tiếp theo là ban Trình – nơi thờ của hội đồng các quan và cũng là nơi đặt lễ, sớ chính của mọi người. Trong điện còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và trạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi. Giá trị nhất là bức cuốn thư với dòng đại tự “An Biên Cổ Miếu”. Hai bên điện có đồ tế khí bởi bà lê chân là một nữ tướng người ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao … và các sập đá, kiệu gỗ… Trong đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống. Hai bên đền chính là giải vũ được xây dựng theo lối nhà cổ, mái ngói, cột gỗ, đây cũng là nơi khách thập phương chuẩn bị đồ lễ để vào viếng thăm đền. Phía trong cùng là hậu cung nơi đặt di tượng nữ tướng. Đây là một bức tượng cổ, tinh xảo và có nhiều giá trị. Hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ trọng là lễ giỗ bà Lê Chân, ngày thường được khép kín vừa tạo sự tách biệt, vừa tạo không khí trang nghiêm. Đền Nghè có một kiến trúc độc đáo khác hẳn với các đền chùa khác là không xây kín mà để thoáng ở hai bên, theo quan niệm về phong thủy, âm dương và trời đất của người xưa.

  Điện Tứ Phủ nằm đối diện với cổng vào, công trình này mới được tôn tạo, đem lại vẻ khang trang bề thế xong vẫn giữ lại được nét cổ kính truyền thống. Trong điện là nới thờ ban Trần triều, thờ Đức thánh Trần - Trần Quốc Tuấn; ban thờ mẫu là mẫu thượng thiên, mẫu thượng ngàn , mẫu thoảivà thờ các ông hoàng làông hoàng 7 vàông hoàng 10. Nơi đây không khí trang nghiêm, khói hương trầm mặc, gợi sự thoát tục.

 Nhà Bia xây dựng theo kiểu long đình là nơi lưu giữ một tấm bia cổ làm bằng đá, cao 1,5m, rộng 0,85m, dày 0, 2 m. Bia được ghi bằng chữ Hán tóm tắt lại tiểu sử và chiến công bà lê chân. Hai bên nhà bia còn giữ lại bốn pho tượng cổ là tượng voi đá và ngựa đá, theo quan niệm của người xưa đây là người bạn đồng hành vào sinh ra tử cùng nữ tướng.5. Đền Nghè có khoảng sân rộng với cây xanh, cây cảnh, tạo không khí nên thơ, yên bình.6. Lễ hội nữ tướng lê chân thắng chận được tổ chức hàng năm vào tháng ba âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước từ đền Nghè đến tượngđài nữ tướng và múa lân. Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún.Đến viếng đền nghè, chúng ta tạm bỏ cái ồn ào, xô bồ tấp nập, cái bon chen của cuộc sống thường ngày để đắm mình vào không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh. Lúc đấy chúng ta trở về với chính mình và cõi tâm linh để tìm thấy cõi yên bình trong cuộc sống của mỗi người. V ào dịp Tết âm lịch sau khi viếng đền Nghè, người dân có thói quen mua gạo và muối được gói trong những mảnh giấy đỏ (hồng điều) với mong ước một năm no đủ, tình cảm đậm đà. Đây trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.

Đến thăm đền nghe nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Biết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì hội nhập như bây giờ, chúng ta hãy biết giữ lấy truyền thống văn hóa đó để hội nhập, để biết tự hào về dân tộc mình

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

 

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.

Tham khảo

 

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

 

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

 

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

Viết thuyết trình về Bà Nà(dựa theo gợi ý ở dưới làm giúp tôi,đừng ghi gì khác)I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Ngũ Hành SơnVd: Đà Nẵng là thành phố đáng sống thu hút du khách bởi vẻ đẹp đặc biệt “núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi”. Ngoài ra nó còn là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc nước ta. Nhắc đến Đà Nẵng, người ta cũng nhớ ngay tới những triều...
Đọc tiếp

Viết thuyết trình về Bà Nà(dựa theo gợi ý ở dưới làm giúp tôi,đừng ghi gì khác)

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Ngũ Hành Sơn
Vd: Đà Nẵng là thành phố đáng sống thu hút du khách bởi vẻ đẹp đặc biệt “núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi”. Ngoài ra nó còn là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc nước ta. Nhắc đến Đà Nẵng, người ta cũng nhớ ngay tới những triều đại lịch sử đã chống lại sự xâm lược lần đầu tiên của thực dân Pháp và những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi bật nhất là Ngũ Hành Sơn.
II. Thân bài:
1. Vị trí địa lí: Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn.
2. Giải thích tên gọi:
- Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của năm ngọn núi thuộc Đà Nẵng. Đây là nhóm núi đá nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn.
- Tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt tên đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương - ngũ hành.
3. Đặc điểm, sinh thái:
 a. Đặc điểm, sinh thái chung:
 - Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa. Dần dà, vì bị nước mưa và khí hậu tác động xói mòn
 tạo ra những hang động và hình thù kỳ thú, độc đáo.
 - Đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi.
 - Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía
 tây và nam là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ.
 - Các loại thảo mộc quý có ở đây là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung nhân thảo lài trắng, Cảnh thiên Mộc tê, Chương não, Thử lý, Tứ quý... Về hoa rừng có nhiều loại phong lan. Về động vật có
 loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim hải yến,...
 b. Đặc điểm mỗi ngọn núi: Từng ngọn núi của Ngũ Hành Sơn đều thể hiện một vẻ đẹp đặc trưng
 của nó về vị trí, chất liệu đá, hình dáng, chùa chiền, hang động.
* Kim Sơn:
- Là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây.
-
sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng.
* Mộc Sơn: -
* Thuỷ Sơn:
- Nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m.
- Ở Thủy sơn có chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, Cổng trời, chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài, động Tàng Chơn...
* Hỏa Sơn:
- Ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn.
 Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn và bên cạnh
 dòng
 - Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.
 Ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn.
 - Dù mang tên là “mộc”, nhưng cây cối ở đây rất ít.
  
 - Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được nối liền với nhau bằng một
 đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.
- Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, chóp núi tròn nhô lên cao hơn.
- Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây.
* Thổ sơn:
- Là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau.
- Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. - Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.
5. Vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn:
 - Với các tên gọi được đặt theo thuyết ngũ hành gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và
 Thổ Sơn, mỗi ngọn núi ở đây lại mang trong mình những câu chuyện truyền thuyết cùng vẻ đẹp huyền bí khác nhau. Tất cả tuy không đồ sộ, hoành tráng nhưng lại mang đến nhiều cung bậc cảm
 xúc khác nhau nhờ vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo.
 - Điều thú vị trong hành trình khám phá Ngũ Hành Sơn là sự đan xen của hệ thống hang động kỳ
 ảo cùng quần thể chùa chiền cổ kính.
 - Các ngôi chùa ở đây hầu hết đều có thế tựa lưng vào núi, tuy nằm không quá cao nhưng tĩnh mịch, linh thiêng. Cùng với những làn gió mát dịu từ biển thổi vào và không gian xanh của núi
 non, cây cối, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được một cõi bình yên, thanh thản.
- Đứng trên cao, du khách có thể dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo chân sóng, phóng tầm mắt bao quát phong cảnh mang mây bay gió thoảng, những làn sóng nhẹ xô đuổi vào bờ cát trắng.
- Chiều xuống, người người nhộn nhịp ra tắm biển, hóng gió, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ngoài khơi..., lòng người như đã giao cảm được sở hữu đất trời.
- Đến Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian của những lễ hội, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp..., mà còn sở hữu được một kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời bên bãi biển núi sông.
6. Vai trò của Ngũ Hành Sơn:
- Ngũ Hành Sơn sở hữu vẻ đẹp hội tụ của vùng trời biển, non nước hữu tình với những giá trị lịch
sử, văn hóa và tâm linh sâu sắc.
- Ngũ Hành Sơn được ví là hòn non bộ đồ sộ giữa lòng thành thị Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân quyến rũ đối với khách du lịch mỗi khi tới với miền Trung trên hành trình khám phá những di sản toàn cầu.
- Ngũ Hành Sơn có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
III. Kết bài: Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Dạo Ngũ Hành Sơn trong nắng vàng hay tiết trời êm dịu, lưng thấm đẫm mồ hôi nhưng luôn thấy nhẹ lòng, bỏ quên sau lưng bao chuyện thế gian.

 

1
16 tháng 3 2022

mình thấy cái dàn ý quá chi tiết rồi, bạn chỉ cần thêm các từ nối với các ý thế là xong bài ròi;-;

30 tháng 11 2018

Trong nền văn học đồ sộ của Việt Nam, để làm nên các tác phẩm thực sự có giá trị không thể kể đến công lao của các hình thức thơ mà các nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Nếu nói nội dung là phần hồn của bài thơ, bài văn thì hình thức thơ lại được xem là phương tiện truyền tải để những nội dung ấy, quan niệm của tác giả có thể đến được với bạn đọc. Một trong những thể thơ được xem là mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam có thể kể đến là thể thơ Lục Bát.

So với nền văn học già lâu đời như nền văn học Trung Hoa, nền văn học Việt Nam có thể coi là non trẻ hơn. Nhưng qua bao thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sau đó tiếp thu, chọn lọc một cách có sáng tạo vào Việt Nam, sự chọn lọc này hoàn toàn sáng tạo, bởi người Việt Nam ta chỉ tiếp thu những cái phù hợp nhất với quốc gia, dân tộc mình, và sự kế thừa đó không phải sao chép mà là sáng tạo. Nhìn lại quá trình tiếp thu ấy ta có thể thấy được bản lĩnh dân tộc của con người Việt Nam.

Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Những câu thơ trên thể hiện được tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu Việt Bắc. Nhưng ở đây ta quan tâm đến cách gieo vần của bốn câu thơ này. Như ta thấy, câu thơ cuối của câu lục kết khúc là chữ “ta” thì trong câu thơ thứ tám của câu bát được hiệp vần bằng từ “tha”. Tương tự, câu bát kết thúc bằng vần “ông” thì câu cuối của câu lục lại được hiệp vần bằng từ “không”. Chính vì đảm bảo những quy tắc trên mà những câu thơ lục bát đọc lên rất dễ nhớ, dễ hiểu, dù đọc một lần thì người đọc cũng có thể có thể đọc lại.

Về thanh điệu của bài thơ Lục bát ta có thể thấy, chữ thứu hai và chữu thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu , hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.

4 tháng 12 2018

cảm ơn bn nha :3

14 tháng 12 2016

Mở bài:

Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.

Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.

Kết bài:

Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.

Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương


 

14 tháng 12 2016

Mở bài:

Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.

Kết bài:

Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.