Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tục ngữ đã nói về sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. “Đi một ngày đàng” tức là đi trải nghiệm, khám phá, là quãng thời gian mà chúng ta đi đây đi đó tìm hiểu những điều xung quanh. “Học một sàng khôn” là tích lũy được kinh nghiệm, bài học, tìm hiểu được những điều hay, cái mới. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, với cách nói nhân quả, một bài học đạo lý đã được gửi gắm đến con cháu muôn đời: Con người ta cần đi đây đi đó, cần trải nghiệm những cái hay cái mới thì mới có thể tích lũy được những kinh nghiệm sống, những bài học hay và quý giá
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
A. Đơn xin chuyển trường.
B. Biên bản đại hội Chi đội.
C. Thuyết minh cho một bộ phim.
D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã
C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).
Câu 1: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
-Lập luận là một ý kiến được củng cố và chứng minh bằng lý lẽ và/hoặc bằng chứng.
mình nghĩ dựa vào cái định nghĩa của nó để xác định (không chắc chắn lắm, ahihi... )
. Luận điểm là gì?
a) Trong bài văn Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:
- “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”
- “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”
Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.
Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
Đới ôn hòa là nơi có nền công nghiệp phát triển sơm nhất, cách đây khoảng 250 năm
+Trong công nghiệp có 2 nghành quan trọng: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến
+3/4 sản phẩm công nghiệp của thế giới là do đới ôn hòa cung cấp
+Nền công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật
+ Các nước công nghiệp hàng đầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Ảnh, Pháp,..
1. Viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây.
2. Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
3. Miêu tả chân dung một người bạn thân.
4. Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
5. Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
6. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
7. Tả dòng sông quê em.
8. Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
9. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
10. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Tổng hợp : một số đề văn nghị luận lớp 7 :
(1)Giải thích câu tục ngữ ''lá lành đùm lá rách'' ?
(2)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''uống nước nhớ nguồn''
(3)Chứng minh rằng nói dối có hại ?
(4)Giải thích câu tục ngữ ''đi một ngày đàng, học một sàng khôn'' ?
(5)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''thương người như thể thương thân'' ?
(6)Em hãy chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của chúng ta ?
#)Chúc bn học tốt :D
Nếu cần bảo mk mk sẽ chỉ thêm cho :P