Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."
Đặc điểm của các thể thơ trung đại :
1.Thể thơ :
- Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
+ Thơ cổ phong
+ Thơ đường luật : . Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
. Thất ngôn bát cú
Thơ dân tộc : . Song thất lục bát
. Lục bát
2.Đặc điểm riêng của từng thể loại :
a ) Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
* Thơ cổ phong : ( Ví dụ : Bài ca Côn Sơn – nguyên tác )
(Cổ thể ) – Thể thơ xuất hiện từ đời Đường, về sau không theo luật định, có số câu, số chữ, không hạn định.
* Thơ đường luật : Được đặt ra ở đời Đường, Trung Quốc.
- Dạng cơ bản :
+ Tuyệt cú ( Thơ 4 câu ) :
. Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ Bát cú ( Thơ 8 câu ) :
. Thất ngôn bát cú
+ Bài luật : Kéo dài số câu của thơ Đường luật
Thể thơ có niêm luật chặt chẽ, gò bó nhất trong lịch sử thơ ca.
Thể thơ : “Thất ngôn bát cú” được xem là thể thơ tiêu biểu.
* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú :
- Số câu chữ : 7 chữ, 8 câu
( Thơ tuyệt cú : 7 chữ, 4 câu )
- Gieo vần :Một vần : Cuối câu 1,2,4,6,8.
( Thơ tứ tuyệt : Vần thường gieo cuối câu 1,2,4
hoặc 1,4
Niêm luật : + Nhất tam ngũ bất luận
1 3 5
Nhị tứ lục phân minh
2 4 6
T B T
B T B
- Ví dụ : Bước tới đèo ngang bóng xế tà
T B T
- Luật : Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh trắc (T)
=> Luật trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng (B)
Luật bằng
Đối : Các cặp câu : 3 – 4
5 – 6 Đối ý, đối thanh
- Bố cục : Đề, thực, luận, kết.
( Thơ tứ tuyệt : Khai, thừa, chuyển, hợp )
***Lưu ý : Có những bài thơ thường không theo bố cục trên -> Sáng tạo .
b ) Các thể thơ có nguồn gốc dân tộc :
* Song thất lục bát : 2 câu, 7 chữ
-> Câu 6 chữ, câu 8 chữ.
Lưu ý : Có những trường hợp vị trí thay đổi.
( Câu 6,8 -> Câu 7,7 )
Kết hợp vần : Vần lưng + Vần chân
Cách ngắt nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2 ( Câu 7 chữ )
3/3
Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm
Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”
Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ ,đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam . Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là thay mặt tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập , tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.
Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng.
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”
Là một lời buộc tội đanh thép, mạnh mẽ, là lời cảnh cáo quyết liệt dành cho giặc ngoại xâm. Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cũng không hề khiếp sợ trước bất kì một thế lực nào khi chúng có âm mưu thôn tính nước ta. Dân tộc ta nhất định chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, có tướng tài, quân giỏi. Kẻ địch nhất định thảm bại.
“Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”
Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử.
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Câu 1(2 điểm ) Trình bày ý nghĩa bài thơ " Sông núi nc Nam "
Câu 2 ( 1,0 điểm ) Qua vb " Cuộc chia tay của .... bê" tác giả muốn đề cập đến quyền j của trẻ em ?
Câu 3( 2,0 điểm )
a) Thế nào là quan hệ từ ?
b) Đặt câu vs các QHT
Vì....... nên......
Nếu .............. thì.........
Câu 4 ( 5,0 điểm )
Biểu cảm về người thân ( ông , bà , cha , mẹ ,anh ,.... )
Đề bài: cảm nghĩ của em về ngôi trường thân yêu
BÀI LÀM
Trong ký ức tuổi học trò trường học là ngôi nhà thứ hai trong tim mỗi người. Đó là nơi chan chứa những kỉ niệm ngọt ngào giữa thầy cô, bạn bè và cũng là nơi trao dồi những kiến thức vô cùng rộng lớn cho chúng ta. Và nơi đó còn chứa cả những hình ảnh thân thương và cả những kỉ niệm không bao giờ quên được trong mỗi người. Ngôi trường Lê Lợi của em cũng vậy, nơi đó đã cho em rất nhiều thứ quí giá trong cuộc sống.
Trường Lê Lợi nhìn từ xa thật rộng lớn và khang trang, khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời. Cánh cổng trường luôn rộng mở đón chúng em vào như mẹ hiền yêu thương đón em hằng ngày. Sân trường luôn được bao phủ bởi những hàng cây xanh biếc. Ba dãy lớp học với những bức tường sơn xanh và những cánh cửa kính choang làm cho trường em thật hiện đại. Trên đỉnh cột cờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trước gió như đang vẫy gọi các bạn học sinh chăm học cùng tiến về tương lai rạng ngời.
Ngôi trường này đã để lại cho em những kỉ niệm đẹp khó phai như những buổi dọn vệ sinh cực nhọc nhưng lại rất vui. Những ngày tháng học tập mệt mỏi và những ngày thi thức đêm thức khuya để làm bài tập. Hay ngày " Nhà giáo Việt Nam" ai cũng xúc động với công lao của thầy và cô. Ngày liên hoan chia tay bạn bè và chào đón những ngày hè phượng rơi xiết bao nỗi buồn, nhớ thầy cô và bạn bè, nhớ mái trường. Những ngày ấy cứ trôi dần làm cho sân trường càng thắm đượm những tình cảm ngọt bùi giữa thầy và trò.
Đã có lời bài hát:" Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu...."
Lời bài hát ấy đã hiện lên trước mắt em về một ngôi trường thân thương đầy cảm động. Với những hàng cây xanh um và bên những lớn học thì có những thầy cô hằng ngày dạy bảo chúng em để biến những ước mơ, những khát khao của chúng em thành sự thật.
Trường học là nơi không chỉ chứa ta mà còn có cả những thầy cô và bạn bè. Thầy cô là người đã cho em rất nhiều kiến thức và cả những tình cảm chân thật của tuổi học trò. Nhiều khi có những học trò gây gỗ nhau trong chính ngôi nhà này, thầy cô luôn là người công minh để xử những vụ không mong muốn ấy. Là người thầm lặng, không quản khó khăn, cực nhọc chăm lo cho từng thế hệ học sinh, thầy cô đã khiến em hiểu được tình cảm giữa thầy và trò thật ngọt ngào và đầy cảm động.
Có những lúc ta ngồi bên hàng ghế đá thơ thẩn một mình về điểm số không mong muốn, và cũng chính lúc ấy bên cạnh là những người bạn đã an ủi chúng ta. Hay những khu hành lang có nhiều bạn hỏi nhau nhiều điều. Nhất là can- tin luôn đông nghịt người. Có những bạn chia nhau bịch bánh, ly giải khát bên những bồn cây xanh um tùm. Ôi, những kỉ niệm đó mới đẹp và khó tả làm sao.
Nhớ ngày còn thơ bé, em mới cắp sách đến trường. Ngày ấy đối với em mới lạ lẫm làm sao. Ở trường sẽ phải gặp những người bạn mới và cả những quy định mới. Nhưng những ngày lạ lẫm ấy đã qua đi rất nhanh và để lại trong em những kĩ năng sống hoàn toàn mới. Không chỉ cho em những kiến thức để chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của bản thân mà ngôi trường còn cho em cả những tình bạn chân thật và trong sáng nhất. Ngôi trường dường như là một gia đình chứa thầy cô là những bậc cha mẹ và cả bạn bè là anh em trong nhà.
Trong tương lai em mong rằng ngôi trường này sẽ là ngôi trường dạy tốt nhất. Ở nơi này các em học sinh sẽ được học nhiều bài bổ ích để xây dựng một đất nước phát triển trong tương lai. Và nơi đây cũng sẽ mãi vẫn chứa những kỉ niệm thân thuộc giữa thầy và trò với một tình yêu học tập cao, rèn luyện chăm.
Mỗi ngày học trôi qua ngôi trường Lê Lợi đã cho em rất nhiều điều bổ ích và cả những tình cảm bạn bè và thầy trò. Nhất là những thầy cô, người đã gửi gắm và trao cho em bao nhiêu là kiến thức và tình thương vô bờ bến. Đây là ngôi nhà thứ hai và cũng là nơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi học trò hồn nhiên và trong sáng mãi em sẽ không quên.
Mình viết trường mình bạn nahk. Bạn tham khảo đi bài mình tự làm đó
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
cho mình xin cái đề với!1( cấp huyện hoặc trường)