Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+truyện kiều:8 câu cuối ''kiều ở lầu ngưng bích'',4 câu đầu cảnh ngày xuân
+chuyện người con gái nam xương thì sẽ là phẩm chất của vũ nương
+hoàng lê nhất thống chí thì sẽ vào lời phủ dụ của vua quang trung
+đồng chí sẽ vào 3 câu cuối
+bài thơ về tiểu đội xe ko kính thì sẽ vào khổ cuối
chắc vậy thôi đấy
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- Trang ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- Trang!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.
Từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Trong đó phải kể đến hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ. Cứ mỗi lúc đất nước gặp hiểm nguy, thanh niên Việt Nam lại nô nức lên đường theo tiếng gọi cùa Tổ quốc. Và họ đã trở thành những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Ở hai thời kì khác nhau, dưới hai ngòi bút khác nhau, những người lính cách mạng trong hai bài thơ đều mang trong mình phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, anh dũng, gan dạ và lòng yêu Tổ quốc sâu nặng. Họ là những người cùng chung lí tưởng, cách mạng cao đẹp là nguyện phấn đấu, hi sinh vì Tồ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm từ khi Đồng chí được ra đời thì lớp đàn con, đàn cháu của nhửng người lính thời chống Pháp từng súng bên súng, đầu sát bên đầu hay thương nhau tay nắm lấy bàn tay vẫn giữ trong mình truyền thống, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả. Từ trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, những chiếc xe không kính lại hội tụ về đây họp thành tiểu đội xe không kính:
Những chiếc xe trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua của kính vỡ rồi.
Từ những cái bắt tay ấy, họ trao cho nhau cả niềm tin, hi vọng và sức mạnh. Nhưng, điểm khác ở họ là ý thức giác ngộ cách mạng. Những năm đầu chống Pháp, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ nên về nhận thức chiến tranh của những người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời chống Pháp.
Và nếu như trong Đồng chí: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính những chiến sĩ lái xe phải tắm trong mưa bom, bão đạn, phải chịu sự dày vò của thời tiết trên tuyến đường Trường Sơn hiểm trở: Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng họ vẫn bất chấp, hiên ngang để vượt qua tất cả, họ vẫn thật lạc quan, yêu đời, và tinh nghịch, vẫn giữ trong mình một phong cách rất lính. Và gia đình của họ là ở nơi chiến hào, với đồng đội thân yêu, chứ không phải là ở hậu phương, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ như những chiến sĩ trong tác phẩm Đồng chí.
Vậy là dù có ở đâu, trong thời điểm nào ta vẫn cảm thấy sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của chiến tranh. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã hoá thân vào các chiến sĩ Việt Nam để khắc hoạ thật sinh động hình ảnh của họ. Để lại cho đời những bức chân dung tuyệt đẹp.
Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Và có lẽ vì thế nên mỗi bài thơ đều mang đến sự đồng điệu giữa cảm xúc của người đọc, người nghe và tâm hồn thi sĩ của tác giả. Đặc biệt, những bài thơ gắn liền với hình ảnh người lính trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ lại càng khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân tộc hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người lính mỗi thời kì lại có những nét tương đồng và khác biệt, nên những bài thơ trong mỗi thời kì cũng khắc hoạ hình ảnh hai người lính khác nhau, mà tiêu biểu là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Sự khác biệt đầu tiên của họ là hoàn cảnh chiến đấu và xuất thân. Những vần thơ của bài “Đồng chí” được Chính Hữu dùng ngòi bút của mình viết nên vào tháng 5.1948. Đây là những năm tháng đầu tiên giặc Pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau cách mạng tháng 8, nên cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả, nhất là đối với hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề ở chiến khu. Hiểu được nỗi đau của dân tộc, những người nông dân nghèo ở mọi nẻo đường đất nước đã bỏ lại sau lưng ruộng đồng, “bến nước gốc đa” để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
Khác với Chính Hữu, Phạm Tiến Duật – một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho ra đời “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào tháng 5.1969. Thời gian này là cột mốc đánh dấu cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang trong thời khốc liệt nhất. Anh giải phóng quân bước vào chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ ra đi khi vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới tuổi thanh xuân. Những anh hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy chẳng màng đến tương lai đang rộng mở đón chào, đôi chân họ bị níu chặt nơi mặt trận vì hai từ “yêu nước”.
Và vì hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nên dẫn đến lí tưởng chiến đấu và ý thức giác ngộ cũng không tránh khỏi khác nhau. Trong bài “đồng chí", nhận thức về chiến tranh của người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc. Họ chỉ biết chiến đấu để thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, giành lại tự do, giành lại quyền làm người mà thôi. Trong tim họ, tình đồng chí đồng đội là món quà thiêng liêng, quý giá nhất mà họ nhận được trong suốt quãng thời gian dài cầm súng.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
Còn trong thời chống Mĩ, khái niệm về tinh thần yêu nước, thống nhất nước nhà đã khắc sâu vào tâm trí mỗi con người nơi chiến khu. Họ hiểu được điều ấy là vì giai đoạn này, khi miền Bắc đã đi vào công cuộc xây dựng CNXH thì miền Nam lại tiếp tục chịu đựng khó khăn bởi sự xâm lược của đế quốc Mĩ. Và “thống nhất” trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của dân tộc ta. Trong trái tim chảy dòng máu đỏ của người Việt Nam, những người lính Trường Sơn mang trong mình tinh thần lạc quan, ý chí quyết thắng giải phóng miền Nam cùng tình đồng chí đã hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”Thật thiếu sót nếu như so sánh hai bài thơ mà không nói về vẻ đẹp của chúng. “Đồng chí” là hiện thân của vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí được thể hiện thật tự nhiên hoà huyện trong tinh thần yêu nước mãnh liệt và chia sẻ giữa những người bạn với nhau. Còn “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là sự khắc hoạ nổi bật của nét trẻ trung, tinh thần lạc quan, dũng cảm với tinh thần yêu thần yêu nước rừng rực cháy trong tim. Khát vọng và niềm tin của họ được gửi vào những chiếc xe không kính, thứ đưa họ vượt dãy Trường Sơn thẳng tiến vì miền Nam yêu dấu.
Thế nhưng, những người lính ấy, dù trong thời kì nào thì cũng có những nỗi nhớ không nguôi về quê nhà. Sống giữa chiến trường với tình đồng chí thiêng liêng, lòng những người nông dân bỗng quặng thắt mỗi khi hình ảnh mẹ già, vợ dại, con thơ hiện về. họ cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến ruộng đồng bỏ không cỏ dại, gian nhà trống vắng lại càng cô đơn.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Người lính chống Mĩ lại khác, nỗi nhớ của họ là sự vấn vươn nơi mái trường, là sự nuốc tiếc những trang vở còn tinh tươm. Họ buồn vì phải khép lại ước mơ rực rỡ trên hành trình đi đến tương lai. Nhưng họ hiểu rằng trách nhiệm với quê hương vẫn còn đó, nên họ quyết tâm chiến đấu hết mình. Họ biến con đường ra trận thành ngôi nhà chung gắn kết những trái tim vì tinh thần chống giặc ngoại xâm làm một.
“Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời,
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”
Bàn về nghệ thuật của hai bài thơ, ta không khó để thấy rằng chúng có nét khác biệt tương đối rõ ràng. Chính Hữu dùng bút pháp lãng mạn, xây dựng trong thơ của mình biểu tượng nên thơ của tình đồng chí: “đầu súng trăng treo”. Cảm hứng dâng trào lên rồi lại lắng đọng trong tâm hồn, hoá thành hình ảnh của chiến đấu và hoà bình, mang đến cho đời một bài thơ đầy chất trữ tình nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Ngược lại, Phạm Tiến Duật xây dựng hình ảnh người lính bằng những gì có thực trong cuộc sống chiến đấu gần gũi nhất: “xe không kính”. Hình ảnh thơ này thật sự quá độc đáo, khiến người đọc nhiều lần ngỡ ngàng vì sự phá cách và nét đơn giản nhưng cũng ngập tràn chất thơ của “bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Nhưng dù khác nhau từ hoàn cảnh, xuất thân cho đến lí tưởng chiến đấu, họ vẫn cùng chung một mục tiêu duy nhất: chiến đấu vì hoà bình, độc lập, tự do của tổ quốc. Họ lấy quyết tâm làm nền tảng, tinh thần làm cơ sở để vững bước đến tương lai được dựng nên bởi tình đồng chí. Dù biết rằng trong cuộc chiến một sống một còn ấy, đã có không ít những người phải hi sinh, nhưng đó lại là động lực lớn hơn chắp cánh cho ước mơ của những người chiến sĩ bay xa, bay cao. Hình tượng người lính ở hai thời kì đều chất chứa những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ mà chúng ta cần phải trân trọng và yêu quý.
Nói tóm lại, người lính mãi mãi là biểu tượng tươi đẹp và sinh động nhất của chiến tranh, dù là thời kì chống Pháp hay chống Mĩ. Họ hiện lên quá đỗi gần gũi và thân thương, với nghĩa tình đồng đội ấm áp đã, đang và sẽ mãi mãi ấp ủ trong trái tim. Họ là những cây xương rồng rắn rỏi, cố gắng vươn lên giữa xa mạc mênh mông khô cằn. Họ là ngọn đèn thắp sáng con đường của quê hương chúng ta, đưa đất nước đi đến hoà bình và phát triển như ngày hôm nay.
Trên đất nước Việt Nam có khoảng trên năm mươi dân tộc được chia ra nhiều vùng miền khác nhau. Nhưng có ba khu vực chính: Bắc – Trung –Nam.
Ở mỗi miền có phong tục tập quán riêng. Nếu nói về trang phục thì chiếc áo tứ thân và vật dụng đi kèm là nón quai thao sẽ là đại diện cho người Bắc. Còn ở miền Trung và miền Nam thì có áo dài nói chung áo bà ba nói riêng và người bạn đồng hành với chúng không ai khác chình là chiếc nón lá thân quen. Nó làm chiếc áo dài hay áo bà ba thêm phần duyên dáng và dịu dàng, tôn thêm nét đẹp cho người phụ nữ Việt.
Chiếc nón lá là một nhân tố của lịch sử lâu đời. Tiền nhân của nón lá được chạm khắc trên chiếc trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500 – 3000 trống đồng năm trước công nguyên. Trải qua biết bao thời kì chống giắc ngoại xâm, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại cho đến nay. Và hiện nay các làng làm nghề chằm nón như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) và ở Phủ Cam (Huế) là làng nón đặc biệt nhất,... những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu và nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
Một chiếc nón lá đẹp phải trãi qua rất nhìu công đoạn. Trước tiên là khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến mức tinh xảo trong từng mũi kim. Lá làm nón có thể dùng lá dừa hay lá cọ.
Lá dừa: để có được lá dừa thì phải mua từ trong Nam. Lá được vận chuyển và được làm trước khi chuyển đến nơi. Sau đó, chọn lọc lá để xử lí với lưu huỳnh nhằm đảm bảo được độ bền về thời gian và màu sắc của lá. Dẫu việc chọn lá có công phu nhưng chiếc nón làm ra cũng không sánh bằng nón được làm từ lá cọ.
Lá cọ: để khoác lên cho nón một chiếc áo với chật liệu tốt, người may phải công phu hơn từ việc chọn lá cho đến việc may và khâu. Những chiếc lá cọ phải có những yếu tố sau: lá non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá cũng trắng xanh. Nếu gân và thân lá đều trắng thì chiếc nón làm ra sẽ không được đẹp.
Một chiếc nón đạt đầy đủ tiêu chuẩn là phải có màu trắng xanh với những gân lá màu xanh nhẹ, mặt phải bóng, khi đan lên nón thì màu của gân nổi lên bề mặt thì mới đẹp mặt. Để đạt được điều dó, phải làm đúng theo các qui trình một cách tuân thủ.
Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (đối với lá cọ thì không phơi nắng). Sau đó thì phơi sương từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm ra. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá phải được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).
Với cây mắc sắt, những người thợ làm nón (thường là đàn ông) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ lớn hơn que tăm một chút. Sau đó uốn nan tre này thành những vòng tròn từ lớn đến bé và đều được bóng bẩy. Mỗi cái nón sẽ có 16 nan tre đã được uốn vòng như thế này. Những vòng ấy sẽ được đặt vào một khung bằng gỗ hình chóp theo vị trí từ dưới lên từ lớn đến bé. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay để những chiếc lá không bị chồng lên nhau hoặc xô lệch.
Kể về quá trình làm nón mà không nhắc đế nghệ thuật làm nón bài thơ ở Huế thì thật thiếu xót. Đặt biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp lá với lớp lá thứ nhất chỉ gồm hai mươi lá, còn lớp ngoài chỉ có ba mươi lá và lớp bài thơ thì được chèn ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người làm phải thật sự khéo léo sao cho khi chêm lá sẽ không làm cho lá bị chồng lên nhau hay bị xô lệch, như vậy thì chiếc nón lá của chúng ta sẽ có được độ thanh và mỏng. Khi soi nón dưới ánh nắng, người ta sẽ thấy được bài thơ, hay nhìn rõ được chiếc cầu Tràng Tiền hoặc chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết đó đã tạo được nét đặc sắc riêng của nón bài thơ ở xứ Huế. Khi đội nón bài thơ người đội nó chắc hẳn hãnh diện lắm vì đã mang trên mình những danh lam thắng cảnh hay một bài thơ mang đậm sắc Việt.
Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng những sợi nilông dẻo, dai và săn chắc có màu trắng trong suốt. Các nón lá không được xộc xệch, đường kim chỉ phải đều. Khi nón lá được chằm hoàn tất người ta đính thêm cho chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho nón. Sau khi cho nón một điểm nhấn, thì người thợ sẽ phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Ở hai vòng tròn lớn bằng nan tre phần dưới của hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ đôi kết đối xứng hai bên để buộc quai.
Quai nón thường được làm bằng lục, the, nhung,.. với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm cho nón thêm phần xinh xắn và càng làm tăng độ duyên dáng cho người đội nón. Chiếc nón lá cũng giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn đẹp ở cách thể hiện ở phần dáng nón. Những người thợ đã gởi gắm vào từng "đứa con' những hình ảnh mang nét truyền thống văn hóa dân tộc.
Từ Bắc vào Nam, từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn, những chiếc nón lá trải đi khắp các nẻo đường và trở nên thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón không chỉ là vật dụng thân thiết, mà còn là người bạn thủy chung với người lao động đội nắng dầm mưa, đội nón ra đồng, đội nón đi chợ,... nón còn là những chiếc quạt xua đi những mệt mõi, mồ hôi dưới nắng hè gây gắt mà còn làm tăng nét duyên và tăng thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Vào mỗi buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ xinh với tà áo dài trắng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,... Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái dưới bộ áo dài duyên dàng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kím dáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.
Muốn nón lá được bền chỉ nên đội dưới nắng, không nên đi trong mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Nón lá là một những bề mặt của đất nước Việt Nam ta, vì thế hãy giữ gìn nó thật kĩ tránh làm hỏng nón. Hãy yêu quý cái nét truyền thống lấu đời đó, nón lá sẽ là một người bạn luôn sát cánh cùng chúng ta dẫu có nắng mưa gian khổ.
Tham khảo !
Câu 1 (8,0 điểm)
Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi..."
(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.