Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc, chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.
Tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ thêm một số từ đặc biệt (exceptional) vì đi thi những từ này hay được hỏi. Nhưng để biết những từ nào là đặc biệt, chúng từ phải biết những từ nào tuân theo quy tắc trước. Sau đây là các quy luật cơ bản về trọng âm.
- Một từ chỉ có một trọng âm chính.
- Chúng ta chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm.
- Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: PREsent, Table, CLEver
- Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: to preSENT, to deCIDE. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ.
- Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. Ví dụ: teleVIsion, geoGRAphic, chaOti
- Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOlogy, CRItical
- Các từ ghép có quy tắc trọng âm như sau
Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất :BLACKbird, GREENhouse
Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai:bad-TEMpered, old-FASHioned
Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai:to underSTAND, to overFLOW
Lưu ý:
- Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
- Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine - Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
e cần nhớ các quy tắc đánh dấu trọng âm nhé, học thuộc nó thì càng tốt nhưng quan trọng là phải hiểu đc tại sao lại từ đó lại rơi vào trọng âm mấy
Đây:
Danh từ/tính từ có 2 âm tiết thì trong âm THƯỜNG RƠI và âm TIẾT 1
Động từ có 2 âm tiết trọng âm thường RƠI VÀO ÂM tiết THỨ 2
Danh từ có âm cuối là tion thì trọng âm rơi vào từ trước từ tion
....
Nhiều Lắm :V
'beautiful
'schedule
'devastating
'passenger
'meteor
'icy
'sensitive
'accident
'detail
'able
~hoctot~
Bí quyết là lên chỗ nào đọc có dấu sắc là trọng âm ở đó. Em học lớp 6 áp dụng công thức này siêu Ok luôn ạ
1.Danh từ có 2 âm thì trọng âm là âm thứ nhất.
VD:omelette, body, ...
2.Động từ, giới từ có 2 âm thì trong âm là âm thứ 2.
VD:relax, between, ...
3.Những từ có tận cung là ion, ia, ice, ish, ity, ify, lory, patky thì trong âm đứng trước nó.
VD:international, office
– Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.
– Phần lớn động từ và giới từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
– Một số trường hợp đặc biệt trong nhấn trọng âm từ có 2 âm tiết:
Những từ có tận cùng bằng các hậu tố như -ee, -ese hoặc -oon… trọng âm thường rơi vào chính âm tiết đấy.
Đổi trọng âm, đổi nghĩa của từ
2 – Đổi trọng âm, đổi nghĩa của từ
Trong tiếng Anh, việc thay đổi trọng âm từ có 2 âm tiết đôi khi sẽ ảnh hưởng đến nghĩa của từ đó. Dưới đây là 2 trường hợp thường gặp.
a – Trường hợp 1: Khi trọng âm từ có 2 âm tiết thay đổi, nghĩa chung của chúng được giữ nguyên, nhưng khi trọng âm chuyển từ âm tiết thứ nhất sang âm tiết thứ hai, loại từ chuyển từ danh từ sangđộng từ
b – Trường hợp 2: Khi trọng âm từ có 2 âm tiết thay đổi, nghĩa chung của chúng được giữ nguyên, nhưng khi trọng âm chuyển từ âm tiết thứ nhất sang âm tiết thứ hai, loại từ chuyển từ tính từ sangđộng từ