K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2017

Tham khảo nha

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt

tay đến trường,... "

- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

II.THÂN BÀI

Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

- Chộn rộn, háo hức đến lạ.

- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.

- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

2. Ngày dầu tiên đen trường.

  1. Trên đường đến trường

- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.

- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

2.Khi tới trường

Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang

trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.

- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự

điều động của nhà trường.

- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu

víu lấy áo mẹ không rời,...

- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

3. Trong giờ học

- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

d.Giờ ra về

- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể

mẹ nghe mọi việc.

- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

III. KÉT BÀI

- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.



19 tháng 9 2017

I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

Bài làm:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung - không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: "Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con". Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: "Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em" Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: "Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học". Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: "Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi". À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: "Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về". Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được "thưa cô giáo", lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy... tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

30 tháng 11 2016

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi. Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!! Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói: -Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ! Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp: -Lão... lão bán ***** rồi sao? Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run: -Bán rồi, họ vừa bắt xong. Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và ***** thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ: -Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện ***** bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng: -Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không? Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười: -Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy. Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán ***** rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời. -Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy. Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn. Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

 

29 tháng 11 2016

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

1 tháng 12 2016

Sao lại cho nhập vào vai anh Dậu nhỉ. Cái ông này cứ ngất với xỉu suốt thì biết lấy gì mà tự sự. Tớ đã làm đề bài này trc đây, nhưng ở câu trả lời khác, đến giờ thì tớ vẫn thấy bài đó cũng ko ổn, bài khá ngắn, bố cục đứt đoạn mà tớ cx ko biết làm thế nào dán liền nó lại nữa, trong bài có đến 4 chuỗi kí tự thế này "............", bạn tham khảo thôi chứ bài này nói thẳng ra là tớ thấy nó ko hay, link nè: /hoi-dap/question/111600.html

Chúc may mắn ^^!gianroi

16 tháng 4 2016

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.



 

2 tháng 5 2016
Dù giàu, dù nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích (bình thủy) để đựng nước nóng. Phích nước là đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hằng ngày.
 
Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.
 
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy, thường được làm bằng nhôm, nhựa hoặc sắt tráng men, in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng loại gỗ xốp nhẹ (li-e), bọc vải thun mỏng màu trắng hoặc được làm bằng chất dẻo; quai xách bằng nhôm hoặc nhựa.
 

Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau một khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.

 
 
Hôm đi siêu thị Miền Đông để mua chiếc phích biếu ông nội, ba dẫn em đi theo. Trên kệ, hàng trăm chiếc phích được trưng bày trông rất đẹp mắt. Ba hướng dẫn em cách chọn. Mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải kín. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt. Áp miệng phích vào tai, nghe tiếng kêu o o đều đều. Ba em cẩn thận tháo đáy phích ra để xem núm thủy ngân còn nguyên vẹn hay không.
 

Ba hướng dẫn em cách sử dụng phích lần đầu. Phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rổi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.

Mỗi sáng, mẹ em đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Vì biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận nên chiếc phích nhà em sau mấy năm vẫn tốt. Ba em đóng chiếc thùng gỗ nhỏ, cao khoảng vài tấc để đựng phích. Ba còn dặn mọi người cẩn thận đặt phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh nguy hiểm.

 
Cùng bao nhiêu đồ dùng khác, chiếc phích là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình.
8 tháng 1 2017

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

9 tháng 1 2017

Hênhô em iêu !!!

12 tháng 10 2016

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn ***g vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

12 tháng 10 2016

ban copy tu tran nao the?

10 tháng 5 2016

Em lớp 7

11 tháng 5 2016

mk chưa thi hck2 mon văn lớp 8 nek

 

22 tháng 10 2016

Nhân vật lão Hạc:

-Vì nhà quá nghèo nên Lão Hạc đành bán cậy Vàng đi.-kỉ vật của con trai để ali5.

-Yêu thương súc vật

-Yêu thương con người hết mực giàu đức hy sinh.

-Có lòng tự trọng.

22 tháng 10 2016

A. Mở bài

 

Nam Cao (1915-1951) là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930- 1945. Ông để lại khoảng 60 truyện ngắn và cuốn tiểu thuyết “Sõng mòn”.

Bên cạnh đề tài người trí thức trong xã hội cũ, Nam Cao viết rất thành công về đề tài nông dân, những con người nghèo khổ đáng thương.

Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về cuộc đời cô đơn và cái chết đầy thương tâm của một lão nông với tình nhân đạo bao la.

B. Thân bài:

  1. Lão Hạc một người nông dán nghèo khổ, bất hạnh.
  • Tài sán: 3 sào vườn. 1 túp lều, 1 ***** vàng.
  • Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con.
  • Cô đơn: con trai “phẫn chí” đi đồn điền cao su, di biệt 5, 6 năm chưa vổ, lão thui thủi một mình.
  • Tai họa dồn dập: trận ốm kéo dài 2 tháng 18 ngày. Trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn. Làng mất mùa sợi. Giá gạo ngày một cao. Lão thất nghiệp càng túng thiếu, cùng quẫn.
  • Rất yêu quý cậu Vàng, nhưng mỗi ngày cậu ãn hét 2 hào gạo. Lão Hạc phải bán cậu Vàng cho ngưừi ta giết thịt. Lão đau khổ, ân hận, càng cô đơn.
  • Lão Hạc ăn cù chuối, sung luộc, cú ráy… và cuối cùng ăn bã chó đế tự tử. Thông qua nhân vật ỏng giáo, Nam Cao biểu lộ tình thương đối với lão Hạc
  1. Lão Hạc là mọt lảo nông chất phác, hiền lành, nhân hậu.
  • Rất yêu con: thương con vì nghèo mà không lấy được vợ; đau đớn khi con trai ra đi phu; nhớ con qua những lá thư con gửi về; tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đéu giữ lại cho con: “Mảnh vườn là cùa con ta… Của mẹ nó tậu thì nó hưởng…”.
  • Rât yêu quý ***** mình nuôi: đặt lẽn là “cậu Vàng”; yêu quý cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự, cho nó ãn trong bát sứ như nhà giàu, bắt rận và tắm cho nó, vừa uống rượu vừa tâm sự yêu thương. ***** là niềm vui, là một phần đời của Lão Hạc. Bi kịch: bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ cô đơn. Để nuôi thì không có tiền mua gạo cho cậu Vàng ăn, bán đi thì ân hận đau khổ, cảm thấy mình dã già rồi “còn đánh lừa một con chó… Lão Hạc nhân hậu, lão đã thành tình cám, quan hệ con người, như yêu tlnương một con người.
  1. Lão Hạc là một nông dàn nghèo khổ mà trong sạch giàu lòng tự trọng.
  • Ông giáo mời ãn khoai, lão khước từ
  • Quá lúng quẫn, chi ăn cù chuối, sung luộc…, nhưng lão đã từ chối “một cách gán như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.
  • Gửi lại ông giáo 30 dồng bạc, đổ lỡ chết thì “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xổm cả”.
  • Trước khi ăn bả chó tự tử. lão gửi ông giáo mảnh vườn cho con; như ông giáo đã nói: “Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”…C. Kết bài:
  • Tổng hợp lại cuộc dời và phẩm chất cửa Lão Hạc.
  • Nghệ thuật miêu tá và thái độ của Nam Cao trong xây dựng: nhân vật điển hình.
  • Khẳng định giá trị nhân đạo.