K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

I. Tìm hiểu ở nhà

1. Những thể loại dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

Truyện cười, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn

2. Truyện Sự tích Hồ Gươm ( truyện truyền thuyết) nội dung:

- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo tàn

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, ban đầu thế của yếu, lực mỏng nên thường gặp nhiều khó khăn

- Lạc Long Quân quyết định cho nghĩa quân và chủ tướng mượn gươm thần diệt giặc

- Một người đánh cá tên Lê Thận kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ phát hiện ra đó là lưỡi gươm

- Lê Lợi trong một lần bị giặc đuổi, đã bắt được chuôi gươm nạm ngọc mang tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in

- Từ khi có gươm thần, nghĩa quân bách chiến bách thắng

- Khi đất nước thái bình trong một lần vua dạo ở hồ Tả Vọng thì rùa nổi lên xin lại gươm thần, nhà vua trao gươm thần cho rùa vàng. Từ đó, hồ có tên hồ Hoàn Kiếm.

3. Truyền thuyết trên giống với truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1 đã học

4. Ngoài những truyện dân gian đã học quê em còn có lễ hội chơi đu, đấu vật độc đáo…

5. Kể lại truyện dân gian mà em yêu thích (Kể chuyện Thánh Gióng)

Ngày nhỏ em thường nghe bà kể chuyện cổ tích và truyền thuyết, câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em nhiều ấn tượng hơn cả. Truyện kể rằng khi có giặc Ân xâm lược bờ cõi, ở làng Gióng có cậu bé Gióng lên ba chưa biết nói, biết cười. Khi nghe thấy sứ giả liền bật dậy xin mẹ mời sứ giả vào. Gặp được sứ giả cậu nhờ sứ giả về tâu với vua rèn cho cậu ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc. Gióng được bà con nuôi lớn, tới khi sứ giả mang vũ khí tới Gióng mặc áo, đội mũ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt xông thẳng vào quân thù mà đánh. Đang đánh giặc bỗng nhiên gậy sắt gãy, cậu bèn nhổ bụi tre ven đường quật túi bụi quân giặc. Cuối cùng giặc tan, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi bỏ áo giáp sắt, ngoái đầu nhìn quê hương rồi cùng ngựa bay trời. Để tỏ niềm yêu mến với vị anh hùng trẻ tuổi này, nhân dân ta suy tôn cậu là Thánh Gióng, lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ.

II. Hoạt động trên lớp

Trao đổi với các bạn về nội dung chuẩn bị, từ đó khắc phục những hạn chế có trong bài

Thảo luận, tìm ra nội dung độc đáo nhất trình bày trước lớp

5 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Nguồn: Hoidap247

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

15 tháng 2 2020

ai mà biết

7 tháng 5 2021

vẻ đẹp nội dung nghệ thuật bài những cây dù đỏ

 

15 tháng 2 2020

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

15 tháng 2 2020

đây là bài chương trình địa phương(phần tiếng việt) rèn luyện chính tả tập 1 không phải tập 2

21 tháng 12 2018

1. Đọc trích đoạn kịch "Yết Kiêu"

Yết Kiêu

a) Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu nói chuyện với cha.

Yết Kiêu: - Con đi giết giặc đây, cha ạ!

Người cha: - Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật không làm gì được.

Yết Kiêu: - Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…

Người cha: - Cha hiểu chứ. Con cứ đi đi.

b) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: - Trầm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nhà vua: - Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai dạy ngươi được như thế?

Yết Kiêu: - Muôn tâu bệ hạ, người đó là cha thần.

Nhà vua: - Ai dạy cha ngươi?

Yết Kiêu: - Ông của thần.

Nhà vua: - Ai dạy ông của ngươi?

Yết Kiêu: - Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy

2. Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :

a)    Chia đoạn :

-   Đoạn 1 : Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

-  Đoạn 2 : Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

-   Đoạn 3 : Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.

b)    Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.

Trả lời:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lặn. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.” Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.”

Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...” Ông vội ngăn lời vỗ về con: “Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha.” Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

21 tháng 12 2018

Bài trong sách ngữ văn địa phương

Ko phải bài này

14 tháng 3 2020

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình,chẻ tre.

Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chimsáo, sâu bọ.

Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo,giao kèo, giáo mác.

Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc,lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diếtviết văn, chữ viếtgiết chết.

c. hạt dẻ, da dẻvẻ vang, văn vẻgiẻ lau, mảnh dẻvẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

Câu 7: HS viết chính tả đoạn văn SGK vào vở.

18 tháng 11 2016
1. Kể chuyện tưởng tượng là gì?
a) Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết những gì được tưởng tượng trong câu chuyện này?
Gợi ý:
- Tóm tắt câu chuyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị với lão Miệng rằng lão chẳng làm gì mà lại được ăn ngon. Họ quyết định không làm gì nữa, để lão Miệng không có gì ăn cả. Qua ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Đến ngày thứ bảy, không thể chịu được nữa, Chân, Tay, Tai, Mắt mới vỡ lẽ ra là lão Miệng có ăn thì chúng mới khoẻ khoắn được. Cuối cùng, chúng cho lão Miệng ăn và cả bọn lại sống với nhau gắn bó, hoà thuận như xưa.
- Từ các bộ phận của cơ thể, người ta tưởng tượng thành những nhân vật có tên riêng, biết đi lại, nói năng như những con người hoàn chỉnh, có nhà ở. Câu chuyện tị nạnh giữa Chân, Tay, Tai, Mắt với Miệng cũng không thể có thật.
b) Hư cấu, tưởng tượng chỉ có giá trị khi nó nhằm thể hiện điều gì đó có ý nghĩa đối với cuộc sống thực, làm rõ sự thật nào đó của cuộc sống con người. Em hãy chỉ ra điều này trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Gợi ý: Từ câu chuyện bịa đặt, tưởng tượng dựa trên sự thực các bộ phận trong cơ thể là một thể thống nhất, tất cả các bộ phận đều liên quan, phụ thuộc lẫn nhau, người ta muốn khẳng định rằng: trong cuộc sống, con người phải nương tựa lẫn nhau, không thể sống mà tách rời với những người khác.
c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng là dựa trên một phần sự việc có thật, có ý nghĩa nào đó người kể dùng trí tưởng tượng của mình sáng tạo ra câu chuyện mới mẻ, không có thực nhưng hợp lí, thú vị, có ý nghĩa đối với cuộc sống.
Nhìn chung, kể chuyện bao giờ cũng cần đến trí tưởng tượng. Tuy nhiên, tuỳ theo từng chủ đề cụ thể, với dụng ý cụ thể mà tưởng tượng, hư cấu được sử dụng với mức độ khác nhau.
2. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
a) Đọc truyện Sáu con gia súc so bì công lao và cho biết:
- Người ta đã tưởng tượng những gì trong truyện này?
- Dựa trên cơ sở sự thật nào để tưởng tượng?
- Tưởng tượng như vậy để làm gì?
Gợi ý:
- Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ.
- Câu chuyện tưởng tượng dựa trên sự thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
- Câu chuyện tưởng tượng về sự so bì của các giống gia súc nhằm: khẳng định về ích lợi riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì.
b) Các truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Sáu con gia súc so bì công lao, Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu có bố cục như thế nào, có giống với một bài tự sự thông thường không?
c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng, người kể một mặt vẫn phải đảm bảo bố cục ba phần của một bài văn tự sự; mặt khác, dựa trên một phần sự thực nhất định nào đó, phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫn người đọc (người nghe), thể hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc bài Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu và thực hiện yêu cầu sau:
a) Tóm tắt những sự việc chính của bài văn;
b) Tác giả đã tưởng tượng ra những gì trong bài văn này?
c) Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
2. Tham khảo một số đề văn, lập dàn ý cho một đề tuỳ chọn.
Lưu ý:
- Bố cục của bài văn: bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài)
- Tưởng tượng ra các nhân vật.
- Tưởng tượng ra câu chuyện: các sự việc, diễn biến các sự việc, kết quả.
- Chủ đề của câu chuyện mà mình tưởng tượng: nhằm khẳng định điều gì, phê phán điều gì, ca ngợi ai, cái gì?
- Yêu cầu chung: mặc dù có thể phát huy tối đa khả năng tưởng tượng nhưng vẫn phải đảm bảo sự hợp lí, chẳng hạn: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn thì không thể biết nói tiếng người (người kể đã tưởng tượng ra) nhưng rõ ràng mỗi con vật đã thể hiện đúng đặc điểm thực của chúng như chúng ta vẫn thấy hàng ngày (ví dụ đặc điểm cuộc sống của trâu: Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão sâu đằng mũi,...)
3. Tham khảo bài viết sau:
Đề bài: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tưởng và kể lại cuộc cãi nhau đó.
Bài làm
Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: "Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!".
Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy:
- Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên.
Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng:
- Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất.
Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì... Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói:
- Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?
Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp:
- Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn!
Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít.
Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc.