Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Câu nói trên như một lời khẳng định, không có một ai có thể hoàn thành công việc để đứng trên đỉnh cao của thành công mà không có sự hy sinh, sự nỗ lực bền bỉ. Thậm chí, càng khó khăn, sự quyết tâm của họ lại phải càng lớn. Có như thế, mới đạt được những kết quả tốt nhất.
tham khảo
Lửa thử vàng gian nan thử sức nghĩa đen nghĩa bóng
- Nghĩa đen: chỉ có lửa mới thử được vàng thật hay giả, đi qua gian nan mới biết sức người. - Nghĩa bóng: Khó khăn thử thách chỉ làm cho con người ta có thêm cơ hội chứng tỏ bản thân mình.
Tham khảo-
Nghĩa đen: chỉ có lửa mới thử được vàng thật hay giả, đi qua gian nan mới biết sức người. - Nghĩa bóng: Khó khăn thử thách chỉ làm cho con người ta có thêm cơ hội chứng tỏ bản thân mình.
Giấy rách phải giữ lấy lề
Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả.
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.
Lửa thể vàng gian nan thử sức
Trong cuộc sống, ông cha ta đã để lại rất nhiều những kinh nghiệm quý báu nói về những đức tính cao đẹp hay ngợi ca ý chí kiên cường, bền bỉ của con người trong cuộc sống. Mỗi người ai cũng có những ưu nhược điểm và hoài bão của riêng mình nhưng không phải ai cũng biết cách để biến những ước mơ ấy trở thành hiện thực. Và có lẽ trong gian nan, con người ta mới biết ai là người có ý chí và nghị lực ấy cũng giống như câu nói” lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Vàng là một thứ kim loại có giá tri cao bởi những đặc tính nổi bật của nó mà không phải thứ kim loại nào cũng có thể thay thế được. Vàng nguyên chất có khả năng dát mỏng, cho vào lửa nhưng không bị đổi màu, bị biến chất. Bởi vậy mà mọi người thường nói lửa là thứ giúp nhận ra được vàng thật hay là vàng giả. Nếu là vàng thật thì khi được hơ qua lửa, miếng vàng ấy vẫn giữ nguyên được màu sắc và hình dáng của nó. Thế nhưng là vàng giả thì khi hơ qua lửa, ngay lập tức chúng sẽ bị xỉn màu thành nâu hoặc đen.Đó chính là nghĩa đen của câu nói “ lửa thử vàng”. Thế nhưng vẫn còn có một tầng nghĩa khác quanh câu nói trên. Lửa ở đây là chỉ những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. còn Vàng là chỉ những ý chí và nghị lực của một con người. Như chúng ta đã biết, “ nói thì dễ, làm thì khó”. Nếu như chỉ là nói, là phát biểu thì ai cũng có thể làm được dù ít, dù nhiều. Thế nhưng chỉ khi con người bắt tay vào làm việc thì lúc ấy mọi thứ mới hiện ra trước mắt mình. Có những người thấy khó khăn, thấy hiện thực không được như những mong muốn của mình thì bị chùn bước, ỷ lại rồi luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, do yếu tố bên ngoài đã khiến mình phải dừng lại mà họ không hề biết rằng nhân tố quan trọng và có quyết định tới những việc làm của mình lại chính là chính bản thân mình. Và ngược lại với những người luôn biện minh cho hành động của mình thì những người khác, khi gặp khó khăn họ lại luôn cố gắng, tìm những cách khắc phục sao cho mọi thứ được tốt nhất. Cũng có những khi, nhờ những khó khăn ấy mà họ đã thay đổi, học được những kinh nghiệm quý giá. ĐÓ chính là phẩn thưởng cho những ai luôn kiên trì theo đuổi mục đích sống và ước mơ của mình.
“ lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Câu nói trên như một lời khẳng định, không có một ai có thể hoàn thành công việc để đứng trên đỉnh cao của thành công mà không có sự hi sinh, sự nỗ lức bền bỉ. Thậm chí, càng khó khăn, sự quyết tâm của họ lại phải càng lớn. Có như thế, mới đạt được những kết quả tốt nhất. Và qua đó, chúng ta cũng nhận thấy được những kinh nghiệm quý giá mà không phải chúng ta dễ dàng học được. tất cả phải có sự hi sinh bằng công sức và sự nỗ lực học hỏi của chính bản thân mình.
Tóm lại, mỗi người chúng ta ai cũng cần phải rèn cho mình đức tính nhẫn nại. Dù làm việc gì cũng phải có sự quyết tâm lớn, không nản chí. Bản thân chính mỗi người phải có trong mình sự cố gắng, không nản sợ điều gì cả, bởi chỉ có trong gian nan và thử thách thì con người chúng ta mới có sự trưởng thành, có sự thay đổi, từng bước được cọ giũa cũng giống như viên kim cương. Lúc đầu, những viên kim cương ấy cũng chỉ là những khối đá sáng màu, chưa hề có góc cạnh hay những vẻ đẹp lộng lẫy gì cả. Vậy mà, sau khi được mãi giũa, gia công mà những khối đá ấy đã trở thành những đồ trang sức quý giá mà không ai có thể phủ nhận được. Cũng như con người chúng ta vậy, không phải ai sinh ra cũng đã mang trong mình sự thành công mà có những khi những con người thành công đã phải hi sinh rất nhiều, những ngọn” lửa” dù có nóng cháy cũng không làm giảm nhuệ khí của chúng ta. Cũng như những người mà chí khí lớn thì càng không bao giờ sợ sự thử thách hay những tác động mà ngoại cảnh tạo ra cả.
Nghệ thuật có trong câu tục ngữ trên là :
- Điệp ngữ "tấc"
- So sánh ngang bằng "tấc đất" - "tấc vàng"
- Nói quá "tấc đất" - "tấc vàng"
- Nội dung;
khẳng định tầm quan trọng của đất đai
a. Giấy rách phải giữ lấy lề.:
Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả.
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.
b. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.:Câu tục ngữ trên có nghĩa là, chỉ có lửa nóng mới thử biết được chất vàng quý giá của đồ vật. Chỉ có gian nan, thử thách mới biết được sức người bền bỉ ra sao. Nếu con người vượt lên khó khăn, thử thách, chiến thắng nghịch cảnh thì giá trị của bản thân mới được khẳng định bền vững. Chính khó khăn, trở ngại trong cuộc sống giúp con người rèn luyện, hoàn thiện và khẳng định những phẩm chất quý báu của mình
c. Múa vụng chê đất lệch.:Nó dùng để chỉ một kẻ chẳng làm nên trò trống gì, nhưng lại hay tìm cớ bao biện, đổ vấy cho kẻ khác. Ở một chừng mực nào đó, nó cũng giống với một câu nói quen thuộc của người Anh: “Thợ dở đổ lỗi cho đồ nghề”.
d. Thơm (Tốt) danh hơn lành áo.:Cả câu này ngụ ý khuyên người ta nên chú trọng đến cách làm ăn cư xử sao cho lưu danh thơm tiếng tốt ở đời nhất. Khuyên chúng ta chớ không nên chú trọng vào sự ăn mặc tốt mã mà sáo rỗng bên trong. Câu tục ngữ đặc sắc này đường như cũng đã có ý nghĩa tương tự câu quen thuộc với chúng ta đó chính là câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Những ý nghĩa như đã muốn nói rằng, chính trong cuộc sống nên cân nhắc làm những việc tốt. Ta cũng nên hãy làm những việc thật là hữu ích cho mọi người. Con người chúng ta cũng không nên chạy theo vật chất hay sống hình thức, giả tạo. Có lẽ chính vì một việc tốt, hay đó còn chính là một người đạo đức, tốt bụng và cho dù nghèo khổ hay xấu xí đi chăng nữa thì hãy luôn tin rằng: Bản thân mình vẫn luôn được đánh giá cao, được nhiều người quý mến, trân trọng.
Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.