K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2016

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là nhà thơ đang ngủ, mà ngủ không sau, mơ màng, chợt nhìn lên ánh trăng liền nhớ về quê hương, càng nhìn trăng nỗi nhớ quê hương càng da diết. Còn ngâu nhiên viết nhân buổi mới về quê là nhà thơ sau bao nhiêu năm mới chở về lại cố hương, không định viết thơ đâu nhưng vì thấy đau xót trước cảnh trẻ con không biết mình là ai và ngẫu hứng viết

6 tháng 11 2016

cảm ơn bạn nhìuhaha

8 tháng 3 2017

1.Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước con người gợi cho em tình cảm vô cùng tự hào về những địa danh là vùng đất vùng núi trên dải đất hình chữ S thân yêu.Qua đó mong ước sau này lớn lên trở thành người có ích xây dựng quê huwowg đất nước ngày càng giàu đẹp

2.Sự đồng điệu:đều nói lên số phận hẩm hiu nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa và đồng thời phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã cướp đi sự lựa chọn niềm hạnh phúc của họ

27 tháng 10 2019

1.

a) So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

c) Tham khảo:

Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mối quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.

Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp.

Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.

Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách làm bạn khác nhau dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn.

Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này. Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều.

Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.

Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vị thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 11 2016

Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ )
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San )
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.

Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .
Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".
21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

10 tháng 11 2016

- Các dịch giả Của hai bài thơ đã cố gắng chuyển tải được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn , ngỡ ngàng của một nhà thơ khi về thăm quê cũ.
Mỗi bản dịch đều có cái hay và cái hạn chế riêng:
+ Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ )
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San )
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.
Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .
Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".

19 tháng 11 2021
/9/0/8/07//
19 tháng 11 2021

thiếu tiểu li gia,lão đại hồi

hương âm vô cải mấn mao tồi

nhi đồng tương kiến bất tương thức

3 tháng 12 2017

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời. Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Nguyên văn chữ Hán:

Tĩnh dạ tứ:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.