Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn và dài lâu.
- Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
=> Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự hợp sức đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của Rùa Vàng lớp 6
1. Mở bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện bằng một chi tiết nào đó của truyền thuyết hoặc từ một “chuyện ngoài truyện”.
- Nhân vật xưng tôi để kể chuyện.
2. Thân bài:
- Kể lại cuộc xâm lược của giặc Minh và những khó khăn trong ngày đầu cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi:
+ Tội ác giặc Minh.
+ Dân ta đứng lên chống giặc.
+ Lê Lợi phất cờ nghĩa, những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân.
- Kể lại việc Long Quân giúp Lê Lợi:
+ Nỗi lo lắng băn khoăn của Long Quân.
+ Cho Lê Lợi mượn gươm báu.
+ Giao trọng trách cho Rùa Vàng.
+ Nghĩ ra cách trao gươm: Trao lưỡi gươm cho Lê Thận, treo chuôi gươm ở một cây cổ thụ để Lê Lợi bắt được.
+ Nói rõ dụng ý của cách trao này.
Kể lại chiến công của Lê Lợi và đoàn quân từ khi có gươm báu (kể ngắn, gọn).
- Kể lại việc đòi gươm, trả gươm:
+ Thắng lợi, Lê Thái Tổ dạo chơi hồ Tả Vọng.
+ Rùa Vàng theo lệnh của Long Quân đòi gươm.
+ Lê Thái Tổ trả gươm.
3. Kết bài:
- Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.
- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).
>> Tham khảo bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 6: Em hãy đóng vai Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” chi tiết
1. MỞ BÀI
- Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, làm nhiều điều bạo ngược phi nhân, phi nghĩa.
- Thấy nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc bị thua, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để thắng giặc.
2. THÂN BÀI
1) Đức Long Quân trao gởi gươm báu
a) Lê Thận:
- Ba lần kéo lưới đều lên một thanh sắc, nhận ra đó là lưỡi gươm, đem về cất ở xó nhà.
- Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, hăng hái, gan dạ can trường.
b) Lê Lợi:
- Một lần, đi qua một khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, giắt vào lưng đem về.
Kể chuyện về chuôi gươm bắt gặp, Lê Thận mang lười gươm đến, tra vào chuôi vừa khớp như in.
- Lê Lợi nhận ra gươm báu trong một lần cùng nghla quân đến nhà Lè Thận. Lê Thận đã nâng gươm trao cho minh chủ và thay mặt nghĩa quân nói lời nguyện thề sắt son trước gươm thiêng tỏa sáng.
2) Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh thắng giặc
– Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một tăng tiến, tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạc vía.
– Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống nghĩa qụân khá hơn. Thế chủ động tân công ngày một cao, đuổi sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
3) Lê Lợi hoàn gươm lại cho Long Quân
- Một năm, sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cười thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân đó Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
- Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa Vàng tiến về phía vua, đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
- Lưỡi gươm thần, trước đó, đeo bên người vua, tự nhiên động đậy. Nghe rùa vàng nói, vua hiểu và rút gươm trả cho Rùa Vàng. Rùa Vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
- Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.
3/. KẾT LUẬN
- Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tôn là hồ Gươm hay là Hoàn Kiếm.
- Hồ Gươm là nơi chứng giám sự giúp sức của tổ tiên, của thần linh cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, ghi dấu những năm tháng thanh bình của đất nước.
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” văn lớp 6
I. Mở bài:
Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.
II. Thân Bài
Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:
- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.
- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.
- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.
- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.
III. Kết bài
Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của Lê Lợi
1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)
- Sau khi lên làm vua và trả gươm báu cho Long Quân qua Rùa Vàng, ta nhớ lại toàn bộ sự việc diễn ra kể từ khi giặc Minh xâm lược nước ta cho đến khi ta dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn và chiến thắng quân Minh.
- Ta sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra cho các tướng sĩ nghe vì sao ta có thanh gươm báu và thanh gươm báu đã giúp ta đánh giặc như thê nào. Câu chuyện như sau...
2. Phần Thân bài
a). Giặc Minh xâm lược nước ta
- Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Tội ác của chúng chồng chất không sao kế hết.
- Lòng dân căm giận chúng đến tận xương tủy.
- Ta sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Căm thù giặc quyết không đội trời chung, ta dấy binh khơi nghĩa tại đất Lam Sơn.
- Trong buổi đầu khới nghĩa, thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân của ta bị thua. Ta đang tìm mọi kế sách để đánh giặc Minh.
b). Diễn biến sự việc
Trong đoàn quân khởi nghĩa của ta cổ một người tên là Lê Thận. Người lính này luôn hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm.
Một hôm, ta cùng mấy người tùy tòng đến nhà Lê Thận. Trong xó nhà tối om bồng nhiên có một thanh sắt sáng rực lên. Ta liền cầm lên xem mới biết đổ là một lưỡi gươm chứ không phải thanh sắt. Trên lười gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Lúc đó, ta chưa biết đấy là một báu vật.
- Ta hỏi Lê Thận vì sao có lưỡi gươm đó. Lê Thận kế cho ta và những tùy tòng của ta nghe vì sao mình có được lười gươm đó.
- Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ta bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ta trèo len mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ta liền lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, ta gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận. Ta đem chuyện bắt dược chuôi gươm kế lại cho mọi người, trong đó có Lê Thận nghe. Mọi người nói chắc có điềm lành nên Lê Thận đã về lấy lưỡi gươm cho ta. Khi ta lấy lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
- Lê Thận nâng thanh gươm lên và nói với ta: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng lôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”.
c). Kết quả
- Từ khi có thanh gươm báu, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.
- Từ thế bị động, có lúc phái trốn tránh, bây giờ nghĩa quân chủ động tìm giặc đánh. Nghĩa quân không còn phải khổ cực nữa mà đã có những kho lương của giặc ta chiếm được.
- Gươm thần mở đường cho nghĩa quân ta đánh tràn ra mãi. Cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước ta.
- Chiến thắng giặc Minh, ta lên làm vua.
3. Kết bài
- Ta đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.
- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).
đó chon như thế nào thì chọn
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị hạn chế rất nhiều. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã lên ngôi vua và đóng đô ở kinh thành Thăng Long. Để việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới giải thích được nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm và thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình cùng tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.
Nếu để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì truyện sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân đánh giặc của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh, gươm hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.
- Thanh gươm trong câu chuyện có lưỡi và chuôi mỗi thứ ở một vùng và cần người anh hùng Lê Lợi phải tìm kiếm thì mới có thể ghép lại với nhau. Điều ấy biểu tượng cho người dân Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau nhưng chung tinh thần đoàn kết, một lòng hướng về dân tộc.
- Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:
- Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.
- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.
2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
3.
Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
- Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước
4.
- Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình không cần gươm nữa mà cần dụng cụ đế sản xuất.
- Cách trả gươm: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
5.
Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:
- Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
- Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
Câu 2 (Trang 42 SGK) Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Bài làm:
- Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
- Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc.
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
- Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
- Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
- Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Xem toàn bộ: Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm - văn 6 tập 1
Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách nào?
A.
Long Quân tặng gươm thần cho Lê Thận, Lê Thận tặng lại nghĩa quân Lam Sơn.
B.
Lê Thận vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.
C.
Lê Lợi vớt được gươm từ sưới sông lên, Lê Thận lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.
D.
Lê Lợi viết sớ cầu xin Long Quân cho mượn gươm báu về đánh giặc
Câu 08:
Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?
A.
Minh
B.
Thanh
C.
Tống
D.
Ngô
Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:
– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.
– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
– Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.