K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Chọn đáp án: C.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình

1. Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ tự sự, trữ tình.

- Diễn biến sự việc. 

2. Nội dung tự sự

- Có sử dụng các yếu tố tự sự: yếu tố kể chuyện, thuật lại các sự việc diễn ra xung quanh, diễn biến sự việc…

3. Yếu tố trữ tình

- Có sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Thể hiện cái tôi của tác giả qua cách thể hiện từ ngữ trong văn bản.

4. Tác động của sự kết hợp.

- Giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Thể hiện được hoàn chỉnh, sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên mà tác giả muốn nhắc đến.

- Bộc lộ được rõ nét về tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Cách kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong bài tản văn độc đáo ở chỗ bên cạnh những chi tiết miêu tả sự việc diễn ra của nhân vật, tác giả luôn đan xen những lời nói độc thoại, những câu văn diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhân vật trong truyện. Yếu tố trữ tình đã tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm bằng những lời độc thoại, tâm tư của nhân vật.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư:

+ Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.

+ Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.

- Chất trữ tình trong văn bản thể hiện ở việc tác giả nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa. 

- Văn bản viết theo ngôi thứ nhất. Cái tôi trong văn bản thể hiện trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả. 

- Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

Việc kết hợp như vậy giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

1 tháng 2 2019

Hai câu luận bộc lộ rõ nét nhất giá trị châm biếm của bài thơ qua hình ảnh "quan sứ" và "bà đầm", nghệ thuật đối.

Đáp án cần chọn là: C

28 tháng 8 2023

- Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình

- Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.

- Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.

Người yêu cảnh, vào những lúc..... có lẽ là sự sống!"Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươmh....anh vậy.""Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật."...

- Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình:

"Ới ơi ngươig em gái xõa tóc bên cửa sổ!""Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế" "Mùa xuân của tôi...."....
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình là:

- Như trong đêm nay, một mình … tự do.

- Giây phút này … duyên dáng.

=> Tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản là: Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn lột tả được hết vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 

31 tháng 8 2023

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.