K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2021

D

6 tháng 10 2021

Mik cảm ơn nhé

28 tháng 11 2021

D

28 tháng 11 2021

D

Câu 1: Văn bản biểu cảm có đặc điểm: Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đáng giá của người viết đối với con người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.

+) Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc con người, ... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhằm bộc lộ tình cảm, sự đánh giá của mình. Có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.

Câu 2: Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Dùng để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc và tình cảm chi phối chứ không nhằm kể đầy đủ sự việc. Xen kẽ với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ. 

Câu 3: Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải khắc họa đối tượng, kể về đối tượng theo một cách nào đó chẳng hạn vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu ... thì mới có cớ để bộc lộ tình cảm, thì cảm xúc mới sinh động. Cụ thể là: 

- Với con người: vẻ đẹp ngoại hình,vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách.

- Với cảnh vật: vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người. 

Câu 4: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa văn bản nghị luận xuất hiện dưới dạng nói và viết. Bao gồm các ý kiến nêu ra trong một cuộc họp, các bài xã luận, nghị luận, phát triển ý kiến trên báo chí, các bài phê bình, nghiên cứu, ...

- Những yếu tố cơ bản trong một bài văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong đó, yếu tố lập luận là yếu tố chủ yếu.

9 tháng 11 2016
Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
* Cho điểm:
- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài (11 điểm):
* Yêu cầu:
Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
+ Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.
- Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình.
- Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh.
- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
+ Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”(Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.
 
Mình gợi ý còn đâu bạn tự lm nha hehe
9 tháng 11 2016

thak bạn nhé !

 

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?3 Em cảm nhận được gì...
Đọc tiếp

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?

3 Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ.

4 Về ý nghĩa của nài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu dằm thắm , sâu nặng . Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giũa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương , đất nước. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

5 Theo em , bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ , ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ , các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm đó đã góp phần thể hiện thành công tình cảm . Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

10
20 tháng 11 2016

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

  • Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

  • Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

20 tháng 11 2016

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3.

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.