K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2021

Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

BPTT : Nhân Hóa

Tác dụng : Giúp cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp người đọc hiểu được sự dữ dội của dòng sông chảy xiết.

Biện pháp tu từ nhân hóa : Thuyền --> vùng vằng

Tác dụng : Cho thấy sự khẩn trương của con thuyền, hoạt động lướt thuyền trên sông trở lên sinh động, mạnh mẽ. Và từ đó cho thấy được con sông ấy chảy xiết, nước ào ạt ngày đêm.

2 tháng 5 2016

a) biện pháp nhân hóa :từ ngữ thể hiện là: vùng vằng.

b) chủ ngữ: người dân cày việt nam

    vị ngữ: dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng , khai hoang.

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.''

Câu 1: Cho biết ptbd chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn.Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực iện công việc gì?

Câu 3: tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau: ''Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng chực trụt uống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. ''

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dương Dương Thư.

 

1
15 tháng 5 2021

"Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước."

Câu 1 : Miêu tả

Câu 2 : 

Dượng Hương Thư:

  * Hành động đã nói lên ngoại hình săn chắc của dượng Hương Thư:

- "đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”"

- "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại"

⇒ Dượng Hương Thư đang cố gắng vượt thác.

câu 3 :

-Biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn :

+ Nước bị cản văng bọt tứ tung , thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống , quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

9 tháng 4 2019

c, Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người (trầm ngâm, nhìn, vùng vằng, chạy về) để chỉ hoạt động, tính chất của vật (những chòm cổ thụ, nước)

-> Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.

- Sử dụng phép nhân hóa so sánh phong phú, có hiệu quả.
=> Giúp cho văn bản trở thành một bức tranh tự nhiên, sinh động với những hình ảnh hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên, với những hình ảnh mạnh mẽ của con người cùng với những hình ảnh vượt thác vô cùng hào hùng.

4 tháng 5 2019

So sánh và nhân hóa.

So sánh có tác dụng là:giúp cho câu văn gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng hơn.Mục đích của sự so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau. Mà để nhằm diễn tả hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc hiểu biết sự vật một cách sinh động

Nhân hóa có tác dụng là:nhân hóa khiến sự vật, sự viêc trở nên sinh động gần gũi với đời sống con người. Biện pháp nhân hóa cũng đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.

Đây là tác dụng khái quát của phép nhân hóa và so sánh.

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNĐọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hưong Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Vượt thác, Võ Quảng)
Câu 1. Cho biết xuất xứ và thể loại của văn bản chứa đoạn trích.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Giải nghĩa từ “rập ràng”.
Câu 4. Tìm những hình ảnh so sánh về dượng Hương Thư và cho biết tác dụng của những hình ảnh so sánh đó?
Câu 5. Với những quan sát tinh tế, nhà văn đã đem đến cho người đọc một hình ảnh đẹp về người lao động trên sông nước mà ta vẫn gặp trong cuộc sống đời thường. Vượt thác không chỉ là vượt qua thác nước khó khăn, nguy hiểm mà là còn là vượt qua những thử thách cuộc đời. Theo em, để vượt qua những thử thách ấy, con người cần có những phẩm chất nào?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép so sánh ( Gạch chân, chú thích )

2
5 tháng 4 2020

Câu 1: 

Xuất xứ: Quê nội. Thể loại: Truyện ngắn.

Câu 2: 

Nội dung chính:  Đoạn văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 3: 

Từ rập ràng trong đoạn văn có ý nghĩa là : nhịp nhàng, nhanh và rất đều, uyển chuyển.

Câu 4: 

Câu so sánh là: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. 

Tác dụng: Các hình ảnh trên giúp em cảm nhận được hình ảnh của một con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách thông qua  vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chât, tư thế của nhân vật dượng Hương Thư.

Câu 5: 

Theo em, để vượt qua thử thách, con người cần có nghị lực, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống, không nản lòng gục ngã.

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
 

5 tháng 4 2020

Câu 5 chỉ đến gục ngã thôi nhé còn chỗ "Trong văn bản..." là viết văn nhé

6 tháng 10 2016

câu văn trên trích trong văn bản vượt thác của tác giả võ quảng đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.Dượng hương thư là một người có ngoại hình khỏe mạnh,cường tráng."Các bắp thịt cuồn cuộn,hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa",các chi tiết này thể hiện dượng hương thư đang dồn hết sức lực vào cuộc vượt thác đầy cam go.Hình ảnh so sánh dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc cho thấy dượng vững chãi như một bức tượng hoàn chỉnh,ko dễ gục ngã và vô cùng cường tráng,mạnh mẽ.Ngoài ra,phép so sánh dượng với chàng hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ là một hình ảnh đẹp,thể hiện sự oai phong,lẫm liệt,dũng mãnh của con người trước thiên nhiên.

6 tháng 10 2016

a.So sánh
b. Tác dụng :khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động (pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào,...);

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!