Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
việc tiếp thu văn hóa trung quôc:nhân dân ta bị ảnh hưởng nhiều bởi chữ hán,sau đó mới có từ hán việt để mở rộng vốn từ,sang tạo chữ nôm,làm thơ theo thể thơ Đường luật trung quốc:bài nam quoc son ha,qua deo ngang,ảnh huong phat giao,lay con rong lam tin nguong(nha ly)
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ lâu đời, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử; sự thụt lùi hoặc phát triển trong quan hệ hai nước luôn tác động đa chiều, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình mỗi nước. Để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh trong tương lai và mong muốn đó thành hiện thực, cần đánh giá, nhận thức đầy đủ mọi chiều cạnh của mối quan hệ ấy, nhìn rõ những thành tựu cũng như thách thức; từ đó, có những giải pháp phù hợp.
Tiền đề cho sự phát triển mối quan hệ song phương
Từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).
Nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ, Việt Nam và Trung Quốc duy trì cơ chế viếng thăm cấp cao thường niên - một cơ chế hợp tác hết sức hiệu quả, cho phép kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ; đồng thời, tiếp tục tìm ra hướng đi mới cho quan hệ hai nước. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiến những bước dài với các hoạt động ngoại giao nhân dân, các cuộc gặp gỡ giữa các ban, ngành, các bộ… với nội dung trao đổi, hợp tác đa diện, nhiều chiều, nhiều tầng nấc. Điểm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là hai nước không ngừng mở rộng không gian hợp tác thông qua kênh đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế cũng như khu vực.
Một trong những bằng chứng nổi bật về thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới - lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ(năm 2004)…
Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và tiền đề có tính nền tảng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại. Với hơn 50 hiệp định hợp tác về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và kim ngạch mậu dịch giữa hai nước gia tăng không ngừng. Đến hết năm 2010, kim ngạch mậu dịch hai nước đã đạt trên 30 tỷ USD (1) và dự đoán năm 2015, con số này vượt 50 tỷ USD. Điều đáng nói là, nếu như 10 năm đầu sau bình thường hóa quan hệ (1991 - 2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là khá nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Việt Nam, thì từ sau năm 2001, tình hình đã có những cải thiện đáng kể. Việt Nam gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách đều đặn, bình quân mỗi năm tăng 13,75%. Hai nước dự tính nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2017(2). Quan hệ hợp tác đầu tư hai chiều Việt Nam - Trung Quốc cũng tăng đáng kể, có sự chuyển hướng rõ rệt từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng vị trí hàng đầu, chiếm 501/657 dự án, đạt 76% số dự án đầu tư(3); đồng thời, số dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc chiếm 67%, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam.
Song song với những phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và du lịch cũng diễn ra không kém phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc lực để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không ngừng nâng cao cả về chất và lượng.
Những trở ngại cần vượt qua
Cũng như quan hệ với nhiều quốc gia khác, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bên cạnh những thành tựu to lớn vẫn không tránh khỏi những khúc mắc, bất đồng, những thách thức không nhỏ, đòi hỏi nỗ lực giải quyết cả từ hai phía.
Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc lớn thứ hai thế giới với những chỉ số phản ánh sức mạnh quốc gia khá ấn tượng (4). Sự vươn lên ngoạn mục ấy khiến Trung Quốc đã chuyển chính sách ngoại giao từ “giấu mình chờ thời” sang cạnh tranh trực diện, tạo ra những thách thức đối với khu vực và các nước láng giềng.
Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông. Tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố về “đường lưỡi bò”, tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo... không chỉ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, dư luận quốc tế lên tiếng mà còn làm cho Việt Nam và các nước trong khu vực hết sức quan ngại.
Trong lĩnh vực kinh tế, cán cân thâm hụt thương mại đang nghiêng rất lớn về phía Việt Nam, là thách thức mang tính báo động. Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam, chủ yếu là nguyên vật liệu phụ trợ, linh kiện và máy móc thiết bị, từ Trung Quốc tăng mạnh qua từng năm: 4,4 tỷ năm 2006; 11,5 tỷ năm 2009; 12,7 tỷ USD năm 2011; 16,4 tỷ USD năm 2012; và 23,7 tỷ USD năm 2013 (5). Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm 2015 tăng 4,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014. Trung bình kim ngạch nhập siêu là 2,16 tỷ USD/tháng(6).
Thặng dư thương mại nghiêng lệch về phía Trung Quốc cộng với nhiều mặt hàng nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc chưa bảo đảm chất lượng,… sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam, tới dư luận và qua đó ảnh hưởng lâu dài đối với quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Những thách thức nêu trên dẫn tới một hệ lụy to lớn, đó là làm xói mòn niềm tin, tác động tiêu cực đến sự tin cậy mà hai nước đã nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua, đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp tích cực, phù hợp và hiệu quả để Việt Nam và Trung Quốc thực sự là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” trong bối cảnh khu vực và quốc tế đầy biến động hiện nay.
Để tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ổn định và phát triển
Trong các thách thức nêu trên, thách thức về Biển Đông là to lớn nhất và con đường giải quyết nó đòi hỏi sự tỉnh táo cả từ hai phía. Trên cơ sở “lấy đại cục làm trọng”, nhất thiết Việt Nam và Trung Quốc phải cố gắng duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông; không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình hoặc mở rộng tranh chấp; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các bất đồng thông qua biện pháp hòa bình. Đặc biệt, hai bên cần tuân thủ những thỏa thuận cụ thể đã đạt được như “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN; đồng thời, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đó là những nguyên tắc cứng mà mỗi bên đều có trách nhiệm thực hiện như đã cam kết. Luôn sử dụng các cơ chế để duy trì đối thoại, duy trì các cuộc gặp gỡ hằng năm, các cuộc gặp gỡ không chính thức… trong giải quyết xung đột. Một con đường hữu ích để từng bước giải quyết bất đồng giữa hai nước trong vấn đề Biển Đông là tăng cường hợp tác, hợp tác để gạt bỏ bất đồng và cùng phát triển; hợp tác trong nghiên cứu khoa học biển; hợp tác trong các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác an ninh...
Để mối quan hệ luôn ổn định và phát triển, Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết mọi vấn đề dựa trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; thúc đẩy hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết những vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tiến hành quan hệ hai nước không nhằm vào nước thứ ba và cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ mỗi nước với các nước khác.
Những nút thắt trong quan hệ hai nước khi dần dần được tháo gỡ, được giải quyết phù hợp với thực tiễn, với luật pháp và thông lệ quốc tế, sẽ tiếp tục tạo đà cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của mỗi nước. Lịch sử cho thấy, nếu giải quyết đúng hướng, đúng cách những nút thắt đó sẽ mang lại cho hai nước, hai dân tộc nhiều cơ hội mới để cùng phát triển trong hữu nghị, hòa bình và thịnh vượng./.
-----------------------------------------------
(1) Củng cố tình hữu nghị Việt - Trung, Báo Người Lao động điện tử, ngày 3-9-2011
(2) Nâng cao cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc, Cổng thông tin điện tử, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 15-10-2013
(3) Nguyễn Phương Hoa: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, vnics.org.vn
(4) Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới với lực lượng quân thường trực lớn nhất thế giới, sở hữu một chương trình không gian do con người điều khiển, một tàu sân bay, có đập thủy điện lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc quốc gia lớn nhất thế giới và hệ thống đường sắt cao tốc thuộc loại tốt nhất thế giới… Trung Quốc hiện là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai thế giới và nước cung cấp vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đứng thứ ba thế giới, đồng thời là nhà sản xuất nhiều loại hàng hóa lớn nhất thế giới .
Câu 1:
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời đường
- Văn học: có nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, ...
- Sử kí: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Đường thư, Minh sử …
- Nghệ thuật: hội họa điêu khắc, kiến trúc… đạt trình độ cao, phong cách độc đáo : những cung điện cổ kính (cố cung)
Về khoa học, kĩ thuật:
- Có nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng …
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt,…có đóng góp lớn với nhân loại.
Câu 3: Trả lời:
- Đinh Bộ Lĩnh:
+ Dẹp loạn 12 sứ quân.
+ Thống nhất đất nước.
+ Tiêu diệt bọn phản quốc.
+ Cải cách đất nước.
- Lê Hoàn:
+ Dẹp loạn quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
+ Cai trị đất nước.
+ Tiêu diện bọn phản quớc.
Câu 1: Thời Minh Thanh là thời phát triển thịnh đạt nhất. Vì thời kì này thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện mầm móng tư bản chủ nghĩa như nhiều xưởng dệt, gốm được chuyên môn hóa; có nhiều nhân công là việc. Ngoại thương phát triển: trao đổi buôn bán với nước Đông Nam Á, Ả Rập, Ba Tư
Câu 2: Thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật mà em thích nhất là la bàn. Vì:La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải. (chúc Bạn Học Tốt) nhớ click đúng cho mình nha
câu 1: Hãy kể tên những thành tựu tiêu biểu nhất của Ấn Độ thời phong kiến
câu 2: Triều đại phong kiến TQ nào đã xâm lược nước ta ? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lăng mà em biết ?
Trong lịch sử, nước ta đã rất nhiều lần bị phong kiến phương Bắc xâm lược. So với ta, Trung Quốc luôn là gã khổng lồ và hung hăng. Song điều kỳ diệu là dù chúng mạnh tới đâu, kết cục cũng bị thua. Tài liệu lịch sử trong và ngoài nước đều ghi rõ ràng như vậy. Theo ông, cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta ở đâu?
Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta. Họ đã dốc toàn lực để đánh, thậm chí còn kích động các lân bang đem lực lương phối hợp với họ để đánh.
Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại. Trung Quốc không chỉ đem binh hùng tướng mạnh, lương thực đầy đủ, vũ khí dồi dào và thuốc men chữa trị rất chu tất, hơn thế nữa, họ còn huy động trí tuệ của các nhà thông thái vào hàng bậc nhất của Trung Quốc để bày mưu tính kế đánh ta.
Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị diệt vong rất khó tránh khỏi nhưng về thực tiễn, nói theo cách của Quang Trung Nguyễn Huệ thì "ta đã đánh cho muôn đời biết rõ rằng nước Nam anh hùng là có chủ", "không phải hễ ai muốn vào cứ vào, ai muốn ra cứ ra".
Cội nguồn sức mạnh của chúng ta kết tinh ở ý thức đoàn kết keo sơn vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh giặc giữ nước. Giặc đến, Hoàng Đế và hoàng tộc ra trận, triều đình và văn võ bá quan ra trận, tất cả lực lượng vũ trang từ chính quy đến dân binh ra trận, người già ra trận, phụ nữ ra trận, trẻ em cũng ra trận...
Kẻ thù không phải chỉ đối đầu với các binh chủng chính quy bừng bừng khí thế mà thực sự chúng phải đối đầu với cả một dân tộc được tổ chức và động viên đến cao độ. Nhìn ở góc độ đó, chưa từng có lực lượng vũ trang nào trên hành tinh này lại hùng hậu như Việt Nam.
Trước thử thách lớn này, có lẽ tất cả chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".
câu 3: Em có biết di sản văn hóa nào thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa TQ, Ấn Độ ?
cậu vào đây nha!
-/hoi-dap/bai-5-an-do-thoi-phong-kien.1534/
xong rùi bạn tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của bạn mk tìm rùi có đấy
câu 4: Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ?
- bạn tự tìm thêm nhé!
câu 5: Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh
- câu này mk cũng ko hiểu rõ lắm nha!
bn có thể dựa vào câu trả lời sau đây của mk để từ đó giải thích và mở rộng thêm nhé :
Chữ viết
Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Văn học
Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
Sử học
Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.
Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
Khoa học tự nhiên và kĩ thuật
Toán học
Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.
Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
Thiên văn học
Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.
Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn châu Âu thế kỉ XIII.
Y, dược học
Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latin và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
Kĩ thuật
Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 doThái Luân. Nghề in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Từ thế kỉ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.
Chúc bn hok tốt
Tham khảo
Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học - kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.
* Về tư tưởng:
- Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia, v.v...
* Văn học:
Có tứ đại danh tác: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
* Lịch sử:
- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.
- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…
* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, cố cung Bắc Kinh, v.v....
Thành tựu về văn hóa :
-Nho giáo là hệ tư tưởng chính-Văn học : Lí Bạch , Đỗ Phủ , Bạch Cư Dị , La Quán Trung , ...-Sử học : Tư Mã Thiên , ...-Kiến trúc : Điêu khắc : Phong cách độc đáo-Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng sâu rộng đến các nước láng giềngThành tựu về khoa học - kỹ thuật :
-Giấy viết , in , la bàn , thuốc súng-Gốm , sứ , vải lụa-Kỹ thuật đóng thuyền , luyện sắt , khai thác dầu mỏ và khí