K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2023

Sửa lỗi kiến thức của câu văn trên:

Bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu trích từ tập thơ "Đầu súng trăng treo" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

18 tháng 8 2023

nghe bạn nói mình ngáo luôn

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

10 tháng 3 2022

Chép chính xác 05 câu thơ tiếp:

Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đã rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

- Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, trích trong Truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ được viết theo thể lục bát. Tác phẩm ra đời nhằm truyền dạy những đạo lí tốt đẹp để làm người.

Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ làm bật nổi vẻ đẹp của Lục Vân Tiên – một người hào hiệp, nghĩa khí, chính trực.

* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Cảm nhận về hai câu cuối đoạn trích:

- Giải thích:

Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa không làm.

Phi anh hùng: không phải anh hùng.

=> Hai câu thơ muốn nói thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.

- Ý nghĩa hai câu thơ:

+ Hai câu thơ nêu lên một quan niệm sống của người quân tử trong xã hội phong kiến xưa: thấy việc nghĩa (chống lại cái ác, cái xấu, bênh vực, chở che người bị áp bức, bị hại) mà không làm thì con người như thế không phải là người anh hùng.

+ Khẳng định về một lẽ sống cao đẹp: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân dân, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng, là lý tưởng sống của người quân tử mà Lục Vân Tiên là hình tượng tiêu biểu.

* Đánh giá khái quát:

- Hai câu thơ đã thể hiện vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên và quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiều.

11 tháng 12 2016

Lớp 9?Mình muốn giúp nhưng mà chưa học đến mức đấy!

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).1. Đoạn thơ trên nằm trong tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

3
21 tháng 5 2018

Câu 1.

  • Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt 

Câu 2.

  • Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim 
  • Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 

Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

  • Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
  • Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ 

Câu 4 

  • Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
  • Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
  •                                        %-% k nha
21 tháng 5 2018

- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 

- Tác giả: Phạm Tiến Du

ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2. 
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh 
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì: 
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. 
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: 
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm? 
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định… 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Mai này ai nhắc lại Rào TrăngBữa ấy lũ to, đất san bằngMười ba chiến sĩ đầu mũ cốiĐể đời thương tiếc mãi trăm năm. " "Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...". "Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!Gió thét gào, mưa xóa vết...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to, đất san bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm. "
 
"Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"
Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?
Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...".
 
"Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!
Gió thét gào, mưa xóa vết chân anh
Đồng bào khóc nghẹn ngào trong thương xót
Ngủ đi anh - bình yên nơi Vĩnh hằng...".
(Theo Báo Pháp luật tháng 10/2020) 
a) Xác định một lời dân trực tiếp có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. (1,0 điểm). .
b) Nêu nội dung đoạn trích trên một câu ngắn gọn. (1,0 điểm)
c) Vẻ đẹp của người chiến sĩ từ bao đời luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong thơ ca, em hãy kể tên một tác phẩm cũng viết về người lính đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 1. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác (1,0 điểm)
d) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong hai dòng thơ dưới đáy (10 điểm)
Ngày anh đi, anh cười, “đi cứu hộ” 
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi

0