K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang (Bảo Ninh).

- Là một cô gái hiểu chuyện.

- Một cô gái có lòng thương người, ân cần, chu đáo, nhiệt tình.

- Hiếu thảo với cha.

- Có tình nghĩa sâu đậm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang – Bảo Ninh

Biết quan tâm, giúp đỡ người khác có trái tim và tấm lòng nhân hậu

+ Là cô gái nhạy cảm và tinh tế

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam là vai kể, điểm nhìn của cậu bé An. Ở đoạn trích, cậu bé An là nhân vật xưng "tôi", trực tiếp kể lại câu chuyện

⇒ thiên nhiên đẹp đẽ, phong phú được kể qua lời kể và điểm nhìn của cậu bé An khiến thiên nhiên trở nên gần gũi.

- Vai kể trong Dưới bóng hoàng lan:

+ Người kể chuyện: Thanh

+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh.

⇒ Vai kể và điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và tạo được sự bao quát trong lối kể.

- Đất rừng Phương Nam: 

+ Vai kể: điểm nhìn 

+ Điểm nhìn: cậu bé An trực tiếp thuật lại câu chuyện của mình. 

--> Khiến hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi thân thuộc qua từng trang viết

- Dưới bóng hoàng lan: 

+ Vai kể: Người kể chuyện 

+ Điểm nhìn: nhân vật  Thanh 

--> Tạo sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và bao quát được hết toàn cảnh của sự việc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về cho thấy thiên nhiên tươi đẹp và những con người mộc mạc, ấm áp ở quê hương đất nước ta, ở mỗi mảnh đất lại có những cảnh đẹp riêng, nhưng ở bất cứ đâu ta cũng thấy ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.

31 tháng 8 2023

     Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho em vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam rất trù phú, đa dạng, mỗi nơi, mỗi vùng miền lại mang những đặc trưng riêng tạo nên dấu ấn. Con người Việt Nam là có tình, có nghĩa, có văn hóa và biết thưởng thức cái đẹp.

30 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.

+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Tích Thiện am (chùa Bút Tháp) là một công trình kiến trúc vẫn còn giữ được kết cấu, hoa văn trang trí dù đã có qua tu sửa. Điều đó cho thấy việc bảo tồn di sản văn hoá ở Việt Nam hiện đang rất tốt.

Tích Thiện am: là kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Bút Tháp. Toà này được kết cấu theo kiểu chồng diêm, với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng 1 lên tầng 3, các vì kèo được làm theo kiểu chồng rường, những đầu đao của 3 tầng mái cong vút. Tầng 1 gồm 5 gian, có các vì kèo kết cấu kiểu giá chiêng đơn giản. Tầng 2  thu lại còn 3 gian, với 4 hàng chân cột. Tầng ba thu lại còn 1 gian, kết cấu khung dựa chủ yếu trên 4 cột cái và 4 cột trốn nhỏ, bộ vì kiểu giá chiêng. Ở 4 góc mái của tầng 3 có 4 thanh ruỗi, chống 4 kẻ góc, ăn chân vào các cột cái. Tất cả các thanh ruỗi này đều chạm hình rồng, mây cuộn, người và thú. Dựa vào kết cấu kiến trúc và hoa văn trang trí, có thể thấy, toà này được dựng vào thế kỷ XVIII và đã được tu sửa vào thế kỷ XIX. Trong Tích Thiện am ở gian giữa đặt Cối kinh - “Cửu phẩm liên hoa” hình bát giác, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni. Chín tầng Cối kinh tạc hàng trăm tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi Niến bàn. Tòa Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8 mặt, 9 tầng, được đỡ bởi các hàng chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng có gắn phù điêu gắn với Phật giáo.