Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải
Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật
Lời giải chi tiết
a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:
- Con sùng đất: Trong lòng đất.
- Con giun: Trong lòng đất.
- Con bò: Trên mặt đất.
- Con sâu: Trong thân cây.
- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.
- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.
- Cá: Trong nước.
- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.
→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:
- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.
- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.
- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.
- Môi trường dưới nước: Cá.
Tham khảo!
a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:
- Con sùng đất: Trong lòng đất.
- Con giun: Trong lòng đất.
- Con bò: Trên mặt đất.
- Con sâu: Trong thân cây.
- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.
- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.
- Cá: Trong nước.
- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.
→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
Tham khảo
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
- Có 4 loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.
- Các nhân tố tạo nên môi trường sống: Nhân tố vô sinh (nước, đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và nhân tố hữu sinh (động vật, thực vật, con người,…).
Tham khảo!
- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…
- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Tham khảo!
Môi trường sống và một số sinh vật sống trong môi trường đó
Môi trường sống | Sinh vật |
Môi trường trên cạn | Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương xỉ, cây đào, cây táo,… |
Môi trường dưới nước | Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,… |
Môi trường trong đất | Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,… |
Môi trường sinh vật | Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,… |
Cái này tham khảo nha!
Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:
- Hệ sinh thái nước đứng:
+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.
+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.
+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Hệ sinh thái nước chảy:
+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.
+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.
| Hệ sinh thái nước đứng | Hệ sinh thái nước chảy |
Hệ động vật | Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng. | Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi. |
Hệ thực vật | Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ. | Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước. |
- Khái niệm :
- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Đặc trưng cơ bản :
1. Đặc trưng về thành phần loài
Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng
- Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.
- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.
- Phân bố theo chiều ngang, ví dụ: phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.
Tham khảo!
* Gợi ý:
- Tên hệ sinh thái: Hệ sinh thái sông.
- Các loài sinh vật có trong quần xã: Cá chép, cá rô phi, tôm, tép, cua, con trai sông, con hến, ốc bươu vàng, cá lóc, rêu, bèo tây,…
- Nhận xét sự đa dạng của quần xã: Hệ sinh thái sông khá phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật sinh sống.