Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ hội hiếm đấy! Nhanh thì càng đc lợi nha!
1. Tính diện tích hình tròn
Diện tích hình tròn được tính theo công thức: Bình phương bán kính hình tròn nhân với PI
Hoặc:
Trong đó:
- r: Bán kính hình tròn
- d: đường kính hình tròn
- π = Hằng số PI bằng 3.14
2. Chu vi hình tròn
Công thức tính chu vi hình tròn bằng tích đường kính nhân với PI
Hoặc:
Trong đó:
r là bán kính hình tròn
d là đường kính hình tròn
3.14 là hằng số PI
3. Đường kính hình tròn
Nếu biết số đo bán kính của đường tròn, gấp đôi nó lên để có đường kính. Bán kính đường tròn là khoảng cách từ tâm đến một điểm trên đường tròn. Ví dụ, ta có bán kính đường tròn là 4 cm, vậy đường kính đường tròn đó là 4 cm x 2, hay 8 cm.
Hoặc:
Nếu biết chu vi đường tròn, chia nó cho π để có đường kính. Giá trị của số π xấp xỉ 3,14 nhưng tốt hơn hết, bạn hãy dùng máy tính để có kết quả chính xác nhất. Ví dụ chu vi của đường tròn là 10 cm, vậy đường kính là 10 cm/π, hay 3,18 cm.
Hay:
Nếu biết diện tích hình tròn, lấy giá trị này chia cho π sau đó lấy căn bậc hai kết quả của phép chia để tính bán kính hình tròn, rồi nhân bán kính với 2 để tìm ra đường kính. Cách tính này đi ngược lại với công thức tính diện tích hình tròn, A = πr2. Ví dụ, nếu diện tích hình tròn là 25 cm2, lấy 25 cm chia π, sau đó lấy căn bậc hai của phép chia này ta tính được bán kính 2,82 cm. Vậy đường kính được tính bằng cách gấp đôi bán kính là 5,64 cm.
4. Bán kính hình tròn
a) Đ/n:
- Trong hình học, bán kính của một đường tròn là khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên đường tròn tới tâm của đường tròn đó.
Bán kính thường được ký hiệu bằng chữ r. Độ dài của bán kính đường tròn bằng một nửa đường kính của đường tròn đó.
1. Công Thức Tính Bán Kính Hình Tròn
Bán kính hình tròn là khoảng cách tính từ tâm hình tròn tới đường tròn đó. Bán kính hình tròn bằng 1/2 độ dài đường kính và có ký hiệu là r
Để tính bán kính hình tròn, chúng ta có 3 cách cơ bản trong công thức để tính như sau:
- Thứ nhất: Tính bán kính hình tròn theo đường kính (d).
- Thứ hai: Tính bán kính hình tròn theo diện tích (S).
- Thứ ba: Tính bán kính hình tròn theo chu vi (C) và số Pi = 3.14.
2. Cách Tính Bán Kính Hình Tròn Theo Đường Kính
Công thức tính sẽ là: r = d/2 hoặc d = 2r
Trong đó:
- r : Là bán kính hình tròn
- d : Là đường kính hình tròn
Ví dụ: Tính bán kính của hình tròn khi biết đường kính hình tròn dài 10 cm.
=> Từ công thức trên, ta có: d = 2r = 10 => Suy ra, bán kính hình tròn r = 5 cm
3. Cách Tính Bán Kính Hình Tròn Theo Chu Vi
Từ công thức tính chu vi hình tròn là C = d * 3.14 = 2r * 3.14
Do vậy, ta có thể suy ra công thức tính bán kính hình tròn là: r = C/(2* 3.14)
Trong đó:
- C : Là chu vi của hình tròn.
- d : Là đường kính hình tròn.
- r : Là bán kính hình tròn.
- Số Pi = 3.14
Ví dụ: Tính bán kính hình tròn khi biết chu vi của hình tròn bằng 12.56 cm?
=> Áp dụng công thức trên ta có bán kính hình tròn là : r = 12.56/(2* 3.14) = 2 cm.
Do đó, có thể suy ra tiếp đường kính hình tròn bằng: d = 2r = 4 cm
4. Cách Tính Bán Kính Hình Tròn Theo Diện Tích
Từ công thức tính diện tích hình tròn là : S = r^2*3.14
Từ đây, chúng ta có thể suy ra công thức tính bán kính hình tròn là : r = căn (S/3.14) (căn bậc hai của diện tích chia cho số pi)
Trong đó:
- S : Là diện tích hình tròn.
- r : Là bán kính hình tròn.
- Số pi = 3.14
Haha, nhìn lại mới thấy mk thật rảnh !!!
Học tốt nha !!!
Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 2323 x 2 = 4646 (dm2)
= 464600 cm2
Chiều rộng hình chữ nhật ABCD cũng chính là cạnh hình vuông BKHC
Chiều rộng hình chữ nhật là : 2020 : 4 = 505(cm)
Chiều dài hình chữ nhật là : 464600 : 505 = 920 (cm)
Chu vi hình chữ nhật ABCD là : (920 + 505) x 2 = 2850 (cm)
Đáp số : 2850 cm
HÌNH CHỮ NHẬT
- Chu vi: P = (a + b) x 2 (P: chu vi)
- Diện tích: S = a x b (S: diện tích)
HÌNH VUÔNG:
- Chu vi: P = a x 4 (P: chu vi)
- Diện tích: S = a x a (S: diện tích)
HÌNH TAM GIÁC:
- Chu vi: P = a + b + c (a: cạnh thứ nhất; b: cạnh thứ hai; c: cạnh thứ ba)
- Diện tích: S = (a x h) : 2 (a: cạnh đáy)
- Chiều cao: h = (S x 2) : a (h: chiều cao)
- Cạnh đáy: a = (S x 2) : h
HÌNH BÌNH HÀNH:
- Chu vi: P = (a + b) x 2 (a: độ dài đáy)
- Diện tích: S = a x h (b: cạnh bên)
- Diện tích: S = a x h (h: chiều cao)
- Độ dài đáy: a = S : h
- Chiều cao: h = S : a
- Diện tích: S = (m x n) : 2 (m: đường chéo thứ nhất)
- Tích 2 đường chéo: (m x n) = S x 2 (n: đường chéo thứ nhất)
- HÌNH THANG
- Diện tích: S = (a + b) x h : 2 (a & b: cạnh đáy)
- Chiều cao: h = (S x 2) : a (h: chiều cao)
- Cạnh đáy: a = (S x 2) : h
HÌNH TRÒN:
- Bán kính hình tròn: r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14
- Đường kính hình tròn: d = r x 2 hoặc d = C : 3,14
- Chu vi hình tròn: C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14
- Diện tích hình tròn: C = r x r x 3,14
- Diện tích xung quanh: Sxq = (a x a) x 4
- Cạnh: (a x a) = Sxq : 4
- Diện tích toàn phần: Stp = (a x a) x 6
- Cạnh: (a x a) = Stp : 6
- Diện tích xung quanh: Sxq = Pđáy x h
- Chu vi đáy: Pđáy = Sxq : h
- Chiều cao: h = Pđáy x Sxq
cậu có thể vẽ cái hình thoi dc ko
tui dùng máy tính nên phải lấy hình trên mạng nên ko ghi đc số