K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Để có mạch điện kín, có 4 ý kiến sau, ý kiến nào đúng ?

A.    Mạch điện kín nhất thiết phải có công tắc điện.

B.     Mạch điện kín nhất thiết phải có pin .

C.     Mạch điện kín nhất thiết phải có nguồn điện và các thiết bị sử dụng điệnnối với nhau bằng dây dẫn.

D.    Cả A,B,C đều đúng .

 

2.

:  Khi xem xét một nguồn điện như pin hay ắcqui, điều mà ta cần quan tâm nhất là:

A.    Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp hay không .

B.      Giá tiền là bao nhiêu .

C.      Mới hay cũ .

D.      Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu .

 

3.:  Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động , tại sao không tạo ra dòng điện ?

4.:  Tại sao ở xe máy người ta không dùng pin mà dùng ắc quy?

5..

Tại sao người ta lại chế tạo ra các loại nguồn điện khác nhau ?

            (Nhiều nguồn điện khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau )

6.

Vì sao trong dây kim loại nối với hai cực của nguồn , electron dịch chuyển từ cực âm sang cực  dương?

A.    Vì electron bị điện tích ở cực âm của nguồn đẩy .

B.     Vì electron bị điện tích ở cực dương của nguồn hút.

C.     Cả A,B đều đúng .

D.    Cả A, B đều sai .

 

7.

Trong kim loại điện tích nào dễ dịch chuyển?

A.    Hạt nhân nguyên tử .

B.     Electron tự  do .

C.     Electron trong nguyên tử .

D.     Không có điện tích nào 

 

8.

Vì sao người ta thường dùng đồng làm lõi dây dẫn điện mà không dùng bạc ?

A.    Vì đồng rẻ hơn bạc .

B.     Vì đồng có màu sắc đẹp hơn bạc.

C.     Vì đồng dẫn điện tốt hơn bạc.

D.    Vì cả 3 lí do trên .

 

9.

Trong kim loại electron tự  do là những electron …  ?

A.    quay xung quanh hạt nhân .

B.     chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác .

C.     thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.

D.    chuyển động có hướng  .

 

10.

:  Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt ?

( Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các electron tự do dễ dàng dịch chuyển)

 

11.

:  Giữa các vật nhiễm điện trái dấu thường xảy ra hiện tượng phóng điện , xuất hiện các tia lửa điện. Trên cơ sở đó hãy giải thích hiện tượng sấm , chớp?

12.

Dòng điện tồn tại trong trường hợp nào ?

A.    Mạch điện có dòng chuyển dời có hướng của các điện tích .

B.     Mạch điện bao gồm các thiết bị sử dụng điện .

C.     Mạch điện có dòng chuyển dời của các hạt nhân nguyên tử.

D.    Cả A,B,C đều đúng .

13.

Hạt nào dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện?

A.    Điện tích dương .

B.     Nguyên tử.

C.     Điện tích âm .

D.    Cả A,B đều đúng .

 

14.

Mắc một chiếc quạt vào mạch điện, khi nào quạt quay?

A.    Khi có dòng các electron dịch chuyển có hướng qua quạt .

B.     Khi trong quạt có các điện tích dương và âm dịch chuyển .

C.     Khi có dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng qua quạt .

D.    Cả A, B, c đều đúng .

 

15.Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hòa về điện ta lại được hai vật lại nhiễm điện trái dấu?

16.

Đưa hai qủa cầu giống hệt nhau về hình dạng bên ngoài lại gần nhau, hiện tượng nào cho phép ta khẳng định cả hai qủa cầu đều bị nhiễm điện ?

A.    Đẩy nhau.

B.     Hút nhau.

C.     Cả A và B đều đúng.

D.    Cả A và B đều sai.

 

17.

Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?

A.    Dương .

B.     Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương.

C.     Không nhiễm điện .

D.    Vừa nhiễm điện dương, vừa nhiễm điện âm .

 

18.

Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len . Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì :

A.    Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen .

B.     Chúng hút lẫn nhau .

C.     Chúng đẩy nhau .

D.    Vừa hút, vừa đẩy .

 

Giúp tớ với!!

 

Vật Lí 7

0
Câu 1: Quy ước chiều dòng điện là hiều chuyển động của điện tích nào? A. Hạt nhân nguyên tửB. ElectronC. Điện tích âmD. Điện tích âmCâu 2: Dòng điện tồn tại trong trường hợp nào?A. Mạch điện có dòng chuyển dời có hướng của các diện tíchB. Mạch điện bao gồm các thiết bị sử dụng điện C. Mạch điện có các nguyên tử chuyển độngD. A, B, C đều đúngCâu 3: Mạch điện kín nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Quy ước chiều dòng điện là hiều chuyển động của điện tích nào?

 A. Hạt nhân nguyên tử

B. Electron

C. Điện tích âm

D. Điện tích âm

Câu 2: Dòng điện tồn tại trong trường hợp nào?

A. Mạch điện có dòng chuyển dời có hướng của các diện tích

B. Mạch điện bao gồm các thiết bị sử dụng điện 

C. Mạch điện có các nguyên tử chuyển động

D. A, B, C đều đúng

Câu 3: Mạch điện kín nhất thiết phải có: ........

A. Pin

B. Công tắc điện

C. A, B, C đều đúng

D. Nguồn và các thiết bị sử dụng điện nối với nhau bằng dây dẫn

 Câu 4: Đặc điển chung của nguồn điện là gì?

A. Có hai cực: dương và âm

B. Có cùng cấu tạo

C. Có cùng hình dạng, kích thước

D. A, B, C đều đúng

Câu 5: Công tắc mắc như thế nào có thể điều khiển được bóng đèn?

A Mắc trước bóng đèn

B. Mắc sau bóng đèn

C. Cả hai cách mắc trên đúng

D. Cả hai cách mắc trên sai

Câu 6: Tác dụng của công tắc điện:

A. Tất cả đều đúng

B. Làm cho bóng đèn sáng và tắt

C. Cung cấp dòng điện lâu dài

D. Đóng ngắt mạch điện

4
8 tháng 5 2018

1.B  2.D 3.C 4.A 5.C 6.D

8 tháng 5 2018

1. B

2.D

3.C

4.A 

5.C

6.D

1. Chất cách điện là những vật:A. Có thể cho các điện tích dịch chuyển.B. Không có khả năng nhiễm điện.C. Không cho các điện tích chạy qua.D. Chỉ cho phép các electrôn đi qua.E. Là những vật không phải là kim loại.2. Vật dẫn điện là những vật:A. Chỉ cho phép các electrôn chạy qua.B. Cho phép các điện tích đi qua.C. Không có khả năng tích điện.D. Chỉ là các kim loại.E. Không phải là nhựa...
Đọc tiếp

1. Chất cách điện là những vật:
A. Có thể cho các điện tích dịch chuyển.
B. Không có khả năng nhiễm điện.
C. Không cho các điện tích chạy qua.
D. Chỉ cho phép các electrôn đi qua.
E. Là những vật không phải là kim loại.
2. Vật dẫn điện là những vật:
A. Chỉ cho phép các electrôn chạy qua.
B. Cho phép các điện tích đi qua.
C. Không có khả năng tích điện.
D. Chỉ là các kim loại.
E. Không phải là nhựa pôliêtylen.
3. Dây dẫn kim loại chỉ:
A. Cho phép các electron chạy qua.
B. Cho phép các điện tích chạy qua.
C. Cho phép các điện tích dương chạy qua.
D. Cho phép các điện tích âm chuyển qua.
E. Cho điện tích dương di qua tuỳ vào điều kiện.
4. Các vật liệu sau thường dùng làm vật cách điện :
A. Sứ, kim loại, nhựa, cao su.
B. Sơn , gỗ , chì, gang, sành.
C. Than, gỗ, đồng, kẽm nilông.
D. Vàng, bạc, nhựa pôlyêtylen.
E. Nhựa, nilông, sứ, cao su.
5. Ba kim loại sau đây thường dùng làm dây dẫn:
A. Nhôm, kẽm, vàng.
B. Nhôm ,đồng, vônfram.
C. Đồng, chì và kẽm.
D. Chì, kẽm và đồng.
E. Đồng, sắt, nhôm.
6. Trong kim loại, các êlectrôn tự do là:
A. Những êlectrôn quay xung quanh hạt nhân.
B. Những êlectrôn dịch chuyển xung quanh nguyên tử.
C. Những êlectrôn dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
D. Những êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do.
E. Những êlectrôn chỉ dịch chuyển khi có dòng điện.
7. Bóng đèn bút thử điện sáng khi:
A. Mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện
B. Có các điện tích chuyển dời qua nó
C. Tay ta chọm vào đầu đèn bút thử điện

D. Khi có dòng điện
8. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi:
A. Có các hạt mang điện chạy qua B. Chúng bị nhiễm điện.
C. Có dòng các êlectrôn chạy qua D. Có dòng điện chạy qua chúng
9. Khi xem xét một nguồn điện như pin hoặc là ắc quy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:
A. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp hay không
B. Giá tiền là bao nhiêu
C. Mới hay cũ
D. Khả năng cung cấp dòng điện cho các thiết bị mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu.

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ  7  - HỌC KỲ IIPHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾTI.  SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT  §  Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác.§  Vật bị nhiểm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác§  Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ  7  - HỌC KỲ II

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I.  SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 

§  Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác.

§  Vật bị nhiểm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác

§  Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .

II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH .

1 . Có mấy loại điện tích?

§  Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .

§  Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .

§  Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ).

2. Khi nào vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?

§  Một vật nhiễm điện Âm nếu nhận thêm electron ( thừa electron ); nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ( thiếu electron ).

3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :

§  Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.

§  Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử .

§  Tổng điện tích âm của các Electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân .Do đó ,bình thường nguyên tử trung hòa về điện .

§  Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác .

      III.  CHẤT DẪN ĐIỆN ,CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI .

1. Dòng điện – Nguồn điện .

§  Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng

§  Mỗi nguồn điện đều có hai cực : cực dương ( + ) và cực âm ( - ).

§   Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn .

2. Chất dẫn điện và chất cách điện :

§  Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .

§  Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .

§  Lưu ý :

§  Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có sẵn Electron tự do .

§   Các dung dịch Axit ,kiềm ,muối,nước thường dùng là những chất dẫn điện .

§  Ở điều kiện thường không khí là chất cách điện .trong điều kiện đặc biệt thì không khí có thể dẫn điện .

3. Dòng điện trong kim loại – Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện .

 Trong kim loại có các Electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại .Chúng được gọi là các Electron tự do .Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quang những vị trí cố định .

§  Dòng điện trong kim loại là dòng các Electron tự do dịch chuyển có hướng . Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua ,các Electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy và cực dương hút .

§   Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu.

§   Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .

§   Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây  dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .

§  Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước .

§   Dòng điện cung cấp bởi Pin và Awcsquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều .

IV.  CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN .

1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện :

a. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

§  Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên ( dòng điện gây ra tác dụng nhiệt ). Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng .

§  Trong bóng đèn của bút thử điện có chứa khí Nêon. Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng trong khi bóng đèn này nóng lên hầu như không đáng kể .

§   Đèn Điôt phát quang ( Đèn LED ) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng .

b. Ứng dụng:

§  Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện để chế tạo : Bàn là ,bếp điện ,lò nướng ,lò sưởi …..

§   Bóng đèn dây tóc khi có dòng điện chạy qua vừa gây ra tác dụng nhiệt vừa gây ra tác dụng phát sáng ( với ưu điểm giá thành rẻ ) được dùng khá phổ biến ở những vùng nông thôn ( dùng để thắp sáng ).

§  Đèn Điốt phát quang ( rẻ, bền ,ít tốn điện năng ) được dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như : Tivi, máy tính ,ổn áp ,nồi cơm điện ,điện thoại di động …..

§  Đèn ống ( với ưu điểm ít tiêu tốn điện năng ) được dùng rộng rải trong đời sống hằng ngày .

2. Tác dụng từ :

a. Tác dụng từ :

§  Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện .

§  Nam châm điện có tính chất từ và nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt ,thép .Ta nói dòng điện có tác dụng từ .

b. Ứng dụng :

§  Nam châm điện được ứng dụng trong điện thoại ,chuông điện ,cần cẩu điện ….

3. Tác dụng cơ :

a. Tác dụng cơ  

§  Dòng điện chạy qua động cơ điện làm quay động cơ .

b. Ứng dụng :

§  Chế tạo động cơ điện dùng trong : quạt điện ,máy bơm nước ,máy xay …

4. Tác dụng hóa học  :

a. Tác dụng hóa học  

 Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch ,tạo thành lớp đòng bám trên thỏi than nối với cực âm .Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học . .

b. Ứng dụng :

 Trong mạ điện ( mạ vàng ,mạ bạc ,mạ đồng …) tinh chế kim loại , nạp điện cho acquy ….

5. Tác dụng sinh lý :

a. Tác dụng sinh lý

§  Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lý 

§  Dòng điện có thể gây ra tính mạng cho con người.Phải thận trọng hết sức khi dùng điện,nhất là mạng điện ở gia đình.Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.

b. Ứng dụng :

§  Dùng trong châm cứu điện ,chạy điện ….

V. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ 

1. Cường độ dòng điện  :

§  Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

§   Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I  Đơn vị cường độ dòng điện là ampe,kí hiệu là A.

1mA = 0,001A ; 1A = 1000 mA .

§  Dụng cụ để do cường độ dòng điện là ampe kế .

 Cách nhận biết ampe kế :  Trên ampe kế có ghi chữ A ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A.) ; hoặc ghi chữ mA ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA.)

 Lưu ý khi sử dụng ampe kế :

§  Chọn ampe kế có giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) phù hợp với giá trị cần đo .

§   Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện ,sao cho chốt dương ( + ) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm ( - ) của ampe kế được mắc về phía cực âm  của nguồn điện .

§  Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào 2 cực của nguồn điện .

2. Hiệu điện thế  :

§  Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một Hiệu điện thế . Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch 

§   Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U.

§   Đơn vị Hiệu điện thế là Vôn ,Kí hiệu là V.

 1mV = 0,001V ; 1kV = 1000V 

§  Dụng cụ để đo Hiệu điện thế là Vôn kế .

§  Cách nhận biết Vôn kế :  Trên vôn kế có ghi chữ V ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị V.) ; hoặc ghi chữ mV ( thì số đo hiệu điện thế  tính theo đơn vị mV.)

 Lưu ý khi sử dụng ampe kế :

§  Chọn vôn kế có giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) phù hợp với giá trị cần đo . Vôn kế được mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện thế ,sao cho chốt dương ( + ) của vônkế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm ( - ) vôn kế được mắc về phía cực âm  của nguồn điện

§  Có thể mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện ,khi đó vôn kế đo Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện .

§  Trong mạch điện kín ,hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó .

§  Đối với một bóng đèn nhất định ,Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua có cường độ càng lớn .

§   Số Vôn ghi trên m,ỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó .Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế sử dụng đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó .

§   Nếu hiệu điện thế sử dụng lớn hơn hiều điện thế định mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng  

§  Nếu hiệu điện thế sử dụng nhỏ hơn hiệu điện thế định mức

·        Đối với các dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện như : bàn là ,bếp điện ,bóng đèn dây tóc … vẫn có thể hoạt động nhưng yếu hơn bình thường ;

·        Đối với các dụng cụ điện như : Quạt điện ,máy giặt ,máy bơm nước ,tủ lạnh ,tivi …. Có thể không hoạt động và dễ bị hỏng .

Cho nên một số dụng cụ này thường dùng ổn áp có tác dụng điều chỉnh để luôn có hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức .

3. Đoạn mạch nối tiếp :

§  Mạch điện mắc như hình vẽ bên ,hai bóng đèn được gọi là mắc nối tiếp với nhau . Kết quả thí nghiệm cho thấy :   

§  Trong đoạn mạch mắc nối tiếp ,dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch :

I1  = I2 = I3

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7Câu 1: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:- Nhiều vật sau cọ xát có khả năng ... các vật khác.- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng... bóng đèn bút thử điện.- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là các vật ... hay còn gọi là vật mang ...Câu 2: Có phải tất cả các vật sau khi...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:

- Nhiều vật sau cọ xát có khả năng ... các vật khác.

- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng... bóng đèn bút thử điện.

- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là các vật ... hay còn gọi là vật mang ...

Câu 2: Có phải tất cả các vật sau khi bị cọ xát đều nhiễm điện. Kể tên một số vật sau khi cọ xát bị nhiễm điện mà em biết. Em kiểm chứng vật bị nhiễm điện hay không bằng cách nào?

Câu 3: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi nhưng cánh quạt điện thổi gió mạnh một thời gian sau lại bám nhiều bụi đặc biệt là ở vụng quanh mép. Em hãy giải thích hiện tượng đó.

Câu 4: Có mấy loại điện tích? Nêu rõ từng loại?

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:

- Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích ... loại khi được đặt gần nhau thì ... nhau. - Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng ... nhau do chúng nhiễm điện tích ... loại.

- Có ... loại điện tích. Các vật mang điện cùng loại thì... nhau, các vật mang điện khác loại thì ... nhau.

- Kí hiệu của điện tích âm là dấu ... kí hiệu của điện tích dương là...

Câu 6: Nêu rõ cấu tạo của nguyên tử? (lớp vỏ, hạt nhân mang điện tích gì?)

Nguyên tử trung hòa về điện khi nào? 

Câu 7: Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác không?

Câu 8: Trước khi cọ xát có phải các vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tại nên vật.

Câu 9: Tại sao trước khi cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:

- bóng đèn bút thử điện sáng khi có các ... qua nó.

- ... là dòng dịch chuyển các điện tích có hướng.

- Đèn điện sáng, quạt điệnq quay và các thiết bị điện hoạt động khi có... chạy qua

- ... là nơi phát ra dòng điện và có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

- Mỗi nguồn điện có hai cực cực ... kí hiệu dấu +  , cực ... kí hiệu dấu –

Câu 11: Hãy kể tên một số số nguồn điệ mà em biết?

Câu 12: Khi lắp bóng đèn và mạch điện vào nguồn điện nhưng đèn không sáng chúng ta phải kiểm tra những bộ phận vào?

Câu 13: Em hãy nêu vai trò của điện trong cuộc sống hiện nay mà em biết?

Giúp mk vs và mk cảm ơn 

Thank you 🥰

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7Câu 1: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:- Nhiều vật sau cọ xát có khả năng ... các vật khác.- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng... bóng đèn bút thử điện.- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là các vật ... hay còn gọi là vật mang ...Câu 2: Có phải tất cả các vật sau khi...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:

- Nhiều vật sau cọ xát có khả năng ... các vật khác.

- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng... bóng đèn bút thử điện.

- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là các vật ... hay còn gọi là vật mang ...

Câu 2: Có phải tất cả các vật sau khi bị cọ xát đều nhiễm điện. Kể tên một số vật sau khi cọ xát bị nhiễm điện mà em biết. Em kiểm chứng vật bị nhiễm điện hay không bằng cách nào?

Câu 3: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi nhưng cánh quạt điện thổi gió mạnh một thời gian sau lại bám nhiều bụi đặc biệt là ở vụng quanh mép. Em hãy giải thích hiện tượng đó.

Câu 4: Có mấy loại điện tích? Nêu rõ từng loại?

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:

- Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích ... loại khi được đặt gần nhau thì ... nhau. - Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng ... nhau do chúng nhiễm điện tích ... loại.

- Có ... loại điện tích. Các vật mang điện cùng loại thì... nhau, các vật mang điện khác loại thì ... nhau.

- Kí hiệu của điện tích âm là dấu ... kí hiệu của điện tích dương là...

Câu 6: Nêu rõ cấu tạo của nguyên tử? (lớp vỏ, hạt nhân mang điện tích gì?)

Nguyên tử trung hòa về điện khi nào? 

Câu 7: Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác không?

Câu 8: Trước khi cọ xát có phải các vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tại nên vật.

Câu 9: Tại sao trước khi cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào dấu ... trong các câu sau:

- bóng đèn bút thử điện sáng khi có các ... qua nó.

- ... là dòng dịch chuyển các điện tích có hướng.

- Đèn điện sáng, quạt điệnq quay và các thiết bị điện hoạt động khi có... chạy qua

- ... là nơi phát ra dòng điện và có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

- Mỗi nguồn điện có hai cực cực ... kí hiệu dấu +  , cực ... kí hiệu dấu –

Câu 11: Hãy kể tên một số số nguồn điệ mà em biết?

Câu 12: Khi lắp bóng đèn và mạch điện vào nguồn điện nhưng đèn không sáng chúng ta phải kiểm tra những bộ phận vào?

Câu 13: Em hãy nêu vai trò của điện trong cuộc sống hiện nay mà em biết?

 Giúp mk vs

0
btvn ngày nghỉ của mk mn lm đc câu nào thì lm giúp mk với nhaCâu 21. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?Câu 22. Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại...
Đọc tiếp

btvn ngày nghỉ của mk mn lm đc câu nào thì lm giúp mk với nha

Câu 21. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Câu 22. Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 23. Trong một mm33 vật dẫn điện có 30 tỉ êlectron tự do. Hãy tìm số êlcctron tự do trong:

a) 0,1 m33 vật dẫn điện.

b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0,2mm và chiều dài

Câu 24. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ.

Câu 25. Dòng điện là gì? Trong kim loại bản chất dòng diện là gì?

Chiều dòng điện được quy ước là chiều như thế nào?

Câu 26. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó.

Câu 27. Điền vào chỗ trống:

Chiều dòng điện là chiều………….     qua dây dẫn và các thiết bị điện tới……………..của nguồn điện.

Câu 28. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đầu kia của bút, vì sao?

Câu 29. Tính chất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện đi qua là có lợi hay có hại? Em hãy nêu các thí dụ để chứng minh lập luận của em.

Câu 30. Các êlectron đi qua một dây dẫn dài 12 cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của êlectron ra mm/s.

Câu 31. Hãy viết đầy đủ cho câu nhận xét dưới đây:

Hoạt động của đèn điốt dựa vào tác dụng……………….của dòng điện.

Câu 32. Ở các máy chiếu (projector) thường phải gắn thêm quạt, vì sao?

Câu 33. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãv quan sát trong thực tế, cầu chì thường được mắc ở đâu? Trên các thiết bị, làm thế nào nhận ra vị trí của cầu chì?

2

trl:

Câu 21:Khi xe chạy ,do thành xe ma sát với ko khí,bánh xe ma sát vs mặt đường lm cho xe tích điện,điều này rất nhguy hiểm với loại xe xăng dầu nên người ta thả sợi xích xuống để điện tích đi xuống đường thì xe ko còn bj nhiểm điện nữa.

Câu 22:Sau khi quả cầu chạm vào thanh , một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau

Câu 24 :chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,..

chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua

VD: nước nguyên chất, thủy tinh, sứ, nhựa, gỗ khô,..

Câu 28: Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đầu kia của bút. Vì  cơ thể người là vật liệu dẫn điện. Điện tích truyền qua người xuống đất

Câu 30: giải:

đổi 12cm=120mm

10p=600s

vận tốc của electron là

120 chia 600 =0.2 (mm/s)

Sorry, mk chỉ trl dc vậy thôi.

11 tháng 2 2020

mơn bạn nhìu lắm

4 tháng 5 2019

C1) D

C2) A

Bài tập 1:  Cọ xát thanh êbônit vào một miếng len. Có ba ý kiến sau:a) Chỉ có thanh êbônit bị nhiễm điệnb) Chỉ có miếng len bị nhiễm điện.c) Cả thanh êbônit và miếng len đều bị nhiễm điện.Theo em, ý kiến nào là đúng? Nêu một phương án đơn giản có thể kiểm tra?Bài tập 2:      Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải...
Đọc tiếp

Bài tập 1:  Cọ xát thanh êbônit vào một miếng len. Có ba ý kiến sau:

a) Chỉ có thanh êbônit bị nhiễm điện

b) Chỉ có miếng len bị nhiễm điện.

c) Cả thanh êbônit và miếng len đều bị nhiễm điện.

Theo em, ý kiến nào là đúng? Nêu một phương án đơn giản có thể kiểm tra?

Bài tập 2:

      Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tác dụng của việc làm nêu trên?

Bài  tập 3: (Bài 17.3 - SBT – 36)

Bài tập 4 :  Trong các cơn dông thường thấy có chớp (là tia lửa điện phát ra ánh sáng chói loà) kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét. Bằng kiến thức về sự nhiễm điện, hãy giải thích hiện tượng trên?

Bài tập 5:  Vào những ngày hanh khô, người ta khuyên rằng không nên lau cửa kính, màn hình ti vi, màn hình máy tính bằng khăn khô, chỉ nên làm vệ sinh bằng cách dùng chổi lông quét nhẹ lên bề mặt kính hay màn hình mà thôi. Lời khuyên này dựa trên cơ sở nào?

Bài tập 6:  (Bài 17.8 – SBT – 37)

Bài tập 7: Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích nối từ vỏ thùng chứa xăng dầu thả kéo lê trên mặt đường?

4
29 tháng 3 2020

Đây là môn lý nha bn

31 tháng 3 2020

@TrầnNguyênHưng nhưng ở đây không có Lý í nên đành để toán thôi nha bạn

D , Công tắc

6 tháng 5 2019

A

#Chắc_sai

#Hktot

#Ken'z