K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2019

1111111111-1111111111=0

Đừng động đậy !

10 tháng 4 2019

10 từ nha bn

15 tháng 5 2020

Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

16 tháng 5 2020

cảm ơn bn 

6 tháng 9 2019

Bao la thanh khiết giữa mùa thu

6 tháng 9 2019

          "Cái bống là cái bống bang

Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm

           Mẹ bống đi chợ đường trơn

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng"

=> Câu thơ có chữ cái đầu tiên là chữ "b" là :

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng

Hok tốt nha em !!!

15 tháng 10 2017

anh có củi,em có lửa hai chúng ta cùng đốt

15 tháng 10 2017

chữ tứ bỏ sắc vẫn là tư

4 tháng 9 2019

a) Luôn luôn học giỏi hát hay

Sau này khôn lớn ta luôn khôn người.

b) Cái cò lặn lội bờ ao

Hỏi xem đã có ngôi sao trên trời .

4 tháng 9 2019

A)Lời nói chẳng mất tiền mua                  Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau           B)Chim khôn kêu tiếng rảnh rang                  Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

21 tháng 8 2018

Bài 1:

Tết là ngày lễ hội truyền thống lớn nhất ở Việt Nam. Đây là cơ hội để mọi người tận hưởng một khoảng thời gian vui vẻ và thư giãn cùng với gia đình và bạn bè. Có một vài điểm khác biệt giữa ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc, thức ăn truyền thống của ngày Tết là bánh Chưng - một loại bánh nếp hình vuông nhân thịt được gói trong lá dong. Mọi người thường mua bánh Chưng cùng với vài nhánh hoa đào như là một biểu tượng ngày Tết để trang trí nhà cửa. Ở miền Nam, mọi người xem hoa mai và bánh Tét là biểu tượng Tết. Bánh Tét cũng được làm từ nếp, và nhân phía trong có thể là đậu, chuối hoặc thậm chí là thịt. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi gia đình đều tụ họp để ăn bữa tối và làm nghi lễ truyền thống để tưởng nhớ đến tổ tiên. Vào ngày đầu tiên của năm, những đứa trẻ sẽ chúc những lời tốt đẹp nhất đến người lớn và nhận được tiền lì xì. Vào khoảng thời gian còn lại, mọi người có thể đi chùa để cầu những việc tốt đẹp, bình an và sức khỏe. Tết là một dịp quan trọng để gia đình và bạn bè ở gần nhau sau một năm làm việc vất vả, và nó cũng tiếp thêm động lực để chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn trong năm sau.

Bài 2: 

a) Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

b) Trạng từ có 8 loại, đó là: Trạng từ chỉ cách thức; Trạng từ chỉ thời gian;Trạng từ chỉ tần suất;Trạng từ chỉ nơi chốn;Trạng từ chỉ mức độ;Trạng từ chỉ số lượng;Trạng từ nghi vấn;Trạng từ liên hệ:

c) Dấu gạch ngang có 4 tác dụng, đó là:

- Đánh dấu bộ phận giải thích.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.

- Nối các bộ phận trong liên danh.

27 tháng 11 2019

7) Những tràng pháo tay và những khen ngợi không ngớt là món quà vô giá đối với cậu bé.

câu trên là câu kể hay ko

TL:

Có.câu trên là câu kể

14 tháng 2 2019

Đề 1 :

Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!

Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.

Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi "bạn nhìn gì vậy", Trang mỉm cười nói "đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần". Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang "nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn". Trang cười nhẹ "thật nhé!". Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe

Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.

Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng "dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ". Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.

Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

15 tháng 12 2017

Nam học siêng thật .

Nam học à ?

Ôi , Nam học chăm ghê!

Nam học đi !