K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong...
Đọc tiếp

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:

- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.

- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?

- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1
14 tháng 9 2023

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.

            Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

            Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

18 tháng 12 2023

bạn tham khảo nhé:

Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.

Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.

Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.

Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.

Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.

16 tháng 9 2023

Cần lưu ý những điều sau:

- Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích

- Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm

- Xin ý kiến đánh giá, nhận xét, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đúng, đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.Để thảo luận ý...
Đọc tiếp

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đúng, đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.

Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.

Để thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:

- Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,... trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.

- Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.

- Thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.

- Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề; đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác

0
Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng...
Đọc tiếp

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em sẽ học cách trình bày ý kiến phê phán sao cho hiệu quả. Mặt khác, trước một vấn đề xã hội cần phê phán, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể nắm bắt được nội dung chính của các ý kiến khác và xử lí thông tin đúng hướng. Muốn như vậy, em cần luyện thao tác nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.

Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ.  “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.

Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.

Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.

Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.

Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.

16 tháng 9 2023

- Đọc thật kĩ các sự kiện lịch sử

- Tìm thông tin chính xác

- Thực tại để có cái nhìn khách quan, chân thực

- Lắng nghe thông tin, thu thập thông tin từ các nhân chứng, bằng chứng

- Ý nghĩa của vấn đề lịch sử đối với xã hội, nhân dân lúc bấy giờ và về sau.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay"

"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.

"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.

Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.

Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.

Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.

Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.