Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)
-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)
-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)
-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)
Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.
Câu 2:
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
Trong những môn học ở trường, tôi thích nhất là môn toán. Đây là một trong những môn học bắt buộc từ tiểu học đến trung học và thậm chí là đại học. Toán dạy chúng ta về những con số và phép tính. Học tốt toán mang lại cho chúng ta nhiều lợi thế. Làm toán giúp cải thiện não bộ. Hơn nữa, những người học toán suy nghĩ logic hơn. Có rất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng toán như kinh tế, kĩ sư và cả trong buôn bán. Toán được cho rằng bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ và phát triển đến ngày nay. Ở VN ngày càng có nhiều những nhà toán học hay thần đồng toán học như Ngô Bảo Châu. Bởi thế, người Việt Nam rất tự hào về điều đó. Theo tôi, mỗi học sinh nên học giỏi toán hoặc ít nhất là biết đến toán bởi vì con người đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ từ toán, cụ thể là trong xã hội hiện đại.
em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nha à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen
1. Trong các môn học ở chương trình phổ thông cơ sở , em thích học môn Ngữ Văn nhất . Vì môn văn chính là môn dạy đạo đức và nhân cách , giúp em có cách ứng xử văn mình hơn, lịch sự hơn, có một tâm hồn rộng mở, tươi sáng và lãng mạn hơn.
2. Có một số bạn nói rằng không thích học môn văn, theo em vì :
- Ở nhiều trường thường chú tâm đến các môn khoa học hơn môn xã hội nên xảy ra tình trạng các môn xã hội trong đó có môn văn không được chú trong trong giảng dạy và thi cử. Học sinh từ đó có những tâm lý học cho qua môn còn lại nên chú trọng vào các môn học tự nhiên. Có trường học đến tiết Văn, nhiều học sinh trong lớp nằm ngủ gục và học tập không nghiêm túc, nhưng giáo viên vẫn không nói gì mà chỉ muốn dạy cho hết tiết để nghỉ ngơi.
- Bên cạnh đó nhiều giáo viên giảng dạy kiểu đọc – chép khiến cho học sinh không hiểu bài sâu, học hời hợt và không hiểu gì. Cho đến khi thi, học sinh lao vào học thuộc lòng, chép văn mẫu nhằm cho qua môn.
3. Em có thích học môn ngữ văn . Vì giúp em có cách ứng xử văn mình hơn, lịch sự hơn, có một tâm hồn rộng mở, tươi sáng và lãng mạn hơn.
4) Em thích học văn nhưng bạn em lại không thích. Em phải khuyên bạn ấy .
" Học văn nhiều lợi ích lắm đó bạn ơi ! Nếu học Văn bn sẽ biết được những tấm gương anh hùng bất khuất sẵn sàng hy sinh và chiến đấu ngoan cường để mang đến tự do, độc lập cho thế hệ sau trong những bài văn, bài thơ. Nếu học Văn các em cũng sẽ thấy được quê hương, đất nước ta đẹp nhường nào.
6. Em có giải pháp, bí quyết để học tốt học môn ngữ văn :
Bước 1: Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp, bước này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tiếp thu bài học đồng thời sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi của thầy cô trên lớp từ đó bạn sẽ có thêm động lực học môn này.
Bước 2: Chăm chú nghe thầy cô giảng ở lớp và ghi chép cẩn thận, đẩy đủ những kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Nếu có chỗ không hiểu bạn nên hỏi lại thầy cô ngay trên lớp để không làm bài học bị khuyết.
Bước 3: Học và tự kiểm tra lại kiến thức của mình ngay sau khi về nhà, có thể đọc thêm một số bài văn mẫu liên quan, ghi chú thêm những kiến thức quan trọng, những đoạn văn hay để hệ thống kiến thức cho mình cho các kỳ thi sau.
còn câu 5 nữa mà bn, giúp mk đi