Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý 1
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
Ý 2
Tại sao hàng ngày chúng ta phải uống đủ nước?
- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
- Nước có khả năng hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào nhờ có tính phân cực.
- Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng và là môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
- Nước góp phần định hình cấu trúc không gian đặc trưng của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào, đảm bảo cho chúng thực hiện được các chức năng sinh học, góp phần điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Biểu hiện khi cơ thể mất nước là gì?
- Khi cơ thể mất nước sẽ làm giảm khả năng tự làm mát, giảm thể tích máu dẫn đến làm giảm lượng máu chảy tới tim.
- Cơ thể mất nước còn làm mất các chất điện giải nên ảnh hưởng tới khả năng co cơ.
Nêu cách bổ sung nước hàng ngày có lợi cho sức khỏe và cách bù nước khi bị sốt cao hay tiêu chảy.
- Mỗi sáng uống 1 cốc nước khi thức dậy, và uống đều 3 - 5 cốc nước 1 ngày. Kết hợp ăn nhiều rau củ quả.
- Người ốm hay tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn 7 - 8 ly 1 ngà và uống thành nhiều ngụm nhỏ kết hợp ăn nhiều rau củ quả và uống thuốc.
1, 2 * Hiện tượng:
Môi trường | Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Ưu trương | TB co lại và nhăn nheo | Co nguyên sinh |
Nhược trương | Tế bào trương lên => Vỡ | Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào |
* Giải thích:
- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo
- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.
3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.
4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng
Quanh chân của con gọng vó có hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi dài khoảng 50µm. Các sợi lông này xù thành những chùm tơ cực nhỏ, có tác dụng bẫy không khí vào bên trong và tạo ra lớp đệm ngăn cách chân của chúng với mặt nước, đồng thời làm tăng khả năng nổi của nó (như những cái phao). Đồng thời chân chúng tiết ra mọt lớp dầu giúp chúng tránh thấm nước vào các chùm lông tơ này. Bạn có thể làm giảm hoặc mất khả năng này của chúng bằng cách đổ một lớp nước xà phòng xuống mà xem, chúng lập tức bị dính bẹp xuống nước ngay.
Xét về tính vật lý của môi trường, nước có khả năng duy trì nhiệt độ khá ổn định, khi bề mặt các hồ đóng băng thì dưới hồ vẫn là nước.
Các loài động vật biến nhiệt có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ khá cao. Cá là loại động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi theo. Hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài (không hao phí năng lượng giữ ấm cơ thể như các loài hằng nhiệt và ổn định áp suất trong cơ thể)
Nhiều loài cá sống ở các vùng lạnh giá có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp.
Ngay cả loài cá chép thường có thể chịu được nhiệt độ 4 độ C.
Khi nghiên cứu dưới kính hiển vi cực mạnh, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện thấy quanh chân của chúng là hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi chỉ dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra những chùm tơ cực nhỏ, "bẫy" không khí vào bên trong và tạo ra lớp đệm ngăn cách chân của nhện với mặt nước, đồng thời làm tăng sức nổi của con vật.