K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2016

1.Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN trong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN)

Ở Phương Đông, hệ thống các cơ quan giúp việc cho nhà vua từ trung ương đến địa phương được phân chia theo chức năng, lĩnh vực Ở Phương Tây, ví dụ nhà nước cộng hòa quí tộc chủ nô Xpac cũng có thiết chế nhà vua (hai nhà vua) - người đứng đầu nhà nước, nhưng hai vua không phải là thiết chế nắm nhiều quyền hành. Ở các nhà nước Phương Tây cổ đại, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng cao hơn, xuất phát từ nguyên nhân những nhà nước này liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện

Về cơ quan xét xử, ở Phương Đông nhìn chung cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với cơ quan hành chính. Cụ thể quyền xét xử tối cao thuộc về ngư­ời đứng đầu nhà nư­ớc và thư­ờng được nhà vua uỷ nhiệm cho một cơ quan đặc biệt ở trung ương. Tại các địa phương, hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền của viên quan đứng đầu đơn vị hành chính đó. Ở Phương Tây ngay từ đầu tính chuyên nghiệp và tính độc lập trong hoạt động xét xử đã cao hơn. Các cơ quan xét xử thường được tách khỏi cơ quan hành chính và phân nhóm để xét xử những loại vụ việc cụ thể. Ví dụ: ở La mã (thời kì cộng hòa) cơ quan xét xử chuyên trách được thành lập với số lượng khá đông các thẩm phán được bầu, hoạt động thường xuyên theo các nhóm với quy chế hoạt động chặt chẽ.

 

12 tháng 10 2016

Câu 1: Trả lời:

Sự giống nhau
- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được 
- Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản). - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước. - Đặc trưng của Nhà nước: + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược. - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản + Chức năng đối nội: Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền. Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông ) 
+ Chức năng đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi
 
24 tháng 10 2016

mik cũng oho

25 tháng 10 2016

mình bị oho

10 tháng 10 2016

2.chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. 

Nô lệ thường bị chủ nô đối xử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Chính vì thế, họ đã không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. 

3.Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị. Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Họ là chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.
Nô lệ thường bị chủ nô đối xử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Chính vì thế, họ đã không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73 - 71 TCN ở Rô-ma, đã làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.

 

24 tháng 10 2017

bạn siêng quéeoeo

12 tháng 10 2016

 

2. Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp :

                  + chủ nô

                      + thường dân

                          + nô lệ

  khác so với phương Đông: phương tây ko lập vua

12 tháng 10 2016

2​. Xã hội cỗ đại Phương Tây gồm những giai cấy :

​chủ nô

​thường dân

​nô lệ

20 tháng 2 2016

                 mình làm câu 2,3 trước còn câu 1 làm cuối cùng

2 Phương đông

chữ viết,chữ số - dùng chữ tượng hình

                         - sáng tạo ra chữ số

khoa học          - Ai Cập giỏi hình học

                         Lưỡng Hà giỏi số học

 Các công trình nghệ thuật -Kim tự tháp ở Ai Cập

                                          -Thành Ba-bi-lon của Lưỡng Hà

3 Phương tây

   chữ viết, chữ số -sáng tạo ra chữ cái a, b, c

   Khoa học           - họ đạt đc trình độ khá cao trong koa học: toán hoc, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý

   Các công trình nghệ thuật -đền Pác-tê-nông của Hi lạp

                                            -đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma

                                            -lực sĩ ném đĩa

                                             tượng thần vệ nữ Mi-lô

1 các công trình nghệ thuật của các quốc gia cổ đại phương đông và tây

3 tháng 10 2016

1. Chữ viết; số; các thành tựu khoa học; lịch; các kiến trúc nghệ thuật 

2. Làm ra các chữ cai abc.  Lịch các môn như: toán học; hình học ngữ văn; vật lý;vv. Các kiến trúc nghệ thuật cổ 

3. Làm ra các số từ 0den9 ; lịch; các kiến trúc nghệ thuật cổ 

13 tháng 12 2016

Câu 1 : Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

Câu 2: Ở phương Đông nô lệ hầu hạ .

Ở phương Tây đa số nô lệ làm việc cực nhọc , bị đối sử tàn bạo .

Câu 3:

được chia ra các chức cao thấp lãnh đạo các cấp dưới .

14 tháng 12 2016

thanks bạn nha

vui

8 tháng 11 2016

 

Văn hóa phương Đông và phương Tây từ ngàn xưa đã có sự khác biệt. Có thể nói qua một số điểm khác biệt cơ bản như:

Thứ nhất, sự khác biệt trong cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh.

Người phương Tây ngay từ thời cổ đại đã có cách nhìn nhận triết học dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau; có thế giới quan duy vật – duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực – bi quan, tiêu cực. Trong đó, những người có thế giới quan tích cực, lạc quan thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, đồng tình và ủng hộ cho sự phát triển của khoa học. Còn những người có thế giới quan duy tâm, bi quan, tiêu cực thì thường có tư duy phản tiến bộ, không tin vào sự phát triển của khoa học. Trong thói quen tư duy của mình, người phương Tây xem thế giới rõ ràng có hai màu đen hoặc trắng chứ không có thế giới lẫn lộn hai màu đen – trắng.

Trái lại, người phương Đông do tính khép kín trong sự phát triển của nền văn hóa nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa phong kiến nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của mình, người phương Đông cho rằng thế giới không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một thể thống nhất như một số lý thuyết về “tam tài” – trời, đất, người; “thiên nhân hợp nhất” – trời với người là một. Đây chính là cơ sở để hình thành thói quen đề cao văn hóa cộng đồng, coi nhẹ văn hóa cá nhân – nét khác biệt căn bản của văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Do ảnh hưởng của nền văn hóa nông nghiệp, ít cạnh tranh, nên người phương Đông hạn chế về tri thức khoa học, mang nhiều yếu tố duy tâm, siêu hình, tin vào những điều kì lạ mà trời đất, thần thánh mang tới cho thế giới.

Thứ hai, sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai nền văn hóa này.

Người phương Đông đề cao trực giác, nghĩa là chỉ chú trọng trực quan cảm tính, bề ngoài mà ít nghiên cứu sâu tới các chi tiết bên trong. Trong ứng xử, người phương Đông thường đề cao nhận thức kinh nghiệm, coi nhẹ vai trò của lý luận, tri thức khoa học. Lối tư duy này bộc lộ hạn chế như sự cả tin, nể nang, mất đi tính lý luận sáng suốt trong đánh giá và đưa ra kết luận một cách khoa học; coi trọng đạo đức hơn tài năng, coi trọng tình cảm hơn lý trí.

Người phương Tây thì lại có thói quen dựa vào tư duy duy giác, lý trí, chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính. Do đó, trong ứng xử người phương Tây thường phân định rõ ràng, xét đến tính thực tế trong nhận thức và hành động. tuy nhiên, phương thức tư duy này cũng bộc lộ những hạn chế là sự máy móc, thực dụng, ích kỷ, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế.

Thứ ba, sự khác biệt về chủ thể văn hóa.

Do ảnh hưởng thói quen của phương thức sản xuất nông nghiệp, nên chủ thể văn hóa của người phương Đông là tập thể, cộng đồng, nghĩa là lối nhận thức dựa vào số đông. Ưu điểm của văn hóa này là có thể phát huy sức mạnh của cộng đồng nhưng nó cũng hạn chế sự phát triển sáng tạo, vượt trội của cá nhân và có thể dễ dàng để cá nhân lợi dụng tập thể để lạm quyền.

Ngược lại, người phương Tây lại coi trọng chủ nghĩa cá nhân, nghĩa là phản đối sự can thiệp, tác động từ bên ngoài cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước hay bất kì một thể chế nào. Chủ nghĩa cá nhân bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, nhưng nó dẫn tới khuynh hướng cực đoan, ích kỷ, coi nhẹ vai trò của cộng đồng khiến cho người phương Tây thường có tính thực dụng, vị kỷ.

Thứ tư, sự khác nhau về tôn giáo và đức tin.

Đa số các cộng đồng người phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, do đó trong ý thức về tôn giáo của họ Thiên chúa có vị trí và ý nghĩa rất lớn.

 

Trong cộng đồng người phương Đông, đức tin lại có vẻ phức tạp hơn. Người phương Đông có đức tin về các tôn giáo khác nhau, phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo, ngoài ra còn có các tín ngưỡng tôn giáo khác. Do đặc điểm không thuần nhất về tôn giáo nên các nước phương Đông có nền văn hóa bản sắc đặc trưng khác nhau đối với từng dân tộc, vùng miền.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây tạo nên những cơ hội để các quốc gia tiếp thu và phát huy những khía cạnh tích cực, góp phần làm giàu hơn bản sắc văn hóa của dân tộc. Việt Nam là một quốc gia phương Đông, nên trong quá trình phát triển chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ mở cửa giao lưu và tiếp thu văn hóa như ngày nay, chúng ta không thể nằm ngoài xu hướng giao lưu hòa nhập đó. Do vậy, để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra, chúng ta cần:

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường văn hóa đa dạng, giao lưu giữa văn hóa hiện đại phương Tây với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của văn hóa Đông – Tây trong việc tạo lập một nền văn hóa mới.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.

Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây là điều kiện để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp hai nền văn hóa này đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa của một quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

 

 

 
 
 
 

TIN MỚI HƠN

  • CÔNG TY TNHH MAY MẶC HUY GIA PHÚ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VĂN HÓA (22/04/2016)
  • TRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG ĐĂNG KÝ “CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA” (22/04/2016)
  • GIỚI THIỆU PHẦN MỀM QUẢN LÝ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ EMICLIB TẠI THƯ VIỆN QUẬN TÂN PHÚ (18/11/2015)
  • Công ty Cổ phần Huỳnh Tấn đăng ký xây dựng “Đơn vị văn hóa” (07/10/2015)
  • Internet Bá Quyết đăng ký xây dựng “Điểm sáng văn hóa” (07/10/2015)

TIN ĐÃ ĐƯA

  • CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN TIÊU BIỂU ĐƯỢC BIỂU DƯƠNG TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ" GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 (30/10/2013)
  • Cà phê Nhà Trắng (White House) - phường Tây Thạnh đăng ký xây dựng “điểm sáng văn hóa” (05/09/2013)
  • Tân Phú sơ kết 3 năm (2011 – 2013) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (23/08/2013)
  • Tân Sơn Nhì tập huấn các tiêu chuẩn văn hóa giai đoàn 2012 - 2015 (20/05/2013)
  • Nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 trên địa bàn quận Tân Phú (10/04/2013)
  • QUÁN CÀ PHÊ PHỐ XƯA ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG “ĐIỂM SÁNG VĂN HOÁ” (05/04/2013)
  • Lịch kiểm tra việc triển khai thực hiện tiêu chuẩn Khu phố Văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 tại địa bàn dân cư (22/03/2013)
  • Chợ Sơn Kỳ quận Tân Phú đăng ký xây dựng Đơn vị văn hóa năm 2013 (15/01/2013)
  • PHƯỜNG PHÚ THẠNH ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN HOÁ (03/10/2011)
  • PHƯỜNG PHÚ TRUNG QUYẾT TÂM XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN HOÁ (26/09/2011)
Xem tiếp
Xem theo ngày btt_calendar.gif Xem theo ngày
 
 
 

 

10 tháng 12 2016

Chép trên mạng

1 tháng 12 2016

Điều kiện tự nhiên:

+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...

+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu.

- Kinh tế:

+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.

+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.

- Về xã hôi:

+ Phương Đông có 3 giai cấp:

_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.

_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.

_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.

+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:

_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.

_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.

- Về chính trị:

+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.

+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.

1 tháng 12 2016

tick nha

22 tháng 3 2018

Đáp án D

Mặc dù những giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông với phương Tây có sự khác biệt nhưng về cơ bản vẫn được phân chia thành 2 thành phần cơ bản là giai cấp thống trị và bị trị

17 tháng 12 2016

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 10 2018

có câu trả lời nào ngắn gọ hơn ko