Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo
I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).
2. Thân bài
- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô
- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới
- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần
II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:
Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.
Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.
Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.
I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học
2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...
II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.
Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.
Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.
Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.
Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.
Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.
Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.
Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…
Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng , mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ở nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ ‘"Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường được quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.
Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… ớ những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đẹp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng chỗ trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non nớt làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.
“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.
Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.
Viết một đoạn văn ngắn có 2 từ láy tượng thanh về chủ đề ngôi trường😭😭😭
Giúp mình nha mai nộp bài 😍😍😍
Ngôi trường của tôi nằm trên quốc lộ 20.Cánh cổng xanh in đậm hàng chữ''Trường THCS Nam Cao'' mở rộng như đang đón tôi bước vào.Nhìn từ xa ngôi trường như dãy núi nhỏ nhưng sao lại khang trang và đồ sộ đến thế. Ngôi trường được bao quanh bởi những cây hoa giấy và hoa mười giờ cùng những làn gió mát rượi thấm đượm hương thơm dịu dàng của hoa trò thật khiến cho người ta yêu lắm ngôi trường này.Những lóp học được xây theo hình chữ U và khang trang hơn trước,có đầy đủ các thiết bị học tập:tivi,máy chiếu.máy tính,....Trên bàn giáo viên đều được đặt một chiếc bình bông.Mỗi chiếc lọ như vậy chứa đầy những bông hoa màu sắc sặc sỡ.Tôi còn nhớ hồi còn học lớp 6 lớp học đâu được khang trang như thế này,bàn ghế đầy những vết bút mực,sân tập thể dục chưa lát bê tông.Làm sau mỗi tiết thể dục thì sàn của lớp dính đầy bùn đất bởi giầy của chúng tôi,lúc đó thật mắc cười.Hàng cây xanh xanh xòe tán rộng che mát cho chúng tôi dưới tiết trời ấm áp của ánh nắng mặt trời.Ngôi trường đã gắn liền với tuổi thơ,những kỉ niệm vui buồn.Tôi sẽ không bao giờ quên ddược
trường em là trường [tên trường bạn] trưởng em nổi tiếng vì những bông hoa có sắc màu rực rỡ nở quanh năm ,vì những tiếng hót líu lo ,ríu rít của nhửng chú chim nhỏ nhắn dễ thương .Em rất tự hào về ngôi trường thân yêu .
mình ko biết có được ko......? nếu đươc thích cho mình nhé!..
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.
Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.
Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…
Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.
Ví dụ:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.
+ Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào ? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu ? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào ?…).
+ Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).
– Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?
b. Trường hợp 2
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?
+ Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…).
– Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.
Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.
Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.
Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".
Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.
1.Ngoại hình dượng Hương Thư như một pho tượng đồng ,bắp thịt cuồn cuộn cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn.Hành động nhanh,khỏe và dứt khoát
=>Hiện lên hình ảnh một nhân vật phi thường thể hiện sức mạnh của người lao động chế ngự lại thử thách củ thiên nhiên.
2.Bạn tham khảo ở Miêu tả quang cảnh lớp học trong ''Buổi học cuối cùng''-Hoc24
các bạn ơi tick cho mình 1 cái nha!
Nước từ trên cao phóng xuống như định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng Hương Thư giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng Hương Thư trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.,
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc
Dàn bài:
I.Mở bài:
Giới thiệu trường và lễ chào cờ đầu tuần.
II.Thân bài:
1. Tả khung cảnh trường vào sáng thứ hai:
– Cờ, mi-crô, đội nghi thức.
– Học sinh đến sớm, đồng phục, khăn đỏ.
– Cảnh thiên nhiên.
2. Lễ chào cờ
a) Hồi trống tập trung, học sinh xếp hàng.
Học sinh chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị chào cờ.
b) Chào cờ:
– Tiếng trống, tiếng hô
– Tả cảnh học sinh chào cờ.
– Lá cờ từ từ bay lên đỉnh cột, tiếng hát quốc ca, đội ca vang lên.
– Tiếng hát quốc ca, đội ca vừa dứt, lá cờ đã đến đỉnh cột, lời hứa "Sẵn sàng vang lên.
3. Thầy giáo nhận xét thi đua tuần qua, kế hoạch tuần tới.
III.Kết bài:
– Học sinh lên lớp.
– Suy nghĩ về lễ chào cờ đầu tuần.
bài làm 1
Em rảo bước đi đến trường với một niềm vui. Vẫn như thường lệ, vào buổi sáng thứ hai, chúng em lại tập trung dưới sân trường để chào cờ.
Trước mắt em, một quang cảnh náo nhiệt hiện ra. Em vội lên lớp để cất cặp. Cô tổng phụ trách gọi loa:
- Các học sinh xếp ghế dưới sân trường để chào cờ.
Các bạn trai khệ nệ chồng ghế to nặng xuống sân. Em chỉ đạo các bạn của tổ trực nhật xếp ghế còn một bạn đi lấy biển lớp. Bạn nào cũng có nét mặt tươi cười vui vẻ. Cả trường, học sinh mặc những bộ đồng phục ngay ngắn, phẳng phiu. Các cô giáo ăn mặc chỉnh tề đứng cạnh các lớp để đôn đốc học sinh xếp ghế cho nhanh. Mọi thứ như đã sẵn sàng cho buổi lễ. Học sinh có mặt đông đủ dưới sân trường. Gió thổi xào xạc trên kẽ lá. Lá cờ đỏ đã được kéo lên. Cờ bay phấp phới trong gió. Cô Hằng phụ trách đã chuẩn bị xong cho buổi chào cờ. Tiếng trống báo hiệu giờ chào cờ bắt đầu vang lên. Cô Hằng hô:
- Kính mời các thầy cô giáo cùng toàn thể các con học sinh đứng lên làm lễ chào cờ.
Cả trường đứng lên. Các em học sinh đứng lên bên phải những hàng ghế thẳng tắp:
- Nghiêm...chào cờ...chào!
Tiếng trống dông dập như tiếng chân bộ đội ta hành quân. Mọi thứ như ngừng hoạt động. Chị gió ngừng thổi, các cô cậu chim sẻ cũng ngừng hót. Những bàn tay búp măng non xinh xắn của các bạn lớp bốn, năm giơ trước trán. Lá cờ bay giữa trời như gợi cho em nhớ tới các anh bộ đội đã chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho Tổ Quốc.
- Quốc ca!
Bài hát vang lên, chúng em bỏ tay xuống. Trống đánh dồn dập kịp theo bài hát.
- Đội ca!
Kết thúc bài Đội ca cô Hằng nói to:
- Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa!
Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!
Sẵn sàng!
Toàn trường cùng hô theo “sẵn sàng”. Gần một nghìn năm trăm học sinh hô theo làm rung động cả trường. Cô Hằng nói:
- Mời các bạn học sinh và các thầy cô giáo nghỉ!
Học sinh ngồi xuống còn các thầy cô trò chuyện quanh gốc đa. Cô Hằng nhận xét chúng em nào giờ tự quản, bình uống nước, thể dục giữa giờ. Cô nhắc lớp 3A, 5B, 4C về tự quản, khối ba và bốn về bình uống nước. Nhắc về vấn đề thể dục giữa giờ thì phải nói khá nhiều! Khối tôi cứ đinh ninh là sẽ được cô Hằng khen. Khối em bị nhắc nhở ư? Đáng nhẽ chúng em được khen nhưng vì xếp hàng chậm nên bị trừ điểm, thật tai hại! Cô đọc các chủ điểm và việc cần làm của tuần này. Mục đọc điểm thi đua đã tới. Sau một lúc cô Hằng đọc điểm, thì “giê” lớp em reo lên. Em chạy lên nhận cờ thi đua. Một tuần thi đua cố gắng trôi qua, chúng em lại vinh dự được nhận cờ. Buổi lễ kết thúc. Chúng em lại bước vào tiết học mới và sân trường trở lại với không khí yên tĩnh.
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng in đậm trong tâm trí em. Thứ màu đỏ trên lá cờ là niềm tự hào cho chúng em. Nó là thứ màu đỏ tươi, một thứ màu đẹp nhất. Em hứa sẽ là một đội viên tốt có ích cho xã hội.
bài làm 2
Cứ đầu tuần vào lúc bảy rưỡi ở trường em lại tổ chức buổi chào cờ. Buổi chào cờ gồm các thầy cô giáo và học sinh trong trường tham gia.
Chúng em đang chơi đùa dưới sân thì bỗng “Tùng! Tung! Tùng!” Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ chào cờ chuẩn bị bắt đầu.. Mỗi lớp chia thanh hai hàng dọc theo qui định. Biển lớp làm mốc đứng đều tăm tắp trên tay các bạn lớp trưởng. Những chiếc khăn quàng đỏ bay bay trong gió khoe sắc với những bộ động phục trắng tinh. Nắng buổi sáng dìu dịu chiếu vào gương mặt của chúng em làm đôi má ửng hồng. Thầy cô giáo ăn mặc chỉnh tề. Đội trống mặc đồng phục riêng đứng trên sân khấu chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Chúng em đứng dậy. Cô tổng phụ trách hô: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tiếng hô vừa dứt, hàng loạt cánh tay của các anh chị lớp bốn, lớp năm giơ lên trước trán. Tiếng trống dồn dập. Bạn cầm cờ đứng trước sân khấu chao cờ theo hiệu lệnh. Tất cả các bạn im phăng phắc. Mắt nhìn thẳng lên lá cờ tung bay trong gió. Tiếng trống vừa dứt cô Hằng hô to: “Quốc ca”. Tất cả đồng thanh hát: “Đoàn quân Việt Nam đi…” Giọng hát ngân vang rất đều. Ai cũng say sưa hát để thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết. Mắt đăm đắm nhìn lên lá Quốc kì. Đầu ngẩng cao. Hai tay duỗi thẳng hai bên trông thật nghiêm chỉnh. Những chú chim hằng ngày hót say sưa thế nay cũng im lặng như muốn nghe tiếng hát của chúng em. Hết bài Quốc ca là bài Đội ca. Các bạn hát nhanh và mạnh mẽ hơn. ”Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!” “Sẵn sàng!”. Lời hô vang như sấm. Chào cờ xong cô tổng phụ trách ra hiệu cho chúng em ngồi. Không khí có phần ồn ào nhứng trật tự ngay khi cô nhận xét thi đua trong tuần. Giọng cô sang sảng rất dễ nghe. Lớp em mà được nhận cờ xuất sắc thì ai cũng vui, gương mặt bạn nào cũng hớn hở. Sau đó, cô nhắc việc tuần tới. Bạn nào cũng chăm chú nghe để thực hiện cho tốt. Rồi mỗi bạn cầm một chiếc ghế lần lượt lên lớp trả lại không khí yên tĩnh cho sân trường.
P/s: bn tham khảo nhé !
Em rất thích những phút chào cờ đầu tuần. Hình ảnh lá Quốc kì thiêng liêng in đậm trong tâm trí mỗi chúng em. Chiếc khăn quàng đỏ mà em đang đeo đay là một góc của lá cờ Tổ quốc. Nó nhắc em cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
mở bài :
-giới thiệu đối tượng kể : buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em
-thời gian ,địa điểm :7 h sáng thứ 2 tuần này , tại sân trường
-ấn tượng chung buổi lễ chào cờ : rất trang nghiêm
thân bài
-công việc chuẩn bị trước lúc chào cờ
+ chuẩn bị cờ
+kê bàn ghế
+các lớp xếp hàng
-nội dung buổi chào cờ
+cả trường chào cờ , hát quốc ca
+những hoạt động diễn ra trong buổi chào cờ
-thầy hiệu phó nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
-ban liên đội trưởng lên nhận xét về ý thức chấp hành kỉ luật trong tuần qua của từng lớp
-thầy hiệu trưởng lên biểu dương thành tích của các lớp
kết bài
_kết thúc buổi chào cờ : thầy hiệu trưởng lên trao nhiệm vụ cho lớp trực tuần rồi tuyên bố kết thúc buổi chào cờ
-cảm nhận đọng lại trong em