K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019

2, Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính: Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải…

3, * Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:

  • Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
  • Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
26 tháng 10 2017

tớ ko quan tâm

9 tháng 2 2018

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

3 tháng 4 2017

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

3 tháng 4 2017

Trả lời

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

21 tháng 10 2021

Câu 1: Thảo luận trong giờ học giáo dục công dân, bạn Hằng cho rằng chỉ những người làm quan, những người có chức, có quyền mới cần rèn luyện đức tính liêm khiết, còn những người dân lao động bình thường, đặc biệt là học sinh thì không cần rèn luyện đức tính nói trên. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hằng không?Vì sao?

- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hằng. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những hoạt động khác nhau, tuỳ vào tuổi tác, giai cấp,... Vì thế ở mỗi đơn vị sẽ có những trường hợp ứng dụng đức tính liêm khiết khác nhau, không phân biệt ai cả.

Câu 2: Trong giờ học toán, Hùng phát hiện thầy giáo ghi đáp số bị sai. Hùng quyết định không góp ý kiến cho thầy vì bạn làm như thế là không tôn trọng thầy. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn Hùng không? Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ đứng dậy nói rằng thầy có chút nhầm lẫn về đáp số và nhờ thầy sửa lại, nhưng phải nói chuyện lễ phép và lịch sự, có như thế thì mới tôn trọng thầy.

Câu 3: Trong giờ ra chơi tiết 2, Hùng(lớp 8) có xích mích với Thành(lớp 9). Trên đường đi học về, Hùng đã bị Thành và Hòa-bạn cùng lớp với Thành hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

a) Theo em, trong trường hợp trên, Thành và Hòa đã vi phạm pháp luật hay kỉ luật?

Theo em Thành và Hoà đã vi phạm pháp luật vì đã gây thương tích cho bạn Hùng.

b) Theo em, Thành và Hòa sẽ bị xử lí như thế nào?

- Thành và Hoà sẽ bị mời phụ huynh của 2 bạn lên để xin lỗi cũng như bồi thường cho bạn Hoà. 2 bạn có thể bị nghỉ học một thời gian.

Câu 4: Bạn Bình bị ốm, phải mời bác sĩ đên khám bệnh. Khám bệnh xong,bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc. kèm theo lời dặn của bác sĩ là mỗi ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên, sau đó Bình đã uống thuốc 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 viên. Hương hỏi tại sao Bình không uống thuốc theo đơn và lời dặn của bác sĩ. Bình cười:"Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh. Uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn."

a) Em có đồng ý với Bình hay không? Tại sao?

- Em không đồng ý với Bình vì mỗi loại thuốc đều có liều lượng sử dụng riêng để có thể giúp ta khỏi bệnh, nếu Bình uống sai có thể bệnh không khỏi mà còn tăng thêm thậm chí mất mạng.

b) Nếu là Hương thì em sẽ làm gì với Bình?

- Nếu là Hương em sẽ ngăn không cho bạn làm như thế và giải thích với bạn rằng làm như thế sẽ không tốt cho sức khoẻ của bạn. Nếu bạn không nghe cần phải báo cho ba mẹ của Bình biết.

Câu 5: Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh giỏi, học sinh yếu. Em hãy nêu những suy nghĩ của em để chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến học lực yếu? Hướng khắc phục như thế nào?

- Một lớp học phải có hs yếu và hs giỏi. Một số phụ huynh có con hs yếu thì luôn luôn bắt ép con phải học nhiều, học thật nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân:

*Nguyên nhân từ hs:

- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.

- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.

- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.

*Nguyên nhân từ giáo viên:

- Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.

- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.

- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.

- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...

- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình...

*Nguyên nhân từ phụ huynh:

- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.

- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!

- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập.

Câu 6: Em có suy nghĩ như thế nào về" Trò chơi điện tử", nêu lợi ích và tác hại của trò chơi điện mà em biết

- Trò chơi điện tử là dụng cụ để mỗi con người chúng ta có thể giải trí sau những giờ học, giờ làm mệt mỏi.

- Tuy nhiên trò chơi điện tử có hai mặt:

*Có lợi:

- Giúp giảm stress, thoải mái, giảm căng thẳng.

- Nâng cao tính nhanh nhẹn, cẩn thận.

- Một số trò chơi điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ⇒ nâng cao ngoại ngữ.

*Có hại:

- Gây hại mắt, gây béo phì.

- Gây nghiện ⇒ kết quả học tập, lao động kém.

- Làm biếng làm mọi việc, có thể kể đến là những hoạt động hằng ngày như vệ sinh cá nhân, ăn uống,...

tham khảo

21 tháng 10 2021

3 phut copy kinh day

11 tháng 12 2021

tham khảo:
 

Em không đồng ý vì: Mỗi con người ai cũng cần phải có tính liêm khiết kể cả giàu nghèo. Không chỉ một số những người có chức có quyền thì mới tham ô, hối lộ mà còn một số người nghèo cũng có thể tham ô. Vì lòng người khó đoán mà :))

=> Chúng ta cần phải có tính liêm khiết để cuộc sống trở nên tốt đệp hơn

11 tháng 12 2021

Em không tán thành,vì ai cũng cần phải rèn lyện tính liêm khiếm,...

Để rèn luyện tính liêm kiết:

- Em cần sống trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải...

- Bằng những việc làm cụ thể:

- Không nhận hối lộ

- Không sống nhỏ nhen ít kỉ

- Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen 

- Không làm chuyện xấu vì mục đích làm giàu

- Sẵn sàng giúp đỡ những người khác khi mình gặp khó khăn.

28 tháng 3 2022

Để rèn luyện tính liêm kiết:

- Em cần sống trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải...

- Bằng những việc làm cụ thể:

- Không nhận hối lộ

- Không sống nhỏ nhen ít kỉ

- Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen 

- Không làm chuyện xấu vì mục đích làm giàu

3 tháng 4 2017

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

3 tháng 4 2017

Vào khoảng 20h ngày 18/6, có 2 người lạ mặt tìm đến nhà đồng chí Khang, tự giới thiệu là thân nhân của bà Hà Quế Kiều, ở TP Hồ Chí Minh, là một đối tượng có liên quan đến vụ án đã bị khởi tố phải tạm giữ để điều tra.

Tại nhà đồng chí Khang, trước khi ra về, 2 người khách đã để lại 1 túi quà. Khi đồng chí Khang về phát hiện, kiểm tra thì thấy trong túi xách có 2 chai rượu ngoại, 2 hộp trà và một chiếc phong bì, trong đó có 10 triệu đồng. Đồng chí Khang đã điện báo cho lãnh đạo đơn vị đến lập biên bản tạm giữ.

Tại nhà đồng chí Vũ Xuân Tiếu, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an thị xã, người được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách tổ điều tra vụ án trên, vào lúc 19h30' ngày 6/7, có ông Nguyễn Văn Tiến đến và giới thiệu là chồng của bà Kiều, ngỏ ý nhờ đồng chí Tiếu "giúp đỡ".

Sau khi bị từ chối, ông Tiến ra về và để lại 1 túi quà, trong đó có 1 chai rượu ngoại và 1 phong bì 10 triệu đồng. Khi phát hiện túi quà người khách cố tình để quên, đồng chí Tiếu gọi điện báo ngay cho lãnh đạo, đồng thời mang đến cơ quan lập biên bản xử lý

3 tháng 4 2017

Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.

25 tháng 11 2021

D

25 tháng 11 2021

D

18 tháng 9 2016

có thật đó bn ,ở trường mk nè:Đinh Thị Phương Thảo

18 tháng 9 2016

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên". 
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn : 
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không? 

Viên quan tâu với vua : 
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu. 
- Vậy khanh có cách nào khác không? 
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. 
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi. 
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông : 
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ. 
Vua Minh Tông đáp : 
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao? 
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu. 
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.