Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (2 điểm) Triệu chứng của bệnh sốt rét. Nêu các con đường truyền bệnh và cách phòng chống. Vì sao bệnh sôt rét hay xảy ra ở miền núi. Câu 2 (2điểm) Điểm khác nhau trong đời sống và hoạt động của thằn lằn so với ếch đồng Câu 3 (2 điểm) Vai trò của chim đối với nông nghiệp Câu 4: (1 điểm) Nguyên nhân làm giảm sút độ đa dạng sinh học và biện pháp duy trì độ đa dạng sinh học. Câu 5: (3 điểm) Trình bày hướng tiến hoá của hệ thần kinh và cơ quan di chuyển của động vật ---Hết --- Đáp án Câu 1 (2điểm) * Triệu trứng của bệnh sốt rét: Khi trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể, chỉ 1 đến 2 tuần sau thì người bệnh lên cơn sốt. Có khi sốt liên miên, hoặc từng cơn kèm theo rét run. Mỗi cơn sốt bắt đầu bằng cảm giác mệt nhọc rũ rượi, nhức đầu, ớn lạnh, buồn ngủ. Cảm giác lạnh ngày càng tăng, người bệnh run cầm cập, nổi gai ốc, đắp bao nhiêu chăn không thấy lạnh lúc đó nhiệt độ tăng lên 38,50c, sau cơn rét nhiệt độ tiếp tục tăng lên 400c - 410c, mặt đỏ bừng, mình mẩy đau nhừ, mồ hôi đầm đìa, khô họng, khát nước. Sở dĩ có hiện tượng trên là do trùng sốt rét phá vỡ hàng loạt hồng cầu và tiết vào máu nhiều chất độc làm người bệnh lên cơ sốt rét. * Con đường truyền bệnh sốt rét từ người nấyng người khác do bị muỗi Anôphen đốt. * Muốn phòng chống bệnh sốt rét phải diệt muỗi Anôphen, phá nơi ẩn nấp của muỗi Anôphen, khai thông cống rãnh không để nước đọng, nuôi cá vào ao, hồ, chum, vại để tiêu diệt bọ gậy. Ngủ phải mắc màn, hun khói, đốt hương muỗi để tiêu diệt chúng. * Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi: + Là nơi rừng núi âm u, nhiều cây cối thích nghi cho chỗ trú ngụ và sinh sản của muỗi. + Người dân miền núi lạc hậu, điều kiện chữa và phòng bệnh kém nên dễ lây lan, khó phòng tránh. Câu 2: (2điểm) Đời sống và hoạt động của thằn lằn so với ếch đồng có điểm khác nhau: - Nơi sống và bắt mồi: ếch đồng ưa sống và bắt mồi trong nước hoặc các bờ vực nước ngọt, còn thằn lằn ưa sống và bắt mồi ở nơi khô ráo. - Thời gian hoạt động: ếch đồng hoạt động lúc chập tối hoặc ban đêm, còn thằn lằn hoạt động vào ban ngày. - Tập tính cũng khác nhau nếu ếch đồng trú đông trong các hốc đất ẩm ướt bên bờ vực nước hoặc trong bùn thì thằn lằn trú đông trong các hốc đất khô ráo. - Sinh sản: ếch đồng thụ tinh ngoài môi trường nước, đẻ nhiều trứng, trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng, trứng nở thành nòng nọc phát triển có biến thái. Còn thằn lằn thụ tinh trong, đẻ ít trứng, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, trứng nở thành con non phát triển trực tiếp. Câu 3 (2 điểm) Vai trò của chim đối với nông nghiệp * Chim có lợi cho nông nghiệp: Nhiều loại động vật hoạt động nhiều và tiêu hoá nhanh nên số lượng thức ăn chúng tiêu thụ hàng ngày rất lớn, có thể bằng 1/2 đến 3 lần khối lượng cơ thể chúng (Một con nhạn nặng 30g mỗi ngày ăn hết 48 g sâu bọ), do đó chúng góp một phần rất lớn vào việc hạn chế sự phát triển của những loài sâu bọ phá hoại nông, lâm nghiệp (Đặc biệt trong giai đoạn chim bố, mẹ nuôi con) Nhiều loài chim ăn thịt săn bắt các loài gặm nhấm có hại (Một con chim lợn có thể tiêu diệt trong 1 năm 300 - 400 con chuột). Một số loà săn bắt cả những động vật có ích, song thường chỉ bắt được những con yếu hay bị bệnh nên đã trở thành một nhân tố có ích trong việc chọn lọc tự nhiên. Chim ăn quả rừng (vẹt) giúp cho việc phát tán cây rừng. Chim hút mật ăn mật hoa nên giúp cho sự thụ phấn cho cây. * Chim có hại cho nông nghiệp: Những loài chim có hại cho nông nghiệp như: Cốc, bồ nông, bói cá ăn cá, diều hâu ăn chim, gà con và cá; cắt, chim ưng ăn các loài chim ăn sâu bọ, cu gáy, gà rừng bới ăn lúa ngô, đậu trên nương; chim sẻ, chim dẽ ăn lúa. Câu 4: (1 điểm) Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là: -Nạn phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị , làm mất môi trường sống của động vật. - Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển. Do vậy, để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp: Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Câu 5: (3 điểm) Hướng tiến hoá của hệ thần kinh - Động vật nguyên sinh: Chưa phân hoá - Ruột khoang: Hình mạng lưới -Giun đốt: Hình chuỗi hạch ( Hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) -Chân khớp: Hình chuỗi hạch (Hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực bụng) - Động vật có xương sống: Hình ống (Bộ não, tuỷ sống) Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá đến hệ thần kinh hình mạng lưới (Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng (Giun đốt), đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (Chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống. Hướng tiến hoá của cơ quan di chuyển: - Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định: Hải quỳ, san hô. - Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo: Thuỷ tức. - Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản, mấu lồi và tơ bơi: Rươi -Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt: Rết. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành 5 đôi chân bò, 5 đôi chân bơi: Tôm sông. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy: Châu chấu. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành vây bơi với các tia vây: Cá chép, cá trích. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành chi năm ngón có màng bơi: ếch, cá sấu. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành cánh được cấu tạo bằng lông vũ: Hải Âu. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành cánh được cấu tạo bằng màng da: Dơi. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành bàn tay bàn chân cầm nắm: Vượn. Sự tiến hoá của cơ quan di chuyển ở động vật từ chỗ chưa có cơ quan di chuyển ở động vật sống bám vào một nơi (Hải quỳ, san hô); hoặc di chuyển bằng hình thức đơn giản kém hiệu quả, di chuyển chậm kiểu sâu đo (thuỷ tức); đếm có cơ quan di chuyển còn rất đơn giản như mấu lồi cơ, tơ bơi (rươi); phân hoá thành chi phân đốt (Rết); cuối cùng bộ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng rất khác nhau, thích nghi với nhiều hình thức di chuyển trên các môi trường khác nhau.
HƠI LỘN XỘN BẠN THÔNG CẢM
Câu 1 : Trình bày đặc điểm chung của động vật có xương sống.
-Động vật có xương sống có đặc điểm là:
+ Là động vật.
+ Có xương sống chạy dọc cơ thể
+ Sinh sản hữu tính ( trong tự nhiên ) ( có giống đực và giống cái)
Cho biết cách phòng chống một số bệnh lây qua vật nuôi tại gia đình " bệnh dại, bệnh do chấy, rận kí sinh và bệnh cúm gia cầm "?
- Cách phòng chống bệnh dại:
+ Tuyên truyền với từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, để người dân chủ động phòng chống bệnh cho bản thân và cộng đồng thực hiện các biện pháp quản lí và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của bộ thú y.
+ Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao ( động vật cắn , cào)hoặc nghi mặc bệnh dại thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc xin , huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của bộ y tế.
+ Không nuôi chó mèo chưa tiêm phòng dại.
- Cách phòng chống bệnh chấy, rận kí sinh:
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, gội đầu thường xuyên.
+ Giặt và thay quần áo thường xuyên.
+ Sử dụng màn tẩm hóa chất pyrethroid.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị chấy, rận.
-Cách phòng chống bệnh cúm gia cầm:
+ Chuồng nuôi cần đảm bảo thoáng, mát, khô ráo, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Chăm sóc ,nuôi dưỡng tốt. Thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, khôn ẩm mốc . Nước uống sạch và phải được thay thường xuyên.
+ Thường xuyên dọn chuồng . Hằng ngày quét, dọn phân , có hố thu gom phân và chất thải để xử lí.
+ Khi có bệnh xảy ra phải:
Thông báo cho cán bộ cơ sở thú y.
Không bán , không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh , không vức xác chết bừa bãi.
+ Bao vây ổ dịch , tiêu hủy toàn bộ gai cầm chết, mắc bệnh và các gia cầm khác trong đàn , bằng cách:
Đốt bằng củi hoặc xăng dầu . Nếu có điều kiện thì đốt trong các lò chuyên dụng.
Đào hố chôn sâu, toàn bộ đáy và thành hố đều được lót bằng nilông . Gia cầm tiêu hủy đựng trong bao dầy , có chất sát trùng, buộc chặt miệng , sau đó cho xuống hố. Đảm bào bề mặt chôn gia cầm cách mặt đất tối thiểu là 1 m . Trước khi lấp đất , rải một lớp vôi hoặc một trong hai dung dịch : foodmol 5% , xút (NaOH) 3-5 %.
Câu 2:
Gía trị của ĐVCXS trong đối với môi trường:
- Góp phần cân bằng hệ sinh thái môi trường.
5 loại động vật mà con người sử dụng thịt để ăn: heo, bò, nai, chó, mèo,...
5 loài động vật gia súc ăn cỏ: ngựa, lừa, thỏ, sóc, voi,...
Biện pháp bảo vệ phát triển vật nuôi có xương sống trong đời sống:
- Xây dựng các khu bảo tồm, vườn quốc gia.
- Không xâm phạm đến môi trường sống của chúng.
- Trồng cây, gây rừng để xây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã.
- Cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các động vật hoang dã; khi thấy ai khả nghi có làm những việc trên cần phải bảo cho cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lí.
- Nuôi một số loài (nếu có thể).
- Tuyên truyền mọi người bảo vệ chúng.
- Cuối cùng, mỗi người cần có ý thức để xác định được việc làm đúng đắn.
Ơ hơ hơ, đang lướt Sinh học lại lòi ra Inh lịch thế nài? :))
Tuan Anh is a new student in class 7D .He is from Hai Duong. Now he lives with his brother at 45 Hang Dao Street in Hanoi. Tuan Anh is twelve. He will be 13 on Saturday, April 18th. He will have a party for his birthday. He will invite some of his new friends in class 7D. The party will be at his house. It will start at half past seven in the evening and finish at half past nine. At the party they will eat birthday cakes, drink fruit juice and sing many songs. Tuan Anh will get nice presents from his friends. He will be very happy.
1.Where/Tuan Anh/live now?
- Where is Tuan Anh living now?
- He is living at 45 Hang Dao street, Hanoi.
2.When/he/have/party/birthday?
- When will he have a party for his birthday?
- Saturday, April 18th.
3.Who/he/invite/party?
- Who will he invite?
- He will invite some new friends in class 7D.
4.What/they/do/at/party?
- What will they do at the party?
- They will eat birthday cakes, drink fruit juice and sing songs.
5.How/Tuan Anh/feel?
- How will Tuan Anh feel?
- He will be very happy.
Chúc Luchia học tốt nhá :)
- Do thụ tinh ngoài nên tỉ lệ trứng gặp tinh trùng ít
- Do thụ tinh ở môi trường nước nên không an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kịên môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng
Cá chép đẻ trứng nhiều hơn ếch vì các lý do sau đây:
- Do thụ tinh ngoài nên tỉ lệ trứng gặp tinh trùng ít
- Do thụ tinh ở môi trường nước nên không an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kịên môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng
-Chân kiếm:hại nghề cá
-Con sun:cản trở giao thông đường biển
-Mọt:đục ruỗng đồ gỗ
-Châu chấu:phá hại mùa màng
*Thêm vài cái nếu bạn cần:
-Cái ghẻ:gây bệnh ghẻ ở người
-Ruồi ,muỗi:gây bệnh cho người
-Chấy:gây ngứa
Những bằng chứng chứng minh các nhóm động vật có mối quan hệ về nguồn gốc:
- Lưỡng cư có nguồn gốc từ cá vây chân cổ. Lưỡng cư cổ có đặc điểm giống cá vây chân cổ: vây đuôi, di tích nắp mang, thân có vảy. Nòng nọc giống cá.
- Bò sát có nguồn gốc từ lưỡng cư cổ. Bò sát cổ có đặc điểm giống lưỡng cư cổ: có 1 đốt sống cổ, tim 3 ngăn.
- Chim có nguồn gốc từ bò sát cổ. Chim cổ có đặc điểm giống bò sát cổ: hàm có răng, có đuôi dài, ngón có vuốt.
- Thú có nguồn gốc từ bò sát cổ. Thú giống bò sát cổ: chi nằm ngang, đẻ trứng.
(1): trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thuỷ tức con
(2): lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một bộ phận cơ thể cắt ra
Enzyme ở đây ko phải chất thải lỏng nha em! Em hiểu enzim ở đây là 1 chất xúc tác sinh học giúp giun đất phân giải thức ăn để nó tiêu hoá dễ dàng hơn.
1. It/ be difficult/ speak english fluently.
=> It is difficult to speak English fluently.