K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1/ Cho hỗn hợp A gồm Na , Al và Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V (lít) khí H2. Nếu thay Na và Fe trong hỗn hợp A bằng kim loại M ( hóa trị II, không đổi ) có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{2}\)tổng khối lượng của Na và Fe, khối lượng Al vẫn giữ nguyên thì thu được dung dịch B. Hòa tan hoàn toàn dung dịch B vào dung dịch H2SO4 loãng dư cũng thu được V (lít) khí H2 . Xác...
Đọc tiếp

Câu 1/ Cho hỗn hợp A gồm Na , Al và Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V (lít) khí H2. Nếu thay Na và Fe trong hỗn hợp A bằng kim loại M ( hóa trị II, không đổi ) có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{2}\)tổng khối lượng của Na và Fe, khối lượng Al vẫn giữ nguyên thì thu được dung dịch B. Hòa tan hoàn toàn dung dịch B vào dung dịch H2SO4 loãng dư cũng thu được V (lít) khí H2 . Xác định kim loại M. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0 và p.

Câu 2/ Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại X (II) và Y (III) trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Z và 1,12 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Z thu được m (gam) muối khan

a/ Tính m

b/ Xác định tên 2 kim loại, biết nX : nY = 1:1và 2MY < MX < 3MY

Câu 3/ Cân bao nhiêu ml dung dịch HNO3 40% ( D= 1,25 g/ml) và dung dịch HNO3 10% (D = 1,06 g/ml) để pha thành 2 lít dung dịch HNO3 15% (D=1,08g/ml)

Câu 4/ Cân bằng các PTHH sau

a/ Al + HNO3 ---> Al(NO3)3 + NxOy + H2O

b/ (NH4)2Cr2O7 \(\underrightarrow{t}\) Cr2O3 + N2 + H2O

2
9 tháng 5 2017

Ta có :

PT :

2Na(x) + H2SO4(0,5x) \(\rightarrow\) Na2SO4 + H2(PT1)

Fe(y) + H2SO4(y) \(\rightarrow\) FeSO4 + H2(PT2)

2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2(PT3)

M(0,5x+y) + H2SO4(0,5x+y) \(\rightarrow\) H2 + MSO4(PT4)

Gọi x là số mol của Na ; y là số mol của fe

=> nH2SO4 của PT1 = 0,5x (mol)

=> nH2SO4 của PT2 = y (mol)

Vì khối lượng nhôm vẫn giữ nguyên

nên nH2SO4 của PT1 Và PT2 bằng với nH2SO4 của PT4

=> nH2SO4 của PT4 là : 0,5x +y (mol)

=> nM = 0,5x +y (mol)

=> mM = (0,5x + y) . MM

mà M có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe

=> mM = 1/2 (23x + 56y)

=> (0,5x + y) . MM = 1/2 (23x + 56y)

=> 0,5x . MM + yMM = 11,5x + 28y

=> x(0,5MM - 11,5) = y(28 - MM)

vì x và y đều lớn hơn 0

=> (0,5MM - 11,5) > 0 => MM > 23

và (28 - MM) > 0 => 28 > MM

=> 23 < MM < 28

M khác nhôm

=> M = 24 (Mg)

9 tháng 5 2017

Ta có :

PTHH :

X(x) + 2HCl(2x) \(\rightarrow\) XCl2(x) + H2(x) PT1

2Y(\(\dfrac{2y}{3}\)) + 6HCL(2y) \(\rightarrow\) 2YCL3(\(\dfrac{2y}{3}\)) + 3H2(y) PT2

Theo đề bài ta có :

nH2 ở cả hai phản ứng là : 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)

mH2 = 0,05 . 2 = 0,1 (g)

Gọi x là số mol H2 ở PT1 ; y là số mol của H2 ở PT2

Ta có : x + y = 0,05

nHCl ở cả hai PT là :

2x + 2y = 2(x + y) = 2 . 0,05 = 0,1 (mol)

=> mHCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 (g)

Ta có :

mX + mY + mHCl = mXCl2 + YCl3 + mH2

=> 18,4 + 3,65 = mXCl2 + YCl3 + 0,1

=> mXCl2 + YCl3 = 21,95 (g)

14 tháng 5 2017

a) Đã có bạn giải trong 1 câu tương tự ở dưới

b ) Đề cho hình như trục trặc ở con số thì phải. Sai ở đây :

PTHH :

X + 2HCl \(\rightarrow\) XCl2 + H2 (1)

2Y + 6HCl \(\rightarrow\) 2YCl3 + 3H2 (2)

Có : nH2 = 1,12/22,4 = 0,05(mol)

Đặt nX = a(mol)

mà nX : nY = 1:1 => nY = a(mol)

Theo PT(1)=> nH2 = nX = a(mol)

Theo PT(2) => nH2 = 3/2 . nY = 3/2 . a(mol)

mà tổng nH2 = 0,05(mol)

=> a+ 3/2 . a = 0,05 => a = 0,02(mol)

Có : mX + mY = 18,4 (g)

=> a . MX + a . MY = 18,4

=> a . (MX + MY ) = 18,4 => 0,02 . (MX + MY ) = 18,4

=> MX + MY = 920 ???? Chưa thấy M chất nào cộng lại lớn như vậy ==> Bạn xem lại đề nhé:)

14 tháng 5 2017

Cô sửa lại đề rồi nhé

Bài 1: Cho 3,06 g MxOy của kim loại M có hóa trị không đổi ( hóa trị từ 1 đến 3) vào HNO3 dư thì thu được 5,22 g muối.Xác định công thức của MxOy. Bài 2: Hòa tan a gam một oxit sắt cần dùng 0,45 mol HCl,còn nếu khử toàn bộ cũng khối lượng oxit sắt nói trên bằng CO nung nóng,dư thì thu được 8,4 g Fe.Tìm công thức của oxit sắt. Bài 3: Một hỗn hợp X có khối lượng 27,2 g gồm kim loại A(có hóa...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho 3,06 g MxOy của kim loại M có hóa trị không đổi ( hóa trị từ 1 đến 3) vào HNO3 dư thì thu được 5,22 g muối.Xác định công thức của MxOy.

Bài 2: Hòa tan a gam một oxit sắt cần dùng 0,45 mol HCl,còn nếu khử toàn bộ cũng khối lượng oxit sắt nói trên bằng CO nung nóng,dư thì thu được 8,4 g Fe.Tìm công thức của oxit sắt.

Bài 3: Một hỗn hợp X có khối lượng 27,2 g gồm kim loại A(có hóa trị II và III) và oxit kim loại AxOy của kim loại đó.Cho hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl có chứa 1 mol HCl.Xác định công thức phân tử AxOy.

Bài 4: Khử hoàn toàn 23,2g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình 0,25 mol Ba(OH)2 thấy tạo ra 19,7g kết tủa. Nếu cho lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định oxit kim loại đó.

Bài 5: Khử hoàn toàn 34,8 g một oxit kim loại M cần dùng tới 13,44 lít H2 (đktc).Cho toàn bộ kim loại thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 10,08 lít H2 (đktc)

Xác định kim loại M và công thức hóa học của Oxit.

Bài 1: Hòa tan 24g một oxit kim loại hóa trị II cần dùng 29,4 g H2SO4 .Xác định công thức của oxit.

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 8,1 g một kim loại hóa trị III bằng dung dịch H2SO4 sau phản ứng thấy có 10,08 lít khí H2 thoát ra (đktc).Xác định tên kim loại.

Bài 3: Cho 4g Fe và một kim loại hóa trị II vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).Nếu cho 1,2 g kim loại hóa trị II đó phản ứng với O2 thì cần chưa đến 0,7 lít O2 (đktc).

a. Xác định kim loại hóa trị II.

b. Tính thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại R trong dung dịch HCl có chứa 1mol HCl thu được dung dịch B, cho quỳ tím vào dung dịch B thấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

a. Xác định kim loại R

b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A

0
20 tháng 7 2016

giúp mình trả lời nhanh câu hỏi trên nhé mình cần rất gấp ngay bây giờ .giúp mình tí nhá cám ơn cả nhà nhiều

6 tháng 12 2020

giúp mình với chiều mình đi học r

câu 1 cho hỗn hơp X gồm Zn và Fe vào dung dịch A chứa 2 mol HCl a) Nếu khối lượng hỗn hợp X là 37,2 g, chứng minh rằng hỗn hợp X tan hết b) Nếu khối lượng hỗn hợp X là 74,4g thì hỗn hợp X có tan hết không? Câu 2: Một hỗn hợp Y có khối lượng m gam gồm 3 kim loại Mg, Zn, Fe, biết tỷ lệ số mol của Mg, Zn, Fe trong hỗn hợp Y lần lượt là 1:2:3. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch HCl dư đến phản ứng...
Đọc tiếp

câu 1 cho hỗn hơp X gồm Zn và Fe vào dung dịch A chứa 2 mol HCl

a) Nếu khối lượng hỗn hợp X là 37,2 g, chứng minh rằng hỗn hợp X tan hết

b) Nếu khối lượng hỗn hợp X là 74,4g thì hỗn hợp X có tan hết không?

Câu 2: Một hỗn hợp Y có khối lượng m gam gồm 3 kim loại Mg, Zn, Fe, biết tỷ lệ số mol của Mg, Zn, Fe trong hỗn hợp Y lần lượt là 1:2:3. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch HCl dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch HCl tăng thêm(m-2,4) gam. tính giá trị của m

Câu 3:

1) Hỗn Hợp khí A gồm O2 và CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19,5 và có thể tích bằng 13,44 lít (đktc)

a) tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng mỗi khí trong A

b) Nếu bài toán không cho biết thể tích hỗn hợp khí A bằng bao nhiêu mà chỉ cho biết tỉ khối của A so với H2 bằng 19,5 thì có tính được thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng mỗi khí trong A không? hãy trình bày cách tính

2) Hòa tan hoàn toàn 4 g hỗn hợp Fe và 1 kim loại M có hóa trị 2 trong hợp chất vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4g kim loại M trên cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 0,5 mol HCl. Xác định kim loại M

2
23 tháng 2 2017

Câu 1 :

Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2 (1)

Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2 (2)

a) Giả sử hỗn hợp chỉ có Fe

=> nFe = m/M = 37,2/56 = 93/140 (mol)

Theo PT(2) => nHCl(tối đa cần dùng) = 2 . nFe = 2 x 93/140 =1,329(mol)

mà nHCl(ĐB) =2(mol)

=> sau phản ứng : hỗn hợp kim loại tan hết và axit dư

b) Giả sử hỗn hợp X chỉ có Zn

=> nZn = m/M = 74,4/65 = 372/325 (mol)

Theo PT(1) => nHCl(tối thiểu cần dùng) = 2. nZn = 2 x 372/325 =2,289(mol)

mà nHCl(ĐB) =2 (mol)

=> Sau phản ứng hỗn hợp X không tan hết

23 tháng 2 2017

Câu 2 :

Mg + HCl \(\rightarrow\) MgCl2 + H2 (1)

Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2 (2)

Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2 (3)

Vì nMg : nZn : nFe = 1 : 2 : 3

=> nMg = a (mol) nZn = 2a(mol) và nFe =3a(mol)

=> mMg = 24a (g) , mZn =130a(g) và mFe =168a(g)

=> mhỗn hợp = 24a + 130a + 168a =322a(g)

từ PT(1) (2) (3) => tổng nH2 = nMg + nZn + nFe =6a (mol)

Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên đúng bằng m(khối lượng của hỗn hợp Y) - mH2(thoát ra) = m - 2,4 hay :

mH2 = 2,4(g) => 6a x 2 = 2,4 => a =0,2(mol)

=> m = 322a = 322 x 0,2 =64,4(g)

Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất: a mol khí hidro (khối lượng 4 gam) và x mol khí cabonic có khối lượng y gam chiếm thể tích bằng nhau. a) Tính x, y ? b) Tính số phân tử và số nguyên tử trong mỗi lượng chất trên. Câu 3: (3,5đ) Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hoá trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (ở đktc) a) Xác định kim...
Đọc tiếp

Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất: a mol khí hidro (khối lượng 4 gam) và x mol khí cabonic có khối lượng y gam chiếm thể tích bằng nhau.

a) Tính x, y ?

b) Tính số phân tử và số nguyên tử trong mỗi lượng chất trên.

Câu 3: (3,5đ) Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hoá trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (ở đktc)

a) Xác định kim loại X ?

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng cho phản ứng ?

Câu 4: (3,5đ) Để khử hoàn toàn 47,2 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng v lít khí H2 (ở đktc) sau phản ứng thu được m gam kim loại và 14,4 gam nước.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra ?

b) Tính giá trị của m và v ?

Câu 5: (4đ) Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm kim loại M và M2O3 được nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc).

a) Xác định kim loại M, oxit M2O3 và gọi tên.

b) Tìm m (Biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 bằng 1:1) ?

Câu 6: (3đ) Hoà tan 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 (loãng) vừa đủ thu được dung dịch A và V lít khí (ở đktc). Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch A ?

2
14 tháng 2 2018

Câu 3:

a) nH2 = \(\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\) mol

Pt: X + 2HCl --> XCl2 + H2

..0,4<----0,8<---------------0,4

Ta có: 9,6 = 0,4MX

=> MX = \(\dfrac{9,6}{0,4}=24\)

=> X là Magie (Mg)

b) Vdd HCl = \(\dfrac{0,8}{1}=0,8\left(l\right)\)

14 tháng 2 2018

Câu 4:

a) Pt: CuO + H2 --to--> Cu + H2O

..........Fe2O3 + 3H2 --to--> 2Fe + 3H2O

..........Fe3O4 + 4H2 --to--> 3Fe + 4H2O

b) nH2O = \(\dfrac{14,4}{18}=0,8\) mol

Thep pt ta có: nH2 = nH2O = 0,8 mol

=> VH2 = 0,8 . 22,4 = 17,92 (lít)

mH2 = 0,8 . 2 = 1,6 (g)

Áp dụng ĐLBTKL, ta có:

mhh + mH2 = mkim loại + mH2O

=> mkim loại = mhh + mH2 - mH2O = 47,2 + 1,6 - 14,4 = 34,4 (g)

.