K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2016

1. ko

2.ở thằn lằn tâm thất có thêm vách, ngăn hụt chia tạm thời tâm thất thành 2 nửa -> máu đi nuôi cơ thể ít bị pha trộn

30 tháng 4 2017

Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau:


- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón.


- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng.


- Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng.


- Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não.


- Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển.


- Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân.


- Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay.


- Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể.


- Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng ***, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân.


- Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều.


- Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khỏe mạnh.


lớp thú
Lớp thú (Mamalia) là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong động vật Có xương sống. Chúng da dạng về hình thái, cấu tạo cơ thể cũng như các đặc điểm sinh học, sinh thái... nhưng lại có những nét chung sau:



- Hình dạng rất khác nhau, cơ thể phủ lông mao (một số ít loài không có lông). Vỏ da có nhiều loại tuyến, nhưng nổi bật là có tuyến sữa.

- Bộ xương có sự tiến hoá cao như: Sọ có 2 lồi cầu chẩm, xương màng nhĩ và xương xoăn mũi do có liên quan đến sự phát triển của thính giác và khứu giác mà phân hoá phức tạp, cổ có 7 đốt, chi có cấu tạo 5 ngón điển hình nhưng có biến đổi để thích nghi với các lối vận chuyển khác nhau.

- Có cơ hoành đặc trưng, ngăn cách và hình thành xoang ngực và xoang bụng.

- Răng phân hoá, mọc trên xương hàm.

- Hệ thần kinh phát triển rất cao, bán cầu não trước có vỏ não lớn và hình thành vòm não mới, có nhiều khe rãnh trên bán cầu não, tiểu não hình thành bán cầu tiểu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não.

- Giác quan phát triển mạnh.

- Tim có 4 ngăn, chỉ có chủ động mạch trái, hồng cầu không nhân, lõm 2 mặt.

- Phổi có buồng thanh, nhiều phế nang, khả năng trao đổi khí với cường độ cao
Là động vật đẳng nhiệt, khả năng điều hoà thân nhiệt cao.

- Hậu thận, ống dẫn niệu mở vào bóng đái, ống dẫn niệu - sinh dục và ống tiêu hoá đổ vào hai lỗ khác nhau. Huyệt chỉ tồn tại ở thú Có huyệt.

- Phân tính, có cơ quan giao phối, dịch hoàn nằm lọt xuống bìu ngoài xoang bụng. Có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn và 1 tử cung, 1 âm đạo.

- Trứng nhỏ, thụ tinh trong và phát triển trong tử cung. Đối với thú cao thì phôi có liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi là màng ối, màng đệm, túi niệu tạo thành nhau thai. Nuôi con bằng sữa.

Bạn chọc lọc nhé.

3 tháng 1 2017

- Năng lượng được chuyển hóa thông qua các quá trình như hô hấp, chuyển hóa vật chất năng lượng, trao đổi chất,......

31 tháng 5 2016

anh trai em rảnh quá mới sáng ra mà đã thấy than rùibatngo

31 tháng 5 2016

ừm nhưng bây giờ em mới thấy leuleu

17 tháng 5 2017

đây sinh lớp 12 ạ :)

24 tháng 3 2017

Tham khảo :

24 tháng 3 2017

khùng hả sai rồi ý nghĩa mà

31 tháng 12 2015

Thích nghi với đới sống ở nước
- Đầu dẹt , nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
- Da trần phủ chất nhày ẩm và dễ thầm khí
- Chi sau có màng bơi căng da

1 tháng 1 2016

Thích nghi với đới sống ở nước
- Đầu dẹt , nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
- Da trần phủ chất nhày ẩm và dễ thầm khí
- Chi sau có màng bơi căng dahihi

14 tháng 5 2017

Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.

Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Trong quá trình này động vật ăn cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo đối với việc kiểm soát sự phát triển của thực vật.

Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. Vì vậy, các hệ sinh thái tự nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác nhau. Ví dụ như: trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo... săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm bắt rắn và chim thì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở.

Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định. Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.

Mình chỉ có mấy ý này, bạn sắp xếp lại thành bài tuyên truyền nha!

14 tháng 5 2017

bài Nhật Linh khá dài , có ý , nhưng k chất lượng lắm .

Em sẽ lấy thiên địch làm vi dụ của bài viết này .

Thiên địch là các loài sinh vật sống bằng ăn cơ thể các loài sinh vật hại cây, là kẻ thù tự nhiên của các loài dịch hại. Thiên địch gồm nhiều loài động vật (như côn trùng, nhện, chim, rắn...) và vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virut). Bao gồm các loài gây bệnh, loài bắt mồi và vật kí sinh.

Thành phần và số lượng của thiên địch có vai trò rất quan trọng trong cân bằng sinh thái, giúp giữ cân bằng cho hệ sinh thái một cách tự nhiên theo mối quan hệ của các loài trong quần xã.


Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại. Nhờ hoạt động tích cực của các loài thiên địch mà mật độ quần thể gây sâu hại bị khống chế dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Sự hiện diện của thiên địch với thành phần đa dạng và phong phú đặc trưng cho môi trường không hoặc ít ô nhiễm do sự thay đổi môi trường về nhiều khía cạnh khác nhau.

Thành phần và số lượng của thiên địch cũng cho thấy vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Các côn trùng có lợi có sẵn trong tự nhiên sẽ giúp kiểm soát dịch hại, côn trùng bất lợi cho hệ thống canh tác.

Ngày nay, khi diện tích đất nông nghiệp giảm, chủ yếu với hệ thống canh tác thâm canh sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu,và canh tác nhiều vụ trong 1 năm... đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới các thiên địch, làm giảm mật số, giảm thành phần loài. Sự ô nhiễm cũng làm ảnh hưởng các thủy sinh động thực vật trong nước và các hệ động vật trong đất và chuỗi thức ăn của nhiều động vật bậc cao.

25 tháng 12 2016

55 tuổi