K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2017

a. "Hoa" (danh từ): Bông hoa

b. "Hoa" (động từ): Hoa mắt có nghĩa là chóng mắt vì điều gì đó

c. "Hoa" (danh từ): Kiểu/ quy luật viết chữ Tiếng Việt

d."Hoa": Chỉ đặc điểm trên bàn tay, có nghĩa là khéo tay.

e. "Hoa": có nghĩa là bàn tay khéo léo.

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu trên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: Xác định phó từ có trong câu văn đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.

0
20 tháng 6 2019

b)Mặt trời /của bắp thì nằm trên đồi.

CN                        VN

a)Vì trời mưa to /nên em không đi học.

CN                             VN

hk tốt

20 tháng 6 2019

+Tách các thành phần sau 

Gợi ý:

Vị ngữ,chủ ngữ,trạng ngữ

~Hok tốt~

Trả lời:

   Theo mình:

a) Trắng bệch là màu trắng rất nhợt nhạt, không có hồn.

b) Trắng muốt là màu trắng mịn màng, trông đẹp.

c) Trắng phau là trắng hoàn toàn, không có lấy một vết nào của màu khác.

d) Trắng xóa là trắng đều khắp trên một diện rất rộng.

                       ~ Học tốt nha bạn ~

30 tháng 3 2021

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh cùa cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

30 tháng 3 2021

 

Mặc dù “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cách xa chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng những câu thơ trong “Truyện Kiều” vẫn cứ réo rắc, ngân nga, lặng lẽ chảy vào trong chiều sâu văn hóa, tâm hồn của mỗi người dân Việt. Ta không khó để có thể bắt gặp những con người yêu Kiều như bói Kiều, vịnh Kiều và ngâm Kiều… Vậy, đâu là điều làm nên sức ảnh hưởng và sực sống lâu bền ấy của tác phẩm? Đó không chỉ nhờ có phương diện nội dung mà còn có cả những đóng góp về yếu tố nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Một trong các thủ pháp nghệ thuật đạt tới đỉnh cao hiếm có trong “Truyện Kiều” là thủ pháp “tả cảnh, tả tình” (hay còn gọi là tả cảnh ngụ tình). Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một minh chứng tiêu biểu cho sự thành công về mặt nghệ thuật ấy.

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Nếu như ở những câu thơ trước, khung cảnh thiên nhiên và bức tranh lễ hội mùa xuân hiện lên thật sống động, tươi vui, chan chứa sức sống với lòng người rộn rã, náo nức, đông vui vào lúc sáng sớm dưới ánh sáng bình minh ấm áp, thì đến sáu câu thơ cuối, nhịp thơ như chùng xuống, chậm lại nhẹ nhàng trong bức tranh của buổi chiều hoàng hôn, thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đó là khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Từ láy “tà tà” rất giàu tính tạo hình, lại vừa giàu tính biểu cảm, vừa có tác dụng diễn tả sự chuyển động về mặt không gian, lại vừa diễn tả sự vận động về mặt thời gian. Ánh nắng xuân ấm áp mươn man đã phải nhường chỗ cho ánh nắng chiều sắp tắt. Cảnh vật trở nên hư ảo, bao phủ một màu sắc của bóng tối. Vì thế tâm hồn con người cũng bắt đầu “chuyển điệu” cùng với cảnh vật. “Thơ thẩn” nghĩa là vẩn vơ, mơ mang, lan man trong suy nghĩ. Chị em Kiều dắt tay nhau trở về trong một trạng thái bịn rịn, lưu luyến ngập ngừng, chậm rãi như đang tiếc nuối trước bước đi quá vội vã của thời gian ngày xuân.

   Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ:

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Khác với bốn câu thơ mở đầu, cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, mênh mông trong sắc cỏ xanh non tít tắp, trong cánh én bay lượn trên vòm trời bao la thì đến đây, cảnh vật lại trở nên nhỏ nhắn, mềm mại, rất vừa vặn trong khung cảnh buổi chiều tà. Chả lại cho thiên nhiên sự vắng lặng, yên ả đến lạ thường. Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm.

   Nhà thơ thật tinh tế trong việc quan sát cảnh vật và phát hiện ra cái “nao nao” của dòng nước đang chảy. Tác giả như đang nhập vào hồn nhật vật trữ tình trong thơ mà cảm nhận thấm thía cái nỗi buồn bịn rịn. Thông thường, khi miêu tả nước chảy, người ta thường gắn với âm thanh “róc rách”, “rì rầm” nhưng ở đây, Nguyễn Du lại gắn dòng nước với cái “nao nao”. Nghệ thuật lấy “động để tả tĩnh” đã có tác dụng gợi lên một không gian tĩnh mịch, thanh thoát. Từ “nao nao” không chỉ cho thấy cái lưu tốc chảy thực chậm, nhẹ nhàng, dường như không chảy của dòng nước mà còn diễn tả cái tâm trạng buồn buồn vô cớ của con người. Phải chăng lòng người đang mang nỗi tâm tư nên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:

   Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

   Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

   Cảnh vật thực ra thì không buồn, nhưng thời gian thì lại đượm buồn; sắc xuân vẫn tươi thắm nhưng cảnh vật yên ắng khiến lòng người thổn thức, nao nao. Từ đó, gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

   Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả cảnh, tả tình của đại thi hào Nguyễn Du.

  Vào mùa xuân, loài hoa đẹp nhất ở miền Bắc là hoa đào, còn ở miền Nam là hoa mai. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Nhưng trong hai loài hoa này, em thích hơn cả là hoa mai vàng.     Hoa mai vàng nhà em có dáng rồng uốn. Thân cây xù xì, mốc thếch, to hơn cổ tay em, màu nâu xỉn. Lá hoa mai dài, nhọn, màu xanh nhạt. Nụ hoa ngời xanh màu ngọc bích. Nhờ uống sương đêm và được ánh nắng mặt...
Đọc tiếp

  Vào mùa xuân, loài hoa đẹp nhất ở miền Bắc là hoa đào, còn ở miền Nam là hoa mai. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Nhưng trong hai loài hoa này, em thích hơn cả là hoa mai vàng.

     Hoa mai vàng nhà em có dáng rồng uốn. Thân cây xù xì, mốc thếch, to hơn cổ tay em, màu nâu xỉn. Lá hoa mai dài, nhọn, màu xanh nhạt. Nụ hoa ngời xanh màu ngọc bích. Nhờ uống sương đêm và được ánh nắng mặt trời sưởi ấm nên nụ hoa dần dần nở rộ thành những bông hoa mai rực rỡ. Hoa mai nở thành từng chùm. Mỗi bông cũng có năm cánh như hoa đào nhưng hoa mai khoác trên mình chiếc áo vàng lộng lẫy. Nhụy hoa là trung tâm chính giữa của bông hoa, màu vàng rực. Đài hoa xanh mướt, như hai bàn tay nâng niu, đỡ lấy bông hoa mai bé nhỏ. Sáng sớm mai, một ngọn gió khe khẽ rung rinh cành cây, những chú bướm, chị ong cứ bay quanh cây mai chẳng muốn rời xa. Những chú chim chích chòe, chào mào, sáo sậu, bay nhảy trên cành cây hót líu lo tạo nên một bức tranh mùa xuân thật đẹp!

     Từ ngày có cây mai này, khu vườn nhà em bỗng trở nên đẹp hẳn lên. Không những vậy, cây mai còn báo hiệu mùa xuân đã về. Vì thế người ta mới gọi hoa mai là sứ giả của mùa xuân.

     Em rất yêu quí cây mai nhà em. Em sẽ chăm sóc và bảo vệ cho cây.

12
18 tháng 3 2016

Bài văn rất hay. 

18 tháng 3 2016

câu hỏi của bạn là gì

3 tháng 6 2019

a) Trắng bệch: trắng nhợt, trắng bị phai màu

b) Trắng muốt: trắng mịn màng ( trông đẹp )

c) Trắng ngần: trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

d) Trắng phau: trắng hoàn toàn, không có vết nào của màu khác

e) Trắng xóa: trắng đều trên một diện tích rất rộng

7 tháng 6 2019

a) Trắng bệch: trắng nhợt, trắng bị phai màu

b) Trắng muốt: trắng mịn màng ( trông đẹp )

c) Trắng ngần: trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

d) Trắng phau: trắng hoàn toàn, không có vết nào của màu khác

e) Trắng xóa: trắng đều trên một diện tích rất rộng

Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiĐoạn 1:Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười Cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằmRồi Bác đi dém chănTừng người từng người mộtSợ cháu mình giật thộtBác nhón chân nhẹ nhàngAnh đội viên mơ màngNhư nằm trong giấc môngBóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng…(Minh Huệ)Đoạn 2:Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực...
Đọc tiếp

Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Đoạn 1:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mông
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng…
(Minh Huệ)

Đoạn 2:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tài giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắt ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
(Vũ Đình Liên)

Đoạn 3:

Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
(Chế Lan Viên)

a. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ.

1
8 tháng 1 2019

Thơ năm chữ

- Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.

- Có nhịp 3/1/2 hoặc 2/3

- Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vẫn liền tiếp.

- Số câu cũng không hạn định

- Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.

 Câu 1: Thế đấy, biến luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cùng thẳm xanh như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời u ám mây mù, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm biển đục, ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.a) xác định...
Đọc tiếp

 Câu 1: Thế đấy, biến luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cùng thẳm xanh như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời u ám mây mù, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm biển đục, ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.

a) xác định phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu 1

c) qua đoạn văn trên em xác định được những điều cần thiết nào khi viết văn miêu tả?

Câu 2: Hãy xác định phép so sánh nhân hóa điệp ngữ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau:

Lá cây làm lá phổi

Cúng hít vào thở ra

Cành cây thường vẫy gọi

Như tay người chúng ta

Khi vui cây nở hoa

Khi buồn cây héo lá

Ai bẻ cành vặt hoa

Nhựa tuôn như máu chảy.

0