Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hà hơi vào bình đựng nước vôi trong, nếu nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ trong hơi thở bạn có CO2
Bài này mk vừa làm hôm qua xong:
Đổ nước vôi trong ra một cái cốc rồi hà hơi vào mặt nước vôi trong cốc.
Ta thấy nước vôi bị đục, mà khí cacbonic làm đục nước vôi trong => Trong hơi thở của ta có khí cacbonic.
Chúc bạn học tốt!
Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta làm theo cách sau : lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
Hà hơi vào bình đựng nước vôi trong, nếu nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ trong hơi thở bạn có CO2
Thổi vào nước vôi trong thấy đục
Cacbonđioxit + nước vôi trong → canxi cacbonat( kết tủa) + nước
Câu 2:
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (thể, màu…)Dùng dụng cụ đo mới xác định được (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng…) của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (làm thí nghiệm…)”
Câu 3:
Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta làm theo cách sau : lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
Câu 4:
a) Giống nhau : đều là chất lỏng, không màu, có thể hòa tan các chất khoáng.
Khác nhau : nước cất là nước tinh khiêt, có thể pha chế được thuốc tiêm ; nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.
b). Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì nó có một số chất hòa tan có lợi cho cơ thể, nước cất uống có thể chậm tiêu hóa hơn so với nước khoáng.
Câu 5:
Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ xuống của không khí đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến – 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí.
Cuối cùng tự làm cũng đã xong hehe !!!
- muối ăn : màu trắng, vị mặn, có tinh tấn, chay đc đường: màu trắng, vị ngọt, tan trong nước, chay đc thân: màu đen, không có vi , không tàn, chay đc
a, Cho hỗn hợp muối ăn có lẫn cát vào nước. Muối ăn tan , cát không tan được ,chìm xuống đáy. Dùng dụng cụ vớt cát ra khỏi hỗn hợp. Ta thu được cát nguyên chất. Sau đó đem hỗn hợp nước muối đun nóng, nước bay hơi còn lại muối ăn. Ta thu được muối ăn nguyên chất.
b. Cho hỗn hợp muối ăn có lẫn dầu hỏa vào nước. Muối ăn tan trong nước còn dầu nhẹ hơn nên nổi lên mặt nước. Ta dùng dụng cụ vớt dầu ra khỏi hỗn hợp. Thu được dầu hỏa . Tiếp đó, ta đun nóng hỗn hợp nước muối. Nước bay hơi còn lại muối. Ta thu được muối ăn.
c, Cho hỗn hợp dầu hỏa có lẫn nước vào bình chiết. Dầu hỏa nhẹ hơn nên sẽ nổi lên. Ta mở van để nước chảy ra đến hết, ta khóa van lại. Thu được dầu hỏa và nước
d, Cho hỗn hợp đường và cát vào nước. Dùng dụng cụ khuấy đến khi đường tan. Cát không tan được lắng xuống đáy, dùng dụng cụ vớt ra. Thu được cát. Đun nóng hỗn hợp nước đường, nước bốc hơi còn đường lắng lại. Thu được đường
a)hòa vs nước cho muối ăn tan trg nước.Dùng giấy lọc để tách nước muối ra khỏi cát.dùng phương pháp cô cạn ta đc muối
Câu 16:Trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp sau:
1.Muối và cát.
Hòa tan hỗn hợp vào nước
+Cát không tan trong nước, lọc dung dịch thu được cát
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
2.Bột đồng, vụn đồng và muối.
Đổ nước vào hỗn hợp
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+ Lọc lấy vụn đồng và bột đồng không tan trong nước
Dùng rây bột tách vụn đồng và bột đồng
3.Bột sắt, muối và cát.
Dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp
Hòa tan hỗn hợp còn lại vào nước
+Cát không tan trong nước, lọc dung dịch thu được cát
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
4.Bột sắt, bột lưu huỳnh và muối ăn.
Dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp
Đổ nước vào hỗn hợp bột lưu huỳnh và muối ăn
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+Bột lưu huỳnh không tan trong nước, lọc lấy lưu huỳnh ra khỏi dung dịch
5.Vụn gỗ, muối và vụn đồng.
Đổ nước vào hỗn hợp
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+ Gạn lấy vụn gỗ nổi trên mặt nước
+Dùng giấy lọc lọc ra vụn đồng chìm ở dưới
6.Rượu và nước (biết nhiệt độsôi của rượu là 78,3°C).
+ Đun rượu và nước trong nhiệt độ 78,3°C, rượu sôi và bay hơi qua ống làm lạnh thu được rượu tinh khiết
+ Còn lại là nước (nhiệt độ sôi 100°C)
7.Dầu ăn và nước.
Dầu ăn nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nổi lên trên, lọc dầu ăn ra khỏi nước, thu được dầu ăn
8.Benzen và nước (biết benzen là chất lỏng, không tan trong nước).
Ben nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nổi lên trên, lọc benzen ra khỏi nước, thu được benzen