K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2017

1. Cấu trúc gồm:

- Khối hệ thống : ( System Uni ) hay còn gọi là khối CPU . Bên trong khối hệ thống gồm có :

+ Bảng mạch hệ thống: có chứa bộ vi xử lý, các vỉ mạch cắm trên ke mở rộng, các cổng vào/ ra
+ Các thiết bị lưu giữ : ổ cứng, ổ mềm, ổ CD

+ Khối nguồn để cung cấp các thành phần bên trong máy tính
- Thiết bị vào : hai thiết bị vào tối thiểu nhất là bàn phím và chuột. Ngoài ra tùy từng nhu cầu bạn có thể sử dụng thên nhiều thứ khác như máy quét, camera .....

- Thiết bị ra: thiết bị ra bắt buộc là màn hình, nếu có thêm máy in sẽ tiện hơn.Với máy tính đa phương tiện ngoài ổ DVD và vỉ mạch âm thanh ngoài ra cần có thêm bộ loa. ( nếu cần sẽ có thiết bị chuyên dụng là máy vẽ, máy cắt chữ,...)

2. Vì:

Chức năng của CPU : là bộ vi xử lý trung tâm, được coi như bộ não của chiếc máy vi tính. có rất nhiều mạch vào( input) để nhận các lệnh điều khiển đưa vào, sau khi xử lý các thông tin đó và kết hợp với các lệnh mặc định đã được cài đặt sẵn, sẽ tạo ra các lệnh điều khiển (out put) dẫn đến mọi nơi để quản lí toàn bộ chiếc máy tính.
Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Đơn vị xử lý trung tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị.

Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).

Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core hay Nehalem.

Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU mới nhất là 32nm.

3.Gồm bộ nhớ trong và ngoài

-Bộ nhớ trong:

+Bộ nhớ đệm nhanh:cacle

+Bộ nhớ chính :RAM(Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)và ROM(bộ nhớ chỉ đọc)

-Bộ nhớ ngoài:đĩa cứng,đĩa mềm,CD,DVD,thẻ nhớ,..

4.

- Thiết bị vào: chuột, bàn phím, máy quét, máy scan,...

- Thiết bị ra: máy in, màn hình, máy chiếu, loa,....

21 tháng 9 2017

Câu 1

- Bộ xử lí trung tâm

- Thiết bị vào/ ra

Câu 2

Vì CPU thực hiện các chứa năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình

Câu 3

Bộ nhớ là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu

Gồm có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài

- Bộ nhớ trong:

+Bộ nhớ đệm nhanh: cacle

+Bộ nhớ chính: RAM( bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên ) và ROM( bộ nhớ chỉ đọc )

-Bộ nhớ ngoài: đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD, thẻ nhớ

Câu 4

Thiết bị vào: chuột, bàn phím, con chíp, máy quét,...

Thiết bị ra: màn hình, loa, máy in, máy vẽ

29 tháng 9 2016

1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử Von Neumann gồm những bộ phận nào?

=> Cấu trúc chung của máy tính điện tử von Neumann gồm những bộ phận:

bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ.

2. Tại sao CPU  có thể coi là bộ não của máy tính?

=> CPU có thể được coi là bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

3. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.

=> Chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính là: bộ nhớ gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. 

- Bộ nhớ trong: (Ram, Rom), dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính đang làm việc.

- Bộ nhớ ngoài: dùng để lưu chương trình và dữ liệu lâu dài.

4. Hãy kể tên 1 vài thiết bị vào/ra của máy tính.

=> Thiết bị vào/ra của máy tính là: bàn phím, chuột, máy quét, máy in,....

5. Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Hãy kể tên 1 vài phần mềm mà em biết.

=> Phần mềm hệ thống: phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động 1 cách nhịp nhàng và chính xác.

- Phần mềm ứng dụng: phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.

- Tên 1 vài phần mềm mà em biết là: WINDOWS 98, WINDOWS XP,....

26 tháng 9 2016

1owr trang 39

30 tháng 9 2016

1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử Von Neumann gồm những bộ phận nào?

=> Câu trúc chung của máy tính điện tử Von Neumann gồm những bộ phận  bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ.

2. Tại sao CPU có thể được coi là bộ não của máy tính?

=> CPU có thể được coi là bộ não của máy tính là vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

3. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính?

=> Bộ nhớ: gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

- Bộ nhớ trong ( Ram, Rom), dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính đang làm việc.

- Bộ nhớ ngoài: dùng để lưu chương trình và dữ liệu lâu dài.

26 tháng 9 2016

đều có ở trong sgk mong bạn xem kĩ

 

18 tháng 3 2018

Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

* Bộ xử lí trung tâm (CPU)

Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

* Bộ nhớ

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).

Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai) (1 byte gồm 8 bit). Các thiết bị nhớ hiện nay có thể có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ. Em có thể tìm thấy trong bảng dưới đây một vài đơn vị đo như thế (kí hiệu 210 được đọc là "hai mũ 10" và có giá trị bằng 10 số 2 nhân với nhau):

* Thiết bị vào/ra (Input/Output -1/0)

Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...

31 tháng 5 2019

- Bộ xử lý trung tâm

- bộ nhớ gồm ROM và Ram

- Bộ thiết bị output và input

5 tháng 3 2019

Cấu trúc máy tính gồm 3 khối chức năng chính:

+ Bộ xử lí trung tâm (CPU)

+ Bộ nhớ

+ Thiết bị vào/ra

- Bộ xử lí trung tâm CPU được coi là bộ não của máy tính vì nó điều khiển mọi hoạt động của máy tính thông qua sự điều khiển của con người

 

11 tháng 12 2021

Câu D

18 tháng 12 2021

Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa  bộ nhớ. Bộ xử lí trung tâm có thể được coi  bộ não của máy tính.

18 tháng 12 2021

Vậy đáp án là: A

22 tháng 11 2016

Cái gì hả bạn?

22 tháng 11 2016

Tô Minh Hiêu chuẩn bạn nhé!

12 tháng 10 2016

Câu 1: Biểu diễn thông tin là gì? Nêu vai trò của biểu diễn thông tin.

=> Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.

     - Vai trò của biểu diễn thông tin là có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.

Câu 2: Em hãy nêu các khả năng của máy tính.

=> Có một số khả năng của máy tính như:

+ Khả năng tính toán nhanh.

+ Tính toán với độ chính xác cao.

+ Khả năng lưu trữ lớn.

+ Khả năng " làm việc" không mệt mỏi.

Câu 3: Theo em, hạn chế lớn nhất của máy tính là gì?

=>  Hạn chế lớn nhất của máy tính là chỉ thông qua các câu lệnh của con người mà thôi. Máy tính không như con người, không thể phân biệt được mùi vị, cảm  giác,.....

Câu 4: Em hãy vẽ mô hình 3 bước? Cho ví dụ minh hoa cho mô hình trên.

=> NHẬP( INPUT) -> XỬ LÍ -> XUẤT ( OUTPUT).

    VD: Giải toán: Các điều kiện đã cho (INPUT); suy nghĩ, tính toán tìm lời giải từ các điều kiện trước ( XỬ LÍ); đáp số của bài toán (OUTPUT).

Câu 5: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào?

=> Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào/ra; bộ nhớ.

Câu 6: Phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?

=> Phần mềm là để có thể phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật l1i kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn hơn là phần mềm.

- Phần mềm được chia làm được chia thành 2 loại; đó là những loại phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Câu 7: Có những thao tác chính nào với chuột?

=> Các thao tác chính với chuột gồm:

* Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng ( không nhấn bất cứ nút chuột nào).

* Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay ra.(a)

* Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay ra(b).

* Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột (c).

* Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay ra để kết thúc thao tác(d).

Câu 8: Hãy kể tên những phần mềm em đã học.

=> Những phần mềm em đã học là phần mềm WINDOWS XP, WINDOWS 98, phần mềm trên Internet mua bán trên mạng, hội thoại trực tuyến,.....

 

12 tháng 10 2016

Câu 8: Trả lời:

- Phần mềm Window Explorer.

- Phần mêm Window 7.

-....