K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2024

Đun bếp than trong phòng kín dễ gây ra hiện tượng ngạt thở vì:

- Do phòng kín nên không khí khó lưu thông được với bên ngoài (thậm chí không thể lưu thông với bên ngoài). Khi đun bếp than thì lượng O2 có trong phòng đã tham gia vào phản ứng cháy, đồng thời tạo ra khí CO2 và CO. Kết quả hàm lượng khí O2 giảm, hàm lượng CO và CO2 tăng.

- CO dễ dàng kết hợp với hemoglobin trong máu tạo thành carboxyhemoglobin qua phản ứng:Hb + CO → HbCO. HbCO là một hợp chất rất bền, khó bị phân tách, do đó máu thiếu Hb tự do chuyên chở O2 dẫn đến tế bào thiếu O2 nên gây ra hiện tượng ngạt thở.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Khi đốt than, chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc khí CO, CO2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi dần dần chiếm trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxy, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi đun ấm nước trên bếp điện, quá trình truyền nhiệt xảy ra theo ba cơ chế chính là dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng.

- Dẫn nhiệt: Khi bếp điện được bật lên, nhiệt được tạo ra từ dây tóc đốt điện truyền qua bề mặt bếp và chuyển sang nồi nước. Quá trình này gọi là dẫn nhiệt, trong đó các phân tử trong vật liệu dẫn nhiệt (trong trường hợp này là kim loại của bếp) truyền nhiệt từ khu vực nóng đến khu vực lạnh của nồi.

- Tỏa nhiệt: Khi nồi nước đun sôi, nó tạo ra hơi nước, đồng thời cũng tản ra nhiệt từ bề mặt của nó. Quá trình này gọi là tỏa nhiệt, trong đó nhiệt được truyền đi thông qua sóng bức xạ nhiệt từ bề mặt của nồi.

- Truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng: Khi nước được đun sôi, các phân tử nước bên trong nồi trở nên nóng và di chuyển nhanh hơn, tạo ra dòng chất lỏng. Quá trình này gọi là truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng, trong đó nhiệt được truyền đi thông qua sự di chuyển của các phân tử nước nóng từ khu vực nóng đến khu vực lạnh của nồi.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Khi em tập thể dục, có sự tham gia của các hệ cơ quan gồm: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ vận động.

- Khi tập thể dục, sự bài tiết mồ hôi, nhịp thở và nhịp tim đều tăng.

Giải thích: Khi tập thể dục, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời, nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào cũng tăng lên. Do đó:

+ Nhịp thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp khí oxygen và đào thải khí carbonic.

+ Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.

+ Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sinh nhiệt nên cơ thể nóng lên → Cơ thể toát nhiều mô hôi để giảm nhiệt giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể

Vì lọ và nắp được làm bằng hai loại vật liệu khác nhau, do đó chúng có hệ số giãn nở khác nhau. Vật liệu sắt sẽ giãn nở nhiều hơn thuỷ tinh khi được nhiệt lên, vì vậy khi bạn hơ nóng nắp sắt, nó sẽ giãn nở nhiều hơn lọ thuỷ tinh. Khi nắp sắt được giãn nở đủ, thì với lực xoay thường, nắp sẽ xoay dễ dàng hơn và dễ mở hơn.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi hơ nóng nắp sắt thì nắp sắt nóng lên nở ra không bám chặt vào miệng lọ thủy tinh nữa giúp ta xoay mở được dễ dàng hơn.

 
25 tháng 10 2023

- Hiện tượng: dây Al tan dần, có hiện tượng sủi bọt khí.

- Giải thích: Al có pư với dd CH3COOH tạo khí H2

PT: \(Al+3CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_3Al+\dfrac{3}{2}H_2\)

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

 Vào mùa hanh khô, dùng lược nhựa để chải tóc. Khi đưa lược ra xa đầu, tóc có thể bị hút theo chiếc lược. Bởi vì khi chúng ta chải đầu bằng lược nhựa thì lược nhựa với tóc ma sát với nhau nên electron dịch chuyển giữa 2 vật nên 2 vật nhiễm điện khác loại, vì thế nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

23 tháng 7 2023

a, Có sủi bọt khí (CO2)

PTHH: H2SO4 + Na2CO3 -> Na2SO4 + CO2 + H2O

Do H2SO4 loãng có tác dụng với Na2CO3, sau phản ứng đáng ra tạo axit cacbonic nhưng vì axit này yếu phân li thành CO2 và H2O

b, Có kết tủa trắng (AgCl)

23 tháng 7 2023

b, Có kết tủa trắng

PTHH: HCl + AgNO3 ->AgCl (kt trắng) + HNO3

Giải thích HCl tác dụng với AgNO3 tạo muối AgCl không tan (kt trắng) và HNO3

23 tháng 7 2023

Hiện tượng nhiễm điện xảy ra do sự chuyển động của các hạt điện tử giữa các vật thể. Khi quả bóng bay cọ xát với áo len, các hạt điện tử trên bề mặt của quả bóng bay được chuyển động và chuyển từ áo len sang quả bóng bay. Do đó, quả bóng bay nhiễm điện dương.

Tương tự, khi cởi áo len, các hạt điện tử trên bề mặt của áo len cũng được chuyển động và chuyển từ áo len sang cơ thể chúng ta. Do đó, áo len nhiễm điện âm.

Hiện tượng nhiễm điện xảy ra do sự chuyển động của các hạt điện tử, và sự chuyển động này tạo ra sự mất cân bằng điện tích giữa các vật thể. Khi hai vật thể có điện tích khác nhau tiếp xúc với nhau, sự chuyển động của các hạt điện tử sẽ tạo ra sự trao đổi điện tích giữa hai vật thể, gây ra hiện tượng nhiễm điện. 
14 tháng 8 2023

Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình vì nó có trọng lượng.